Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Biểu tượng cho tinh thần chiến đấu kiên cường của dân tộc

Khách tham quan chiêm ngưỡng chiếc xe tăng T-54 số hiệu 843. (Ảnh: Xuân Hoàng)
Khách tham quan chiêm ngưỡng chiếc xe tăng T-54 số hiệu 843. (Ảnh: Xuân Hoàng)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mỗi hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mang một câu chuyện lịch sử riêng, giúp du khách hiểu sâu hơn về những chiến công oanh liệt trong các cuộc kháng chiến và sự hy sinh của dân tộc Việt Nam.

Sức mạnh quân sự Việt

Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng - Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chia sẻ, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong 6 bảo tàng cấp quốc gia, được thành lập ngày 17/7/1956, địa chỉ tại số 28A đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình, Hà Nội). Năm 2019, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên diện tích 386.600m2 tại phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Đây là công trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Bảo tàng có thiết kế hiện đại, tạo dòng chảy lịch sử bằng trực giác với màu sắc phù hợp; áp dụng nhiều công nghệ trình chiếu trong công tác trưng bày, mang đến cho người xem trải nghiệm hoàn toàn mới. Phía trước tòa nhà là Tháp Chiến thắng cao 45m với hình ngôi sao năm cánh được xếp chồng nhiều lớp, tượng trưng cho năm 1945, dân tộc Việt Nam giành được độc lập.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sở hữu không gian rộng lớn với diện tích hàng chục ngàn mét vuông, chia thành nhiều khu vực trưng bày theo từng giai đoạn lịch sử. Nơi đây lưu giữ hơn 150.000 hiện vật và 4 bảo vật quốc gia cùng nhiều khí tài quân sự. Những hiện vật lịch sử như máy bay MiG-21 số hiệu 5121, xe tăng T-54 số hiệu 843 (bảo vật quốc gia) và bản đồ quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh hay súng pháo hạng nặng, những vũ khí huyền thoại đã tham gia vào các trận chiến lịch sử của Việt Nam không chỉ là minh chứng cho sức mạnh quân sự mà còn là biểu tượng của tinh thần chiến đấu kiên cường của dân tộc.

Đáng chú ý, hệ thống trưng bày tại tầng 1 giới thiệu hàng nghìn hiện vật, được tổ chức hiện đại, khoa học, phong phú, ứng dụng công nghệ tiên tiến của bảo tàng quốc tế như: màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ứng dụng màn chiếu công nghệ cao cùng với phim, sơ đồ, mô hình và sa bàn minh họa các trận đánh, chiến dịch tiêu biểu như: Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954); Chiến dịch Hồ Chí Minh (năm 1975),... Cùng với việc tái hiện bằng công nghệ là 60 video, clip toàn cảnh thuyết minh các chiến dịch, trận đánh và nhân vật lịch sử. Tất cả các hiện vật trưng bày đều có mã QR, giúp cho du khách, kể cả các em nhỏ dễ dàng tìm hiểu sâu về những câu chuyện lịch sử đằng sau mỗi hiện vật. Qua đó, phản ánh toàn diện lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc Việt Nam; sự hình thành và phát triển của các lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là Quân đội nhân dân Việt Nam, trong các thời kỳ cách mạng của đất nước.

Giá trị của hòa bình rất đỗi thiêng liêng

Chị Nguyễn Mai Trang, 22 tuổi (sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Đây là một trong những bảo tàng lưu trữ rất nhiều thông tin lịch sử quý giá của đất nước mình. Tôi được mở mang hơn về kiến thức lịch sử và cảm thấy xúc động, cảm phục hành trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta”.

Anh Trịnh Quang Long, du khách tới từ TP Hồ Chí Minh rưng rưng: “Những đoạn video 3D tái hiện các trận chiến khiến tôi cảm thấy như mình đang trực tiếp tham gia vào những trận đánh ấy. Với sự trải nghiệm đó, tôi không khỏi xúc động và càng cảm nhận được giá trị của hòa bình, sự hi sinh to lớn của thế hệ trước không thể nào đo đếm được”.

Bên cạnh những hiện vật và công nghệ, một yếu tố không thể không kể đến là sự hiện diện của những cựu chiến binh, những người đã trực tiếp tham gia vào các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Những câu chuyện của họ, khi được chia sẻ tại các khu trưng bày, đã khiến nhiều du khách nghẹn lòng.

Có thể thấy, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ gây ấn tượng với khách tham quan bởi kiến trúc hiện đại, trưng bày nhiều hiện vật, mà còn là nơi bồi đắp tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cho người dân. Bảo tàng đã phản ánh toàn diện lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc Việt Nam; sự hình thành và phát triển của các lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là Quân đội nhân dân Việt Nam, trong các thời kỳ cách mạng của đất nước.

