Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Những chuyển biến rõ nét

Trước đây, tại các điểm trường ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong khung giờ chuẩn bị vào học và tan trường, không khó để thấy HS điều khiển xe máy mà không đội mũ bảo hiểm hoặc lái mô tô khi chưa đủ tuổi. Đến nay, theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng vi phạm này đã được hạn chế.

Cũng theo đại diện Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 1, CSGT Hà Nội, sau một thời gian thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho HS đến trường, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của HS đã được nâng lên, các trường hợp vi phạm cũng giảm rõ rệt.

Để đạt được kết quả như trên, thời gian qua, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, CSGT Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm đối với phụ huynh, HS. Từ ngày 1/10 đến 28/10, CSGT Hà Nội xử lý trên 7.600 trường hợp HS vi phạm TTATGT, tạm giữ 3.495 phương tiện các loại.

Bên cạnh đó, CSGT Hà Nội đã phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương và các cơ sở giáo dục để tổ chức 147 buổi tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, tiếp cận hơn 134.900 HS và 11.230 giáo viên các cấp, cùng nhiều hoạt động khác như ký cam kết bảo đảm an toàn giao thông, xây dựng mô hình cổng trường an toàn,…

Tại các địa phương khác trên cả nước, trước đợt ra quân cao điểm, tình trạng HS vi phạm luật giao thông tăng, tuy nhiên sau đợt ra quân theo chỉ đạo của Bộ Công an, tình trạng nói trên đã giảm.

Hơn cả việc tuân thủ luật lệ

Có thể thấy, đợt ra quân cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi HS đã đạt được những kết quả tích cực. Đặc biệt là tình trạng HS tham gia giao thông vi phạm luật đã giảm đáng kể. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Trong đó phải kể đến các lỗi như vượt đèn đỏ, chở theo con em không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm sai quy định, chưa nắm được quy định về đội mũ bảo hiểm cho trẻ nhỏ… Chưa kể đến việc, nhiều phụ huynh còn có thái độ không đúng mực với lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ vì bị xử lý vi phạm mà không được “thông cảm, bỏ qua”. Điều này không chỉ gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm mà còn làm giảm hiệu quả của những nỗ lực trong thời gian qua nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của HS.

Từ lâu, việc xây dựng văn hóa giao thông đã được xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kéo giảm tai nạn giao thông. Với đối tượng HS, xây dựng văn hoá giao thông càng trở nên quan trọng, bởi văn hóa giao thông không chỉ đơn thuần là việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật mà còn là biểu hiện của ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng.

Tuy nhiên, để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông với HS vẫn còn rất hạn chế, rất cần có sự phối hợp giữa phụ huynh, nhà trường và lực lượng chức năng. Bởi, phụ huynh chính là tấm gương cho con cái noi theo, nếu phụ huynh chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông, con em sẽ học hỏi và hình thành thói quen tuân thủ luật giao thông.

Vì vậy, để cải thiện tình hình an toàn giao thông với HS một cách bền vững, điều quan trọng hơn hết là các bậc phụ huynh cần nâng cao ý thức trách nhiệm, gương mẫu trong chấp hành pháp luật. Đây là việc làm cần thiết và đúng đắn, vừa giúp xây dựng văn hoá giao thông cho con em, vừa bảo vệ sự an toàn cho chính mình và người thân. Khi phụ huynh hoàn thành tốt vai trò của mình, công tác tuyên truyền, bảo đảm TTATGT cho HS sẽ có hiệu quả cao hơn, từ đó giúp bảo vệ các em khỏi các hậu quả của tai nạn giao thông.

Đọc thêm

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.