Tuyên Quang xây dựng Tân Trào thành khu du lịch quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tuyên Quang định hướng xây dựng Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào trở thành khu du lịch quốc gia, trung tâm giáo dục truyền thống cách mạng của cả nước.

Ông Hoàng Việt Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang mới ký ban hành Quyết định số 424/QĐ-UBND về việc ban hành đề án xây dựng Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào trở thành khu du lịch quốc gia; trung tâm giáo dục truyền thống cách mạng của cả nước.

Khu di tích Tân Trào được kỳ vọng trở thành địa chỉ đỏ về nguồn của mọi tầng lớp nhân dân. Ảnh: CTV.

Khu di tích Tân Trào được kỳ vọng trở thành địa chỉ đỏ về nguồn của mọi tầng lớp nhân dân. Ảnh: CTV.

Khi trở thành Khu du lịch quốc gia, trung tâm giáo dục truyền thống cách mạng của cả nước, Tân Trào sẽ là địa chỉ đỏ về nguồn của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, đưa du lịch lịch sử trở thành sản phẩm du lịch thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Khu du lịch quốc gia Tân Trào cũng được kỳ vọng sẽ thu hút du khách trong nước, quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, nghiên cứu về lịch sử cách mạng, văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng chiến khu cách mạng Tân Trào, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn nói riêng và của tỉnh Tuyên Quang nói chung.

Phạm vi thực hiện đề án là Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Thời gian thực hiện đề án trong giai đoạn 2025 - 2030.

Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện Đề án là hơn 1.018 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước là 242 tỷ đồng gồm ngân sách Trung ương bố trí 165 tỷ đồng và ngân sách địa phương bố trí 77 tỷ đồng, còn lại nguồn vốn xã hội hóa hơn 776 tỷ đồng.

Đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu phát triển du lịch tại Tân Trào cơ bản đạt các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia, thu hút trên 1 triệu lượt khách tham quan và hoàn thành dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào.

Di tích lịch sử Đình Tân Trào có ý nghĩa lịch sử quan trọng thu hút du khách đến thăm quan. Ảnh: CTV.

Di tích lịch sử Đình Tân Trào có ý nghĩa lịch sử quan trọng thu hút du khách đến thăm quan. Ảnh: CTV.

Tới năm 2030, Đề án sẽ hoàn thành 5 mục tiêu gồm dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Ban Thường trực Quốc hội; Cơ sở kinh doanh dịch vụ đáp ứng cho 500.000 lượt khách mỗi năm; Hệ thống cơ sở lưu trú đáp ứng 300.000 lượt khách, với ít nhất 1 cơ sở lưu trú 4 sao; Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao; Thu hút khoảng trên 2 triệu lượt khách du lịch mỗi năm.

Theo thống kê của UBND huyện Sơn Dương hồi tháng 11/2024, số du khách đến Khu di tích Tân Trào năm 2024 ước đạt 950.000 lượt, trong đó có 800 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu của Khu du lịch Tân Trào trong năm 2024 dự kiến là 1.100 tỷ đồng.

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào “nằm trong hệ thống di tích lịch sử cách mạng quan trọng bậc nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX”, với 183 di tích, trong đó có 41 di tích quốc gia, 50 di tích cấp tỉnh và nhiều điểm di tích nổi tiếng, như Lán Nà Nưa, đình Tân Trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Hang Bòng, Khấu Lấu - Vực Hồ, Đồng Man - Lũng Tẩu, Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đình Lục Nà, được xây dựng vào thời Hậu Lê, là ngôi đình duy nhất làm địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu. Qua Lễ hội, nhằm bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đồng thời góp phần xây dựng, quảng bá giới thiệu, lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Quảng Ninh.

Lễ hội tạo đà phát triển kinh tế Quảng Ninh

(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh hiện có hơn 100 lễ hội, trong đó, 76 lễ hội đã được kiểm kê đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể. Các lễ hội không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống mà còn thu hút du khách đến với Quảng Ninh, từ đó tạo đà phát triển kinh tế địa phương...

