Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

“Lỗ hổng” trong nhận thức về pháp luật

Mới đây, Phòng Công tác sinh viên và Phòng Thanh tra - Pháp chế, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM) đã kết hợp tổ chức workshop về những vấn đề “nóng” mà sinh viên cần nhận biết.

Tại buổi workshop với đông đảo sinh viên tham gia, ThS. Hà Minh Ninh, Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế đã đưa ra rất nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý mà sinh viên có khả năng vô tình vi phạm. Không ít câu chuyện đến từ chính thực tiễn của các bạn sinh viên.

Chẳng hạn, có trường hợp sinh viên A đã đăng tải các bài viết cùng với hình ảnh một người B vay nợ gia đình mình mà chây ỳ chưa trả lên mạng xã hội để “bóc phốt”. Sinh viên này đã được Phòng Thanh tra - Pháp chế giải thích về hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có nguy cơ bị xử lý theo pháp luật, đồng thời đã được tư vấn, hướng dẫn gia đình tìm đến sự trợ giúp của cơ quan pháp luật thay vì lên mạng đăng tải. Bên cạnh đó, ThS. Hà Minh Ninh cũng nêu một số trường hợp có thể vi phạm như nhận tiền để thi hộ...

“Tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật và của nhà trường là điều sinh viên nên làm. Khi cần sự trợ giúp hoặc tư vấn, sinh viên có thể tìm đến Phòng Công tác sinh viên, Phòng Thanh tra - Pháp chế, Văn phòng khoa hoặc các cơ quan công an xã, phường”, ông Hà Minh Ninh nhấn mạnh.

Thực tế hiện nay cho thấy đang có một số “lỗ hổng” trong nhận thức về pháp luật của một bộ phận học sinh, sinh viên. Những hành vi vi phạm pháp luật từ đơn giản đến phức tạp vẫn diễn ra trong cộng đồng, bởi một bộ phận thanh, thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường. Có thể kể đến những hành vi thường gặp nhất như học sinh điều khiển xe máy khi chưa có bằng lái và không đội mũ bảo hiểm, rủ nhau “đánh hội đồng” gây thương tích cho bạn bè, chia sẻ tin tức giả mạo để “câu view”, bôi xấu người khác trên mạng xã hội,...

Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội

Có thể thấy, việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động và hành vi vi phạm pháp luật của các em vẫn đang diễn ra trong đời sống hằng ngày mà chính các em cũng không nhận thức được.

Cách đây ít lâu, một sinh viên đã bị cơ quan chức năng triệu tập vì một hành vi mà em sinh viên ấy tưởng là rất “bình thường”, đó là dùng xe máy chở người nhà đi đánh ghen. Mặc dù chỉ “đứng vòng ngoài” hò hét, nhưng khi nhóm người nhà gây thương tích cho người bị đánh ghen, em sinh viên cũng bị triệu tập, đứng trước nguy cơ bị xử lý vì là đồng phạm trong vụ án gây thương tích nghiêm trọng cho người khác.

Chính vì thế, thay đổi nhận thức, bù đắp “lỗ hổng” pháp luật cho thanh, thiếu niên, quan trọng nhất vẫn là gia đình với vai trò nền tảng. Trước hết, bản thân các bậc cha mẹ phải tự trang bị cho mình những kiến thức căn bản về pháp luật để giáo dục định hướng cho con, hướng dẫn con phân biệt đúng, sai trong đời sống hàng ngày.

Vai trò của nhà trường cũng rất quan trọng, bởi trường học chính là nơi giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên. Các trường học nên tích hợp các kiến thức pháp luật vào chương trình học chính khóa và ngoại khóa. Những buổi chuyên đề, các câu lạc bộ pháp luật hay các phiên tòa giả định có thể giúp học sinh tiếp cận pháp luật một cách trực quan và sinh động hơn.

Trong nâng cao kiến thức pháp luật cho thanh, thiếu niên, vai trò của cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội là không nhỏ. Rất cần đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền pháp luật, tạo ra những kênh thông tin gần gũi, hấp dẫn để giới trẻ dễ dàng tiếp cận. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần xử lý nghiêm các vi phạm để làm gương, răn đe và cảnh tỉnh.

Ở ngưỡng cửa bước vào đời, nếu được trang bị, nâng cao nhận thức pháp luật, giới trẻ sẽ có trong tay “kim chỉ nam” cần thiết để bước vào đời, tránh được những sai lầm không đáng có. Quan trọng hơn, điều này có thể giúp vun đắp một thế hệ có nhận thức, có hiểu biết, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

Đọc thêm

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.

Các trường vẫn chưa thể tự chủ trong một số vấn đề

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT chủ trì thảo luận tại Tọa đàm. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn, sau 5 năm, trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật Giáo dục đại học đã bộc lộ một số bất cập so với yêu cầu thực tiễn phát triển của đại học Việt Nam.

Ra mắt hệ thống giáo dục Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng

Các đại biểu thực hiện nghi lễ ra mắt hệ thống giáo dục Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng.
(PLVN) -  Ngày 22/12, Tập đoàn Giáo dục EQuest cùng Hệ thống Giáo dục Ngôi Sao Hà Nội tổ chức lễ công bố thương hiệu Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng, đặt nền móng cho sự ra đời của hệ thống giáo dục tư thục đào tạo tài năng ở TP Cảng.

Nơi “gieo mầm” tư duy bình đẳng giới cho thế hệ trẻ

Nơi “gieo mầm” tư duy bình đẳng giới cho thế hệ trẻ
(PLVN) - Giáo dục bình đẳng giới là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhận thức và tư duy của thế hệ trẻ. Tại The Dewey Schools, nội dung này được tích hợp khéo léo vào các bài học, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn về vai trò và giá trị của bình đẳng giới trong xã hội hiện đại.

Nguyên nhân nào khiến sinh viên hút thuốc lá điện tử?

Thạc sĩ Trần Trọng Đại - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội (người chạy) trong một hoạt động tập thể với sinh viên.
(PLVN) - Theo Phó Bí thư Đoàn Trường đại học Luật Hà Nội, 'đua đòi', thích thể hiện bản thân; sự hấp dẫn về hình thức và hương vị sản phẩm, việc tiếp cận quá dễ dàng... là những nguyên nhân khiến giới trẻ nói chung và không ít sinh viên nói riêng hút thuốc lá điện tử.

TP HCM đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh

Ảnh minh họa

(PLVN) - Để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp từ năm học 2025 - 2026. Nếu được thông qua, TP HCM là địa phương đầu tiên thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả cấp học.