Bảo tồn nét đẹp văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian gần đây hiện tượng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu theo hướng không chuẩn mực, thương mại hóa di sản được phát và tương tác trực tiếp (livestream) trên mạng khá nhiều, gây ảnh hưởng rất lớn tới di sản đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Các nghệ nhân mong muốn di sản trở về với những giá trị truyền thống. (Nguồn: H.Hà)

Các nghệ nhân mong muốn di sản trở về với những giá trị truyền thống. (Nguồn: H.Hà)

Vàng, thau lẫn lộn

Đó là chia sẻ của Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Đặng Ngọc Anh tại buổi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt và trao truyền nghi thức hầu đồng lần thứ 3, năm 2024 do Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa đền Mẫu Phố Cò (Thái Nguyên) vừa được tổ chức tại Thái Nguyên.

NNƯT Đặng Ngọc Anh bức xúc: “Mở mạng, đập vào mắt là một video quay cảnh hầu đồng với hình ảnh thanh đồng mặc quần áo kiểu như đóng khố, trông rất phản cảm; hoặc thanh đồng đang hầu thì ở dưới xảy ra cãi nhau, người gây rối còn nhảy cả lên sập để phá... Nhà tôi bao đời gìn giữ và thực hành nghi lễ hầu đồng nhưng chưa từng thấy những sự việc như vậy, thật sự rất phản cảm và ảnh hưởng tới hình ảnh văn hoá đã được UNESCO vinh danh”.

Ông Đặng Quang Tuấn - Thủ nhang đền Phú An linh từ (Phú Thọ) có 46 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu khẳng định: “10 phần phụng sự thánh thì 3 phần là nghi lễ, 7 phần là xử sự, rất khó, không hề đơn giản. Không phải mượn thánh, mượn thần, xem bói trên TikTok vô tội vạ như bây giờ”.

Trên các trang mạng xã hội hiện đăng tải rất nhiều đoạn video ghi lại tệ nạn biến phủ đồng thành nơi thực hiện trò bịp. Thậm chí, một cô gái hầu đồng, tự xưng Cửu Thiên Huyền Nữ, đã nhảy lên ngồi trên bàn thờ Cô Chín tại đền Sòng (Thanh Hóa) hoặc sự ngông cuồng của một thanh niên trông như bị “ngáo đá”, nhập đồng với tư thế gợi dục. Một “cô đồng” từng khẳng định “thương hiệu” bản thân bằng cách ra giá: “Hầu đồng dưới 400 triệu đồng, đừng nghĩ mời tôi”. Do đó, không khí linh thiêng của buổi hầu đồng nhuốm màu tiền bạc. Chưa kể tới việc nhiều thanh đồng lợi dụng việc nhập thánh phán truyền, lấy tàn nhang, nước thải hoặc các vật làm lễ để biến thành “nước thánh” chữa bệnh, ban phát tài lộc, trừ ma, yểm bùa... Hầu đồng đang bị lợi dụng như một cách kiếm tiền của một số người, làm biến dạng nghi lễ, sinh ra nhiều hủ tục, mê tín dị đoan.

Đưa di sản trở về với giá trị truyền thống

Nghệ nhân Vương Danh Thưởng chuyên dạy hát chầu văn (Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi mong Cục Di sản văn hoá, các nghệ nhân có uy tín có tiếng nói cùng nhau để ra được quy chuẩn chung trong việc hầu thánh, để không bị vàng, thau lẫn lộn”.

Để chấn chỉnh những biến tướng trong hoạt động diễn xướng văn hóa tâm linh này, đưa di sản trở về với những giá trị truyền thống, phù hợp với thuần phong mỹ tục, ngày 21/7/2023, Bộ VH,TT&DL đã có Văn bản số 2973/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật. Trong văn bản nhắc đến hiện tượng vi phạm quy định pháp luật cũng như vi phạm nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản được UNESCO ghi danh và trong danh mục quốc gia vẫn diễn ra ở nhiều địa phương.

Văn bản cũng nói đến việc tổ chức các hoạt động văn nghệ có diễn xướng hầu đồng không đúng bản chất và không gian thực hành của di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Cục yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cũng như nâng cao nhận thức cho nghệ nhân, người thực hành di sản, nhắc nhở để nêu gương trong thực hành đúng di sản.

Được biết, NNƯT Đặng Ngọc Anh và hàng chục nghệ nhân, thanh đồng ở nhiều địa phương đã cùng chung sức thực hiện lớp truyền dạy “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại đền Mẫu Phố Cò” (Sông Công, Thái Nguyên) để các nghệ nhân, các thanh đồng, đạo quán hiểu sâu, hiểu rõ giá trị văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO ghi danh. Qua lớp truyền dạy, các nghệ nhân, thủ nhang đồng đến khác cùng nhất tâm, hướng dẫn các thanh đồng thực hành đúng nghi lễ hầu thánh, từ chuẩn bị khăn áo, phong thái, động tác, hát văn… phải đúng chuẩn mực từ xưa.

NNƯT Đặng Ngọc Anh mong muốn thành lập Câu lạc bộ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt, nhằm thực hiện đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Luật Di sản văn hóa về gìn giữ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí, không mê tín dị đoan.

Tin cùng chuyên mục

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Đọc thêm

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.

Đờn ca tài tử - từ vàng son đến nỗi lo hôm nay

Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định
(PLVN) - Đã 160 năm trôi qua từ ngày Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định tuẫn tiết, khí tiết hào hùng của Ông và hào khí của cuộc khởi nghĩa luôn mãi mãi là niềm tự hào của người dân Gò Công, người dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định  công nhận thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là sự tôn vinh đối với một nghề truyền thống lâu đời mà còn là lời khẳng định về giá trị văn hóa, tinh thần mà nghề này mang lại cho cộng đồng.

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN)  - Nghề chế biến Mỳ Quảng ở tỉnh Quảng Nam hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng. Mỳ Quảng theo bước chân những lưu dân đi khắp ngã đường và sẵn lòng đón nhận bất cứ nguyên liệu để biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian.