Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.

Ô nhiễm sinh thái đe dọa các rạn san hô

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã và đang tác động sâu rộng đến các hệ sinh thái ở Việt Nam, gây ra những thay đổi đáng kể về cấu trúc, phạm vi phân bố của các loài sinh vật và mức độ đa dạng sinh học. Sự gia tăng nhiệt độ, biến động lượng mưa, nước biển dâng cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán và bão đang tạo áp lực lớn lên các loài động vật, thực vật hoang dã.

Rạn san hô được xem là một trong những hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất trước sức ép của biến đổi khí hậu. Minh chứng rõ nét khi hàng loạt san hô ở các vùng biển nước ta đang dần mất đi sắc tố rực rỡ và chỉ còn lại màu trắng tinh trước hiện tượng tẩy trắng san hô. Hiện tượng này đặt ra thách thức to lớn trong việc bảo tồn rạn san hô vốn đã bị huỷ diệt nghiêm trọng bởi tác động tiêu cực từ các hoạt động khai thác của con người.

Các rạn san hô tại Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà, nơi cư trú của hàng trăm loài sinh vật biển cũng không nằm ngoài quy luật khi liên tục suy giảm cả về độ phủ, diện tích và số lượng loài trong khoảng 15 năm trở lại đây. Bên cạnh những yếu tố như du lịch phát triển nhanh, hoạt động khai thác quá mức, ô nhiễm rác thải nhựa,… biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rạn san hô tại khu vực này.

Trả lời Báo Pháp luật Việt Nam, TS. Nguyễn Đăng Ngải - Phó Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường Biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhận định, rạn san hô tại Cát Bà đang chịu áp lực lớn từ biến đổi khí hậu. Theo ông, tăng nhiệt độ nước biển là nguyên nhân chính gây tẩy trắng san hô, với mức độ nghiêm trọng hơn ở các vùng rạn phía Nam. Ở khu vực phía Bắc, tình trạng này xảy ra ít hơn nhưng vẫn gây ảnh hưởng. Ngoài ra, các cơn bão và sóng lớn không chỉ phá hủy rạn san hô ở vùng nước nông mà còn làm thay đổi độ mặn của nước biển. Lượng mưa lớn kéo theo trầm tích từ lục địa và gia tăng trầm tích nội tại, khiến nước biển đục, làm cản trở quá trình quang hợp của tảo cộng sinh trong san hô, thậm chí vùi lấp rạn san hô.

“Những thách thức này đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực không ngừng để bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô tại Cát Bà nói riêng và các rạn san hô trên toàn Việt Nam nói chung”, TS. Nguyễn Đăng Ngải nhấn mạnh.

Pháp luật cần đi cùng hành động

Bảo tồn các rạn san hô ở Việt Nam là một phần trong Chiến lược khai thác, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý như: Luật Bảo vệ Môi trường; Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo, cùng các nghị định và quyết định liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học. Những chính sách này đặt trọng tâm vào việc bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái biển, trong đó có rạn san hô - nguồn tài nguyên quan trọng giúp duy trì đa dạng sinh học và hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng ven biển.

TS. Nguyễn Đăng Ngải đánh giá, để bảo vệ và phục hồi rạn san hô, cần thực hiện đồng thời các biện pháp, bao gồm giảm thiểu tác động từ con người như hạn chế khai thác hải sản quá mức, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, giảm thiểu nuôi trồng thủy sản gần các khu vực có rạn san hô. Đồng thời, cần kết hợp giữa các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát và thực thi các chính sách bảo tồn hiệu quả; thực hiện các chương trình trồng phục hồi các rạn san hô đã suy thoái, nhằm tái thiết lại hệ sinh thái biển một cách bền vững.

