Xác lập kỷ lục trình diễn Nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng lớn nhất Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tối ngày 13/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (tỉnh Sóc Trăng) đã khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần VHTT&DL Sóc Trăng lần thứ I – năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, Hội nhập và phát triển”.

Lễ hội diễn ra từ ngày 9-15/11 nhằm tôn vinh những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer. Qua đó, giới thiệu, quảng bá văn hóa và cảnh quan du lịch Sóc Trăng đến với du khách trong và ngoài nước.

Quang cảnh Lễ Khai mạc

Quang cảnh Lễ Khai mạc

Đến với lễ hội, du khách sẽ hiểu hơn về văn hóa, con người Sóc Trăng trong hội nhập và phát triển. Đồng thời, chiêm ngưỡng, Lễ Cúng trăng của đồng bào Khmer, ngắm đèn nước và ghe Cà Hâu trên sông Maspéro. Đặc biệt, du khách sẽ được hòa mình trong không khí sôi nổi của Giải đua ghe Ngo. Qua đó cảm nhận được giá trị văn hóa truyền thống, sức sống mãnh liệt của Lễ hội Đua ghe Ngo - một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong chuỗi sự kiện của Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch, du khách sẽ được thưởng thức các tiết mục trình diễn nhạc Ngũ âm, trải nghiệm mua sắm hàng hóa, sản phẩm OCOP, thưởng thức nhiều món ăn phong phú với liên hoan ẩm thực đường phố “Hương vị Sóc Trăng”… Tất cả là món quà ý nghĩa Sóc Trăng muốn gửi tặng nhân dân và du khách gần xa.

Ông Nguyễn Văn Khởi – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu khai mạc

Ông Nguyễn Văn Khởi – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Nguyễn Văn Khởi – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, bên cạnh việc đầu tư thu hút phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Sóc Trăng cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa lễ hội tại địa phương, trong đó có Lễ hội Oóc Om Bóc của đồng bào dân tộc Khmer.

Lễ hội năm nay là một bước tiến quan trọng để xây dựng thương hiệu lễ hội Sóc Trăng và đẩy mạnh quảng bá, kích cầu du lịch của tỉnh.

Tỉnh Sóc Trăng kỳ vọng, lễ hội sẽ để lại tình cảm tốt đẹp trong lòng du khách. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết dân tộc. Đồng thời, tăng cường công tác quảng bá, liên kết hợp tác để phát triển về du lịch. Với tiềm năng và lợi thế hiện có, Sóc Trăng mong muốn các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước về Sóc Trăng tìm kiếm cơ hội đầu tư hợp tác và cùng phát triển.

“Hy vọng thông qua Lễ hội, Sóc Trăng sẽ tiếp tục được đón nhận là một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, ấn tượng trong lòng du khách và bè bạn gần xa trên hành trình khám phá văn hóa, vùng đất, con người Phương Nam nói chung và vùng sông nước Cửu Long nói riêng”, ông Khởi nhấn mạnh.

Xác lập kỷ lục “Chương trình trình diễn nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam”

Xác lập kỷ lục “Chương trình trình diễn nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam”

Tại buổi lễ, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục “Chương trình trình diễn nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam”, quy tụ 20 dàn ngũ âm với khoảng 200 diễn viên, nhạc công tham gia trình diễn.

Đọc thêm

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.