Đọc thêm

Phát triển du lịch thám hiểm tại Công viên địa chất Lạng Sơn

Công viên địa chất Lạng Sơn có địa hình, địa mạo và địa chất tự nhiên kỳ vĩ. (Ảnh: TCDL)
(PLVN) - Công viên địa chất Lạng Sơn có địa hình, địa mạo và địa chất tự nhiên kỳ vĩ, có khoảng 200 hang động, nhiều thác nước, hố sụt đẹp, ẩn chứa vô vàn điều thú vị, hấp dẫn. Đây sẽ là nguồn lực chắp cánh cho sự phát triển của du lịch địa chất: thám hiểm hang động, leo núi thể thao, dù lượn, trekking, vượt thác, hố sụt... 

Du lịch Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Việt Nam có nhiều điểm đến nổi tiếng thế giới nhưng cần xác định tầm nhìn xa để khai thác tiềm năng các điểm này bền vững. (Ảnh: Nụ cười Mekong)
(PLVN) - Ngành Du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình với những khát vọng lớn lao. Với mục tiêu trở thành một cường quốc du lịch, Việt Nam cần tận dụng các cơ hội hiện tại và triển khai những chiến lược cụ thể để đạt được sự phát triển vượt bậc vào năm 2025 và xa hơn.

Sôi động lễ hội đua thuyền truyền thống ở Quỳnh Nhai

Các vận động viên tham gia tranh tài. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Ngày 7/2, hàng nghìn người đã đổ về khu vực cầu Pá Uôn, thuộc thị trấn Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) để cổ vũ, trải nghiệm Lễ hội đua thuyền truyền thống đầu xuân năm mới. Đây là hoạt động nằm trong các hoạt động tại Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch Quỳnh Nhai năm 2025.

Lên cao nguyên Mộc Châu ngắm hoa mận nở đầu xuân

Du khách ngắm hoa mận nở trên cao nguyên Mộc Châu. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Đầu xuân, khi những tia nắng vàng ấm áp rọi xuống xuyên qua từng kẽ lá, xua tan đi cái lạnh buốt của mùa đông, đem đến một không gian rạng rỡ, căng tràn sức sống, cũng là lúc những vạt rừng mận trên cao nguyên Mộc Châu, Sơn La bung nở trắng xóa, một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, thu hút đông đảo du khách thập phương đến thăm quan, trải nghiệm, chiêm ngưỡng.

Du lịch Kiên Giang đặt mục tiêu đón 10,6 triệu lượt khách năm 2025

Quang cảnh Hội nghị tổng kết ngành du lịch 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ 2025
(PLVN) - Chiều 6/2, Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết ngành du lịch năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự và chỉ đạo hội nghị, có ông Lê Trung Hồ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Bùi Quốc Thái - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành; các đơn vị, hiệp hội doanh nghiệp tiêu biểu; các huyện, thành phố có liên quan cùng tham dự.

“Đòn bẩy” 1000 tỷ từ mùa du lịch bội thu đầu Xuân Ất Tỵ

Du khách trong và ngoài nước tham gia các hoạt động du lịch đầu năm ở Vịnh Lan Hạ, TP Hải Phòng. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, nhiều địa phương vượt mốc doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng, thậm chí có địa phương đạt doanh thu gấp nhiều lần so với năm trước. Đây là một “đòn bẩy” để ngành Du lịch Việt Nam chuẩn bị cho một năm với nhiều bước tiến mới.

Bản Cát Cát - Điểm du xuân lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá bản sắc Dân tộc

Bản Cát Cát - Điểm du xuân lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá bản sắc Dân tộc
(PLVN) - Nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 2km, Bản Cát Cát (hay còn gọi là thôn Cát Cát) thuộc xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, là một trong những điểm đến du xuân hấp dẫn dành cho du khách yêu thích khám phá văn hóa bản địa và trải nghiệm không gian sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nét văn hóa độc đáo và cuộc sống bình dị của người H’Mông, Bản Cát Cát đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Tây Bắc.

Sắc xuân tinh khôi trên cao nguyên trắng Bắc Hà

Sắc xuân tinh khôi trên cao nguyên trắng Bắc Hà
(PLVN) - Mỗi độ xuân về, khi những cơn gió lạnh dần tan, đất trời Bắc Hà (Lào Cai) lại khoác lên mình một tấm áo mới tinh khôi, rực rỡ – đó là sắc trắng muốt của hoa mận nở bung trên khắp các triền đồi. Từ thung lũng đến sườn núi, những vườn mận như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài, tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, thu hút du khách gần xa tìm đến chiêm ngưỡng.