Nguồn gốc của tết trung thu

Nguồn gốc của tết trung thu
(PLO) -Tết Trung Thu theo Âm lịch là 15 tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết Thiếu nhi), hay còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn viên.

Tết Trung Thu là lễ hội tại các quốc gia Đông Á như Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, ngày này cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia tại Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. 

Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Nhưng có hai truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là truyền thuyết về vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Tích chú Cuội của Việt Nam

Con thiềm thừ (con lân hoặc hổ phù) chính là Hằng Nga, vợ của Hậu Nghệ vua xứ Hữu Cung có tài bắn tên giỏi. Thiềm thứ hơi giống con cóc nhưng lại có sừng mềm, bụng có một dấu vết chữ bát màu đỏ. Hậu Nghệ được Giao Trì Vương mẫu ban cho viên thuốc trường sinh bất tử.

Khi chàng vắng nhà, vợ chàng nuốt trộm thuốc rồi bay lên mặt trăng xin Thái Âm thần nữ chở che. Về nhà thấy mất thuốc và cả vợ, Hậu Nghệ tức quá quyết đi tìm vợ mình.

Lúc bấy giờ có tất cả 10 mặt trời, chàng ngỡ vợ mình trốn ở đó liền bắn rơi 9 mặt trời và chỉ để lại 1 lấy ánh sáng ban ngày cùng với mặt trăng để có ánh sáng ban đêm dùng cho mình đi tìm vợ. Chàng có ngờ đâu Hằng Nga, vợ chàng đã đội lốt con thiềm thứ náu ở cung trăng.

Ngoài 2 con vật trên, cung trăng còn có Cây Quế đỏ. Sự tích như sau: Cây quế này cao 105 thước, đường kính 3 trượng, gỗ và vỏ cứng đanh như thép.

Có một người tên là Ngô Cương đã tu luyện đắc đạo trên thượng giới, nhưng sau đó không trung với đạo Trời, làm nhiều điều càn rỡ nên bị Ngọc Hoàng đày xuống cung trăng bóc vỏ cây quế đỏ, nhưng vỏ cây quế cứng quá, do vậy đến nay mỗi khi chúng ta nhìn lên mặt trăng thì thấy bóng người hơi gù bóc vỏ cây quế, người đó chính là Ngô Cương. Phải chăng Ngô Cương đã dối đạo bị Trời đày nên thành “Thằng Cuội” trong ca dao của ta:

“Thằng Cuội ngồi gốc cây đa

Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời...”

Song đấy là những câu chuyện thần thoại. Thực chất, Tết Trung thu là đoạn ngắt của chuỗi chu kỳ liên tục tháng, năm. Theo âm lịch, mỗi năm có 24 tiết; đó là quy luật tự nhiên xoay chuyển của Thái dương hệ. Từ đó, trong dân gian có kinh nghiệm tiên đoán, tiên tri trông trăng rằm tháng 8 để đoán thời tiết, thắng thua mùa vụ.

“Tỏ trăng mười bốn được tằm

Đục trăng hôm rằm thì tốt lúa chiêm.”

Hay còn xem trăng quầng và khi có nguyệt thực, cho rằng mặt trăng đã bị gấu ăn nên gõ mâm, chậu để xua đuổi điều rủi ro. Nhất là công việc sản xuất của người nông dân rất gắn bó với trăng, theo dõi rất sát nông lịch để cấy trồng theo thời vụ...

Truyền thuyết  về vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng.

Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn.

Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình.

Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian. Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng.

Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. 

Bên cạnh các tích thì nhiều bằng chứng khảo cổ học Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu.

Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Ý nghĩa Tết Trung thu

Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu.

Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".

Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó.

Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”

Trung thu từ bao đời đã trở thành ngày tết của cả trẻ thơ và người lớn. Ngày Tết Trung thu bày cỗ trông trăng, nam nữ hát đối đáp nhau, trẻ em rộn rã trong đám múa lân và rước đèn.

Ngày nay, Tết Trung Thu, cùng với ánh trăng còn có ánh điện hòa cùng. Tâm hồn của thế hệ trẻ, những khát khao rộng mở, với tri thức hiện đại, ước mơ một ngày không xa sẽ có những con tàu đưa con người tới du lịch mặt trăng để thưởng ngoạn.

Tết Trung Thu là một phong tục có ý nghĩa rất sâu sắc, bởi đó không chỉ đơn thuần là cái Tết mà nó còn bao chứa ý nghĩa văn hóa, đạo nghĩa của dân tộc.

Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ và của sự thương yêu. Chính vì vậy ta cần gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.