Miền sương giăng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cả đàn bị cản lại bởi tấm lưới rộng lạnh lùng mỏng tang nhưng nguy hiểm. Mình giãy, các sợi dây đan vào nhau càng rối. Càng giãy lưới vây càng siết lại, mình kiệt sức, rõa cánh ra muốn buông xuôi.

Hai gã săn chim đều nhận tấm lưới là của mình. Họ tranh giành, gắt gỏng, cãi nhau. Ắt hẳn phải có một người sai. Cả hai xông vào đánh nhau, cuồng quay, bê bết, nháo nhào. Bầu trời ngân ngấn nước, nặng nề.

Cuộc ẩu đả vẫn diễn ra cho đến khi có người thứ ba chạy ra. Đó là gã mặt khỉ, da đo đỏ, bạn của gã béo. Cuộc chiến giờ không cân sức nữa. Gã mặt khỉ bổ vào đánh hội đồng. Đòn ra rất ác. Hai đánh một không chột cũng què. Mắt mình nhòe đi. Gã tóc hơi dài bị nhấn xuống đất, cũng gần như kiệt sức. Sau khi bị đá một cái vào ngực, gã kêu lên một hồi rồi im bặt, không nhúc nhích. Mặt đất bị cày xới và khuôn mặt kẻ nằm sõng soài đất đã dính máu. Hai gã còn lại hả hê gỡ những con chim mắc trên lưới, thu dọn rồi bỏ đi. Cả đàn của mình bị đưa vào lồng, mang ra chợ bán cho dân buôn.

***

Sớm ngày rằm người đi chợ khá đông. Thế giới quanh mình ồn ã, người qua lại tấp nập, váy áo xúng xính. Cũng có người nhễ nhại trong cảnh vất vả mưu sinh. Trong số những người bán chim, mình thấy một ông bước tập tễnh, xách lồng bên trong có chục chim sẻ. Con nào cũng sợ hãi tớn tác, nhảy loạch choạch, lông tơ tướp. Mình cũng là sẻ, mình hiểu tâm trạng của những kẻ đang bị rao bán. Người đàn ông tập tễnh vừa đi vừa hô: “Ai chim đê. Chim đê!”.

- Mấy một con đấy ông già? – Một ả ngồn ngộn trắng dừng con SH, quay lại hỏi. Cổ cao vòm ngực vút cao.

- Mười lăm nghìn một con nhé. Khỏe mạnh. Bay nhanh tuyệt.

Người đàn ông tập tễnh săn đón bằng giọng khê nồng, rồi giơ lồng chim trước mặt ả phụ nữ. Ả nhăn mặt vì mùi hôi. Ả ta nhìn vào lồng thì thấy một con chim đã chết, vội xua tay:

- Kìa có con chết! Thôi đi chỗ khác lão què! Vừa sáng ra đã hãm!

Người đàn ông tập tễnh chuồn ngay.

Ả da ngồn ngộn trắng tiến xe máy lên. Hai người bán chim khác cùng mở lời mời, rồi tiến lên kéo tay lái xe máy của khách vào quầy hàng mình. Người nào cũng muốn giành lấy vị khách sộp. Lại to tiếng. To tiếng quá thì ẩu đả. Mình lại chứng kiến hai cuộc ẩu đả giữa chợ người. Trước đó là chuyện giành lưới của nhau, nhưng chắc sâu xa hơn là tranh nhau lãnh địa bẫy chim. Giờ là giành khách để bán chim.

Xem chừng ả hở hang không thể mua hàng của hai người đang ẩu đả, om sòm góc chợ. Tức thì một người phụ nữ khác tiến lên mời. Chị này bán cả lốc nhốc những con cò đang bị buộc chân vào nhau, thành chùm. Những con cò đang lả đi, thoi thóp, trông như những mớ giẻ rách. Chùm cò sẽ được dân nhậu rước đi.

- Chị ơi, mua chim em đi. Chim này phóng sinh tốt lắm.

Mấy cử chỉ vừa hấp tấp vừa thừa thãi của chị ta khiến vị khách ngồi trên xe máy buồn cười.

- Được rồi, bao nhiêu?

- Mười lăm nghìn một con chị nhé. Chị mua bao nhiêu ạ?

- Cho chục con. Mua cả cái lồng bé đó luôn.