Việt Nam hiện có 12 khu bảo tồn biển đang hoạt động, từ Cát Bà (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), đến Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), mỗi nơi đều mang giá trị đặc trưng về hệ sinh thái. Các biện pháp như giám sát, đánh giá, phục hồi san hô và kiểm soát hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản đã được triển khai ở các mức độ khác nhau nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ con người và biến đổi khí hậu. Đặc biệt, Chính phủ cũng khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và doanh nghiệp thông qua các chương trình hợp tác công - tư, cùng các sáng kiến trong nước và quốc tế nhằm tăng cường hiệu quả trong việc bảo tồn san hô nói riêng và phát triển bền vững nói chung.

Một trong những giải pháp quản lý và bảo tồn hiệu quả rạn san hô tại thời điểm này có thể kể đến hoạt động thiết lập hệ thống phao phân vùng bảo vệ, cảnh báo bảo vệ rạn san hô đang triển khai tại VQG Cát Bà.

Ông Nguyễn Văn Thịu - Giám đốc VQG Cát Bà nhận định, để ứng phó với biến đổi khí hậu, trước hết chúng ta phải bảo vệ tốt các hiện trạng hiện có, cụ thể là thực hiện tốt công tác bảo tồn các hệ sinh thái từ trên rừng xuống dưới biển. Do đó, ông đánh giá giải pháp thả phao khoanh vùng sinh thái bảo vệ rạn san hô mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và các phương tiện về các rạn san hô đang được bảo vệ, bảo tồn. Việc thả phao cũng giúp xác định rõ khu vực cần tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ tốt hơn các rạn san hô vốn rất dễ tổn thương.

Đọc thêm

Thời tiết cả nước 10 ngày đầu năm mới

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày 1-11/1/2025, khu vực Bắc Bộ duy trì hình thái đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải B Giải Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII

Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải B Giải Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII
(PLVN) - Tối 30/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ ​ chức Lễ trao Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII nhằm tôn vinh các cơ quan thông tấn, báo chí và các nhà báo có những đóng góp tiêu biểu trong thông tin, tuyên truyền cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự nhận Giải B với loạt tác phẩm “Tín chỉ carbon – Bước tiến tới tương lai”.

Trồng thành công gần 300.000 cây trên 7 khu rừng đầu nguồn

Năm 2024, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã trồng thành công gần 300.000 cây tại 7 khu rừng đầu nguồn trên cả nước. (Ảnh: Gaia)
(PLVN) - Theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam có diện tích rừng tự nhiên 10.129.751ha và rừng trồng 3.797.371ha, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc 42,02%. Tuy diện tích rừng che phủ tương đương gần một nửa diện tích Việt Nam nhưng chất lượng rừng vẫn cần được nâng cao.

Đề xuất sử dụng xe phun sương dập bụi giảm ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Thời gian qua, URENCO đã tăng tần suất rửa đường giảm bụi mịn. (Ảnh: Lam Vy)
(PLVN) - Để giảm thiểu ô nhiễm không khí do bụi mịn gây ra tại một số khu vực trên địa bàn Hà Nội, Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đang tăng tần suất rửa đường giảm bụi mịn; đề xuất sử dụng xe phun sương dập bụi làm giảm ô nhiễm không khí một cách hiệu quả, làm giảm bớt khói bụi.

Thời tiết các khu vực cuối tuần này

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cuối tuần này (28-29/12), ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ, Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế trời rét; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại; mưa lớn ở Trung Bộ giảm dần.

"Biển rác' sau đêm Noel tại Hà Nội

Người dân đổ xô về nhà thờ lớn Hà Nội đón Giáng Sinh
(PLVN) - Tối ngày 24/12, các điểm vui chơi tại Hà Nội chật kín người đổ về đón không khí Giáng sinh. Đêm muộn khi dòng người bắt đầu thưa dần, nhiều con phố của Thủ đô lại ngập tràn trong rác thải, la liệt túi nilong, vỏ hộp,.. Những người công nhân môi trường tiếp tục thầm lặng thu gom rác thải vì một thành phố sạch đẹp.

Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, hướng vào vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 10. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 7h ngày 24/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,4 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ 5-10km/h.