Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Ất Tỵ ít nhất cả nước

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Học sinh Hà Nội được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, từ 25/1 đến hết 2/2/2025.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành công văn về việc nghỉ Tết Dương lịch năm 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Theo đó, thời gian nghỉ Tết Dương lịch năm 2025 của cán bộ, công chức, người lao động và các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội là 1 ngày, tức Thứ Tư, 1/1/2025, thứ Tư.

Với Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ngành GD&ĐT Hà Nội được nghỉ 9 ngày liên tục, từ thứ Bảy ngày 25/1/2025 đến hết Chủ nhật ngày 2/2/2025 (tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Trong thời gian nghỉ Tết, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội yêu cầu các trường học tăng cường giáo dục học sinh thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự và an toàn xã hội, an toàn giao thông, thực hiện nghiêm quy định về sử dụng pháo, nâng cao kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và tệ nạn xã hội.

Các đơn vị cũng tùy theo điều kiện thực tế quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; tổ chức chu đáo việc thăm hỏi, trợ giúp các cán bộ, giáo viên khó khăn, thuộc diện chính sách để mọi người đều có điều kiện vui đón Tết.

Trước đó, nhiều địa phương đã chốt lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh, dao động trong khoảng 10 - 17 ngày. Trong đó học sinh Kon Tum nghỉ dài nhất là 17 ngày; Lào Cai, Yên Bái, Sóc Trăng nghỉ 14 ngày; Quảng Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu 13 ngày; Cần Thơ 12 ngày; TP HCM được nghỉ tổng cộng 11 ngày: Long An 10 ngày...

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nghị quyết 57-NQ/TW và sự bứt phá của các trường đại học

Đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Nghị quyết 57-NQ/TW đã và đang tạo ra sức sống mới, quyết tâm mới, động lực mạnh mẽ cho giáo dục đại học ở Việt Nam. Ở một số lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm, Nghị quyết thực sự đi vào thực tế đồng hành cùng ngành Giáo dục và các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học rút ngắn lộ trình hành động để cán đích...

Những ngày đầu Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực: Giáo viên, học sinh tuân thủ để việc dạy, học thêm vào nền nếp

Một tiết học trên trường của học sinh. (Ảnh: Fanpage Trường THCS Xuân Đỉnh)
(PLVN) - Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) đã có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, dẫn đến những thay đổi quan trọng trong việc dạy và học thêm. Bớt áp lực, thêm tự chủ nhưng cũng không ít khó khăn, giáo viên, học sinh và phụ huynh đang từng bước thích nghi để tìm ra nhịp điệu mới cho giáo dục.

Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2) tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2) tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
(PLVN) - Ngày 14/02/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trung tâm KĐCLGD-ĐHQGHN) đã phối hợp với Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh tổ chức khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (CSGD) - Chu kỳ 2 - của Nhà trường theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Để 'mỗi ngày đến trường là một ngày vui'

Ảnh minh họa
(PLVN) - Gần 50 năm trước, năm 1978, lần đầu tiên khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” xuất hiện tại Trường phổ thông cơ sở Thực nghiệm ở Hà Nội do Giáo sư Hồ Ngọc Đại đề nghị thành lập; với phiên bản chính xác là: “Đi học là hạnh phúc - mỗi ngày đến trường náo nức một niềm vui”.

“Đánh thức” tiềm năng khoa học - công nghệ ngay từ môi trường phổ thông, đại học

Để nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ - khoa học trong nhà trường, rất cần sự đầu tư cả về công sức, tiền bạc. (Ảnh minh họa trong bài - Nguồn: PV)
(PLVN) - Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, để ngành khoa học - công nghệ Việt Nam đi lên tầm cao mới cần đầu tư ngay tại cấp bậc giáo dục phổ thông, đại học.

Quản lý dạy thêm, học thêm là sự thay đổi nhận thức của xã hội

Sẽ thay đổi thi cử, đánh giá để hạn chế dạy thêm, học thêm. (Ảnh minh họa: TPO)
(PLVN) - Từ hôm nay (14/2), Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD &ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực. Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu xử nghiêm các trường hợp vi phạm. Giáo viên cần tuân thủ các quy định để tránh trường hợp bị xử lý đáng tiếc.