Chục con chim sẻ vừa được mang đi thì mình và những con chim khác đang bị nhốt trong cái lồng bên dưới được đưa lên trên. Có nghĩa là sắp đến giây phút mình bị bán đi. Sau đó thế nào, chẳng ai biết. Cũng có thể bọn mình bị một vài gã bợm nhậu, hay một vị khách cố tỏ lòng từ ái mua về.

Hai gã bán chim đã ngồi yên, thở gấp. Họ tả tơi như những con chim bé bỏng tội nghiệp sau khi được gỡ ra khỏi bẫy.

Rằm trước, cũng không gian khum khúm của cái chợ nhiều bệ rạc này, mình bị bắt, đem bán. Khách mua mình về phóng sinh là một ông ục ịch béo đeo kính lão dày khộp. Ông mua về hai mươi con thì chết mất ba và lúc phóng sinh, mình và những con chim còn lại bay chấp chới, vun vút trong một niềm vui sướng được thoát thân. Vui vì mình đã không chết. Vì vừa thoát khỏi cái lồng xám lạnh và chật chội. Con nào cũng lấy hết sức mà bay. Trong hành trình trở về với thiên nhiên ngời xanh ấy, thêm ba con nữa không đủ sức, đã lả dần và rơi xuống đất. Ngày tháng trôi đi, trên bước đường kiếm ăn và trong niềm hoang hoải về đời sống, mình không biết hỏi ai về sự bình yên. Ở đâu có bình yên?

***

Chiếc lồng đựng đàn của mình có người mua. Mình và hai đứa con chịu chung số phận, ít nhất là đến lúc này. Con Vạt nói: “Mẹ ơi, con không muốn chết”. Con Viểng kêu: “Mẹ ơi con cũng không muốn chết!”. Mình nói với hai đứa: “Chúng ta sẽ không chết đâu. Các con yên tâm”.

Mình đoán cả đàn sẽ thoát chết vì người đàn ông mua cả lồng có vẻ giàu có, đang khao khát một điều gì đó từ thế giới siêu nhiên. Ông ta sẽ phóng sinh cả đàn vào chiều nay. Mình nghĩ. Từ sáng đã nhiều người í ới nói chuyện làm cơm cúng rằm, phóng sinh. Từ đây sẽ nhiều chim bị bắt và được thả ra, bay vào mịt mùng đời sống này. Ông lão mua đàn của mình trịnh trọng cố giấu những lo âu trong tâm hồn mình. Hẳn ông đang hy vọng, khi chiếc lồng mở ra, cánh loài chim bay lên trời sẽ vẽ ở đó những điều ước của ông. Hoặc phần nào xóa nhòa những cái không may của đời ông.

Mâm cơm chay, hoa quả, hương, nến… mọi thứ đã được ông hói chuẩn bị. Bài văn khấn in ra tờ giấy đặt bên mâm. Lồng chim cũng được đặt trên một cái ghế thấp. Ông chủ tên Vinh, thi thoảng ho sặc sụa như sắp lả đi. Lúc ông chủ hói đầu vừa quỳ xuống, cầm bài văn khấn lên thì đột nhiên tay run rẩy, mắt trợn ngược, đầu óc quay cuồng. Vợ ông lúc đó quỳ bên cạnh, thấy chồng như co giật, mặt bà tái đi. Bà gọi các con. Chúng mày đâu, bệnh bố mày tái phát. Lấy thuốc. Gọi cấp cứu. Mọi thứ diễn ra nhanh chóng. Các con ông làm nhanh nhanh, như thể điều đó đã trở nên quen thuộc và họ đã nhiều lần phải làm. Cô con gái nhanh lấy thuốc và nước, đỡ ông ngồi dậy, còn cậu con trai gọi đến số điện thoại đã lưu trong máy. Lúc xe cấp cứu đến đón thì ông đã ổn định, tuy vẫn chưa dứt cơn thở dốc và ho.

Con trai và con gái cùng lên xe. Bà vợ bảo, mình phải ở nhà làm nốt chuyện cúng bái. Chuyện này bà không thạo bằng ông Vinh. Mọi lần ông bảo đâu bà làm đấy. Giờ ông đau tim nghẹn phổi, bà nhếu nháo làm thay. Bà vừa đọc văn khấn vừa run. Không biết ông ấy có làm sao không nữa. Sao lại đau vào đúng lúc này? Lòng bà nghẹn lại nên bài văn khấn liên tục đứt đoạn.

