Mở tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình

(PLO) - Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 2495/QĐ-BGTVT công bố tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình giữa các cảng, bến thủy nội địa, cảng biển thuộc các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. 
Theo Quyết định, tàu hoạt động trên tuyến vận tải ven biển tối thiểu mang cấp VR-SB theo quy định tại Thông tư số 61/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa; thuyền viên làm việc trên tàu phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định; tàu phải được cơ quan có thẩm quyền tổ chức quản lý, đăng ký hành chính theo quy định. 
Công bố tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình là một trong những bước phát triển, giao lưu và thúc đẩy kinh tế các tỉnh thành... (ảnh minh họa)
Công bố tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình là một trong những bước phát triển, giao lưu và thúc đẩy kinh tế các tỉnh thành... (ảnh minh họa) 
Các thủ tục tàu vào và rời cảng biển thực hiện theo quy định của pháp luật hàng hải; thủ tục tàu vào, rời cảng, bến thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội địa. 
Trong quyết định, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng quy định rõ trách nhiệm đối với các đơn vị liên quan. Trong đó, trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ thuyền viên điều khiển tàu VR-SB, đào tạo luật đường thủy nội địa cho các thuyền viên có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hàng hải, thủy sản có yêu cầu chuyển sang giấy chứng nhận khả năng chuyên môn nội địa. 
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước với các phương tiện, thuyền viên và luồng thủy nội địa trong phạm vi được giao; chủ trì phối hợp với Cục Hàng hải VN và các cơ quan, đơn vị liên quan khác để đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn trên đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật; chỉ đạo cục Đường thủy nội địa, Cảng vụ Đường thủy nội địa hàng tháng báo cáo tình hình hoạt động vận tải trên tuyến vận tải ven biển và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh; tuyên truyền, phổ biến các quy định có liên quan đến an toàn, an ninh, tìm kiếm cứu nạn đường thủy nội địa; chủ trì phối hợp với Cục Hàng hải VN và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu thiết lập các tuyến vận tải ven biển khác trên vùng biển VN theo quy hoạch đường thủy đã được phê duyệt. 
Đối với Cục Hàng Hải VN: Phối hợp với các Cục Đường thủy nội địa VN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức quản lý hoạt động trên tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình; chỉ đạo Cảng vụ Hàng hải phối hợp với Cảng vụ Đường thủy nội địa và các cơ quan liên quan quản lý hoạt động của tàu bảo đảm an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; tổ chức và hướng dẫn công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển theo quy định….
Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm VN, phải hướng dẫn và thực hiện việc phân cấp tàu cho các tàu có nhu cầu chuyển đổi sang VR-SB. 
Và cuối cùng là trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, hướng dẫn thực hiện đăng ký đối với các tàu chuyển sang VR-SB; phối hợp với Cục đường thủy nội địa VN và các cơ quan, đơn vị liên quan để đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn theo quy định của pháp luật; tuyên truyền phổ biến các quy định có liên quan tới an toàn, an ninh, tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo Cảng vụ Đường thủy nội địa hàng tháng báo cáo tình hình hoạt động vận tải ven biển và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh./. 

Đọc thêm

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.