Toàn cảnh núi và chùa Kỳ Lân như một hòn đảo ngọc xanh mướt giữa lòng thành phố Ninh Bình.
Toàn cảnh núi và chùa Kỳ Lân như một hòn đảo ngọc xanh mướt giữa lòng thành phố Ninh Bình.

Ngôi chùa trên đảo ngọc gắn với “Tứ đại danh sơn” của đất Ninh Bình

(PLVN) - Đó là chùa Kỳ Lân nằm trên đỉnh núi Kỳ Lân - một hòn đảo núi tọa lạc tại phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình. Núi Kỳ Lân nằm cạnh quốc lộ 1A và đại lộ Tràng An nối trung tâm thành phố đi các khu du lịch Tràng An - Hoa Lư - chùa Bái Đính. 

Núi Kỳ Lân cùng với 3 ngọn núi khác (núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước, núi Lớ) được mệnh danh là Tứ đại danh sơn của vùng đất Ninh Bình. Sở dĩ có tên Kỳ Lân vì ngọn núi cao trên 50m này có hình đầu con lân nhìn về phía Bắc, sườn núi có chỗ hõm tạo hình giống hàm của con lân.

Vách núi nhấp nhô, những cây cổ thụ như si, đa, lộc vừng, thiên tuế... cùng các loại kỳ hoa dị thảo đua nhau rậm rạp tốt tươi tạo thành như bờm của con lân.

Cây cầu đá dẫn vào đảo ngọc.
Cây cầu đá dẫn vào đảo ngọc.  

Để đi vào núi Kỳ Lân, có hai cây cầu đá bắc qua hồ dẫn lối. Hồ Kỳ Lân là một hồ nước ngọt rộng lớn bao quanh núi Kỳ Lân – ngọn núi bát ngát một màu xanh cây cỏ nên người ta ví như hòn đảo ngọc. Trên hồ Kỳ Lân hiện đã xây dựng một tòa bảo tháp và những tòa sen để ban đêm phát sáng. Có một tòa tháp nữa trên đảo hiện cũng đang hoàn thiện. 

Mái đền ẩn hiện dưới màu xanh mướt của chồi non lộc biếc.
 Mái đền ẩn hiện dưới màu xanh mướt của chồi non lộc biếc. 
Tòa tháp trên hồ Kỳ Lân.
Tòa tháp trên hồ Kỳ Lân.  

Đi qua cây cầu đá hình vòm cong duyên dáng dài khoảng ba chục mét, cao 4m, bạn sẽ đặt chân lên “đảo ngọc Kỳ Lân” nơi có đền, chùa Kỳ Lân. Cây cầu có 7 nhịp, mỗi nhịp được gắn kết với nhau bằng những phiến đá lớn vững chãi và chắc chắn, mỗi phiến đá dài khoảng 2m, rộng 1m. Qua cầu dẫn thẳng vào ngôi đền nhỏ ngay dưới chân núi – đó là đền thờ bà Quận chúa, tương truyền bà là người đã hy sinh thân mình làm vợ quái vật Kỳ Lân để cứu giúp dân lành. 

Đền thờ quận chúa dưới chân núi.
Đền thờ quận chúa dưới chân núi. 
Chính điện đền thờ Quận chúa.
Chính điện đền thờ Quận chúa.  
Bức phù điêu tạc bằng đá trước cửa đền thờ Quận chúa.
Bức phù điêu tạc bằng đá trước cửa đền thờ Quận chúa.  

Men theo con đường với hàng trăm bậc đá bên sườn núi sẽ dẫn du khách đến chùa Kỳ Lân – ngôi chùa nhỏ trông giống một am thờ Phật trên đỉnh núi Kỳ Lân. Trên đỉnh núi uy nghi, có cả một quả chuông bằng đồng được treo tượng trưng trên đầu một con lân.

Truyền rằng ai lên được đỉnh núi Kỳ Lân, thành tâm thỉnh một tiếng chuông, thắp nén tâm nhang khấn Phật thì cầu gì sẽ được nấy. Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, dịp tuần tiết, người dân và du khách lại lên chùa Kỳ Lân cầu quốc thái dân an, xin bình an, tài lộc cho bản thân và gia đình.

Chùa Kỳ Lân trên đỉnh núi Kỳ Lân.
Chùa Kỳ Lân trên đỉnh núi Kỳ Lân.  
Chuông chùa Kỳ Lân trên đỉnh núi.
Chuông chùa Kỳ Lân trên đỉnh núi.  

Sau khi thắp hương bái Phật, du khách có thể dừng chân tại Nghênh Phong Các – một căn lầu dựng bằng gỗ hình bát giác. Từ Nghênh Phong Các, bạn có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố Ninh Bình hiện đại, khang trang. Xa xa là những hàng núi đá vôi trùng trùng điệp điệp vây quanh khu danh thắng Tràng An, chùa Bái Đính hay cố đô Hoa Lư.   

Nghênh Phong Các – một căn lầu dựng bằng gỗ hình bát giác là điểm du khách dừng chân ngắm cảnh trên đỉnh Kỳ Lân.
Nghênh Phong Các – một căn lầu dựng bằng gỗ hình bát giác là điểm du khách dừng chân ngắm cảnh trên đỉnh Kỳ Lân. 

Được biết, núi Kỳ Lân tuy nhỏ nhưng bên trong có đến 5 hang: hang Tối, hang Sáng, hang Ngang, hang Trung và hang Đền. Cây cối ở đây quanh năm xanh tốt khiến cho núi Kỳ Lân như một hòn đảo xanh mướt giữa lòng thành phố. 

Ngoài tòa tháp nổi giữa hồ Kỳ Lân, hiện một tòa tháp đối xứng nằm trên đảo núi cũng đang được hoàn thiện.
Ngoài tòa tháp nổi giữa hồ Kỳ Lân, hiện một tòa tháp đối xứng nằm trên đảo núi cũng đang được hoàn thiện.  

Với vị trí đắc địa và thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp, núi Kỳ Lân trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn đối với người dân địa phương và du khách. Đến đảo ngọc Kỳ Lân, du khách vừa được vãn cảnh chùa, đền, đắm mình trong không gian xanh thanh tịnh, vừa có thể check-in những bức ảnh tuyệt đẹp.  

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.