Sau cùng bà cũng làm nghi thức mở lồng chim. Đó là giây phút cả đàn mình nín thở. Bọn mình đã hồi hộp chờ đợi trong lo lắng và chờ phút giây này cả tiếng đồng hồ rồi. Khuôn viên nhà bà tương đối rộng, thể hiện sự giàu có nên phải bước nhiều bước hơn. Cái giây phút mở lồng, cả đàn lấy hết sức đập cánh. Đó là một khoảnh khắc ngộp thở, hồi hộp rồi tất cả như vỡ òa.

***

Niềm vui của mình chẳng được bao lâu thì đàn mình lại dính lưới, khi về đến cánh đồng ngoại thành. Dù đã rất cảnh giác, nhưng với những con chim đang hoa mắt chóng mặt vì vừa thoát khỏi cái lồng chật chội, đã không thể giữ được cặp mắt nhạy cảm nhất để tránh được lưới vây đang tàng hình khắp nơi khắp chốn. Chỉ Vạt và Viểng thoát được vì chúng bay chậm hơn, đã kịp dừng lại để khỏi đâm vào lưới. Trời ơi, liệu hai đứa con mình có thoát được lưới, hay sẽ bị bắt lại rồi rơi vào một lò sát sinh nào đó. Còn bọn mình, mau chóng lại bị đưa ra chợ vì giờ người ta đi mua chim chóc về phóng sinh vẫn còn. Mình sẽ lại rơi vào tay một người giàu lòng trắc ẩn nào đó. Mình sẽ được phóng sinh. Ôi cái sự phóng sinh. Cái sự làm cho chết đi sống lại. Liệu con chim nào có khả năng vượt qua hết những gian truân đó để sống an lạc giữa bầu trời?

Ông chủ mua lồng có sáu thành viên trong đàn của mình là một người vào tù ra tội. Bốn con ở đàn khác nhập bọn, tổng là mười đứa trong lồng. Ông ta có đứa con đang ngồi xe lăn. Lúc trời nhập nhoạng tối cậu chủ vẫn ngồi bên một mâm cơm đạm bạc nấu dở. Ông chủ có cặp mắt ác và hai gò má nhô cao nhiều sẹo, đang ngẫm ngợi gì đó như thể muốn cầu an cho con và gia đình. Sự thô vụng của ông ta khiến cậu chủ sốt ruột. “Bố cầu phúc cho con chưa?”. Cậu chủ hỏi. “Rồi…!”. Ông chủ gắt lên. “Nào thì cầu tiếp”. Ông tiếp tục lẩm bẩm rồi chắp tay vái lạy bốn phương trời. Ông tiến lại cái lồng, rút chốt, mở cửa. Cả bọn chẳng ai bảo ai, cứ thế ào ra.

Mình dớn dác nhìn, rồi cứ thế lao theo cả đàn đang cắm cúi bay. Trời tối rồi. Mình ra hiệu cho cả đàn phải tìm cái cây nào đó trú đêm. Ngoài kia đêm đang bịt bùng. Cả bọn đậu lên một cây sấu um tùm lá. Ừ. Thế là ổn rồi. Trời chợt đổ mưa. Mình thoáng rùng người ớn sợ. Nhưng ngày mai mưa sẽ tạnh, trời sẽ sáng, sương đời sẽ tan. Mình sẽ bước vào hành trình vừa tìm con, vừa kiếm ăn để có sức. Phải có sức để đề phòng cạm bẫy. Để chẳng may bị bắt và được phóng sinh còn có sức mà bay tiếp. Mình nghĩ thế. Bầu trời xanh yên êm ơi hãy đợi mình nhé. Các con ơi, đang ở đâu, có nghe thấy tiếng mẹ?

Tin cùng chuyên mục

Một tác phẩm hội họa trong triển lãm “Đường lên Điện Biên” (ảnh Bảo Châu).

70 tác phẩm hội họa “Đường lên Điện Biên”

(PLVN) - Triển lãm “Đường lên Điện Biên” giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 -2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Dưỡng thần

Dưỡng thần
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.