Chỉ trong vòng chưa tới 2 tháng mở cửa, Bảo tàng thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tham quan, trải nghiệm. Điều này phản ánh sự quan tâm ngày càng cao của công chúng đối với lịch sử và văn hóa quân sự của đất nước. Thời gian tới, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ thực hiện các dự án số hóa, tạo các tour thăm quan ảo và đưa lên nền tảng số giúp người dân ở xa có thể trải nghiệm trực tuyến.

Bảo tàng góp phần bảo tồn, phát huy tinh hoa di sản văn hóa quân sự của dân tộc, thêm một lần nhắc nhớ về sự xả thân của lớp lớp thế hệ cha anh vì hòa bình cho Tổ quốc, để mỗi người thêm yêu đất nước và trân trọng giá trị hòa bình.

Tin cùng chuyên mục

Vừa hửng sáng, khung cảnh ghe thuyền của tiểu thương tấp nập trên sông Hậu thật nên thơ. Ảnh: Ngọc Tài

An Giang: Có chợ nổi Long Xuyên đậm đà hồn quê

(PLVN) - Trong khi nhiều chợ nổi miền Tây có thể đang “chìm dần” thì chợ nổi Long Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang vẫn còn cảnh bán mua mỗi buổi sáng tinh mơ. Chợ còn họp, bao nhiêu tiểu thương, người sống nương theo con sóng dập dềnh còn thu nhập đôi ba trăm nghìn mỗi ngày.

Đọc thêm

Đánh thức khí chất nữ thần bên trong bạn

Đánh thức khí chất nữ thần bên trong bạn
(PLVN) - Nghệ thuật múa Phương Đông - Đánh thức khí chất nữ thần bên trong bạn” là tác phẩm đầu tiên tại Việt Nam, trình bày tổng quan về lược sử Bellydance, các dòng múa và lợi ích Bellydance mang lại.

Trái tim... giấy

Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn hình phim Yêu tinh)
(PLVN) - Phi ngồi thẫn thờ bên cửa sổ, nhìn vơ vẩn dãy nhà cùng những cụm mây đen che lấp nền trời. Theo thói quen, anh liếc mắt qua ô cửa đối diện. Đăm đăm dán mắt vào khung cửa khép kín, Phi tin tưởng rằng nếu cứ nhìn mãi như vậy, một lúc nào đấy nó sẽ được mở ra bởi đôi tay trắng muốt. Nhưng rõ là vô vọng, Hân chuyển đi được gần một tuần. Cô đã gặp Phi để nói lời từ biệt, còn tặng anh chiếc lọ thủy tinh đựng những ngôi sao giấy.

Ánh Sao

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Chiều thả những sợi nắng vàng rực xuống sân ga lố nhố người. Tiếng loa thúc giục hành khách lẫn trong tiếng cười nói xôn xao. Đây là chuyến đi xa một mình đầu tiên của tôi. Tôi chọn cho mình cách di chuyển bằng tàu hỏa như muốn có thêm chút thời gian và tâm sức để suy ngẫm về những gì đã xảy ra và cả những điều sắp phải đối mặt.

Đường phố Đà Nẵng rực đỏ trong đêm với hơn 600 ông già Noel diễu hành

Đường phố Đà Nẵng rực đỏ trong đêm với hơn 600 ông già Noel diễu hành
(PLVN) - Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) chính thức khai mạc tại sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng vào tối 20/12 với nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, du lịch, vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẫn phục vụ người dân và du khách dịp cuối năm.

Lan toả vẻ đẹp Đà Lạt qua những thước phim

Lan toả vẻ đẹp Đà Lạt qua những thước phim
(PLVN) - Từ hơn 2.600 bài dự thi từ khắp mọi miền đất nước, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo video clip Đà Lạt năm 2024 đã tuyển chọn 10 thước phim xuất sắc nhất vào vòng chung kết để trao giải.

Hành lang pháp lý cho đặt cược thể thao

Bóng đá là môn thể thao rất nhiều người đặt cược và được nhiều quốc gia cho phép. (Ảnh: Getty Images)
(PLVN) - Cá cược thể thao đã phát triển mạnh mẽ tại một số quốc gia trên thế giới như: đua ô tô công thức 1, đua ngựa, đua xe đạp lòng chảo, bóng đá... Tất cả các hoạt động này đều có luật pháp quản lý chặt chẽ, hạn chế các tác động tiêu cực đối với xã hội.

'Đánh thức' tiềm năng kinh tế sáng tạo từ các di sản

Di sản văn hóa đang dần trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Văn hóa được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được các tỉnh, thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vinh danh những ký ức thời hoa lửa

Những ký ức thời hoa lửa đã được chia sẻ lại đầy xúc động tại Tọa đàm “Có một thời như thế”. Ảnh HM
(PLVN) - Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 19/12, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức sự kiện “Ký ức và Niềm tin”.

Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa

Các đại biểu tham gia thảo luận: Chung tay phát triển du lịch xanh Đà Lạt từ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương.
(PLVN) - Ngày 18/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) phối hợp với báo Tuổi trẻ tổ chức hội thảo “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.