Ly kỳ vụ tù nhân da đen đánh chìm tàu phát xít bằng... một hộp sữa

Tàu chiến chìm nơi đại dương (Ảnh minh họa)
Tàu chiến chìm nơi đại dương (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Người lính da đen Nam Phi Job Maseko được nhiều người nhắc đến khi đề cập đến những câu chuyện ly kỳ xảy ra trong Chiến tranh thế giới II. Là một tù binh chiến tranh, ông đã đánh chìm cả một con tàu của phát xít Đức chỉ bằng một hộp sữa có chứa thuốc nổ tự chế.

Tù nhân dũng cảm

Khi Chiến tranh Thế giới II nổ ra, Maseko đang làm nhân viên giao hàng ở thị trấn Springs, cách Johannesburg của Nam Phi chừng 50 km. Ở thời điểm đó, người châu Phi bản địa không được phép gia nhập lực lượng vũ trang Nam Phi.

Thế nhưng khi tình hình chiến sự căng thẳng, chính sách này đã được sửa đổi do quân đội cần bổ sung một lượng lớn binh sĩ cho chiến trường. Từ năm 1940 trở đi, người da đen, người lai ở châu Phi được phép nhập ngũ nhưng vẫn chỉ được đảm nhiệm các vị trí không mang tính chiến đấu. Chỉ có binh lính da trắng mới được huấn luyện quân sự.

Biết rõ những quy định đó nhưng Job Maseko và 77.000 binh sĩ da màu người Nam Phi khác vẫn đã tình nguyện đăng ký tham gia chiến đấu trong hàng ngũ phe Đồng minh. Maseko gia nhập Quân đoàn bản địa Nam Phi (NMC) và sau khi hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản, ông được điều đến Bắc Phi, thuộc Sư đoàn 2 Bộ binh Nam Phi.

Sự dũng cảm, gan dạ của Maseko giúp ông được ghi nhận và dần được thăng lên cấp cai quyền trong Quân đoàn bản địa thuộc lực lượng vũ trang Nam Phi. Về sau, ông được điều động cùng 10.000 lính Nam Phi khác tới đóng quân ở Bắc Phi. Đầu năm 1942, khi Maseko cùng đồng đội đóng quân tại thành phố cảng Tobruk của Libya, nơi đây bị quân Đức bao vây và bắn phá dữ dội trong một thời gian khá dài.

Ban đầu, tại chiến trường khốc liệt này, những quy định mang tính chất phân biệt chủng tộc vẫn được quân Đồng minh áp dụng. Giữa làn tên mũi đạn nhưng vũ khí duy nhất mà những người lính da đen như Maseko trong Quân đoàn Bản địa chỉ được phép sử dụng là... giáo. Không chỉ vậy, họ cũng chỉ được giao thứ vũ khí đó khi làm nhiệm vụ canh gác.

Trong khi đó, kẻ thù của họ được trang bị súng máy. Phải đến khi Quân đoàn Phi Châu - lực lượng viễn chinh của quân đội Đức Quốc xã tại Libya và Tunisia do Tướng Đức Rommel chỉ huy - vây chặt Tobruk, hàng phòng thủ của phe Đồng minh rơi vào cảnh vô cùng khó khăn thì những người lính da đen mới được cấp súng trường và được phép chiến đấu cùng với các đồng đội da trắng.

Lúc đó, máy bay của Đức ồ ạt ném bom cảng còn pháo binh của Rommel nã đạn vào thị trấn, mở đường cho xe tăng và bộ binh tiến lên. Tobruk rơi vào cảnh chắc chắn thất thủ và đến ngày 21/6/1942, Tướng Klopper - chỉ huy Nam Phi đã đầu hàng. Maseko cùng hàng ngàn lính Nam Phi khác trở thành tù binh chiến tranh.

Chân dung Job Maseko

Chân dung Job Maseko

Người Đức khi đó phân loại tù binh theo chủng tộc. Lính da trắng được đưa đến các trại tù ở châu Âu, còn lính da màu phải đi bộ qua sa mạc đến một trại giam của Italia. Tại đây, tương tự nhiều tù nhân Đồng minh trong các trại tù khác của phát xít, những người lính da đen đã bị buộc phải lao động chân tay trong những điều kiện rất tồi tàn.

Họ chỉ được nhận một phần thức ăn ít ỏi, bao gồm một ít bánh quy và một ít cháo bột ngô đầy mọt mỗi ngày. Giữa cái nóng hầm hập vùng sa mạc, các tù nhân chỉ được phát cho một phần nước rất ít để cầm hơi. Không những thế, Thiếu tá Schroeder - chỉ huy trại - còn là một người cực kỳ tàn bạo. Dưới quyền hắn, các tù nhân thường xuyên bị đánh đập và tra tấn.

Một ngày nọ, khi đích thân đến trại để thị sát tình hình, Tướng Rommel đã nói chuyện với Maseko, cho phép ông được nói về điều kiện sống ở trại. Thiếu tá Schroeder nghe thấy vậy sợ tái mặt, đưa mắt nhìn nhằm chằm vào Maseko, mang ý ngầm cảnh báo ông.

Biết rõ điều đó nhưng Maseko nhưng mặc kệ. Ông đã kể rành rọt với Tướng Rommel về cách mà các tù nhân trong trại bị đối xử. Chính vì sự trung thực này mà sau đó Maseko đã bị biệt giam dài ngày trong “Cái hố” - “địa ngục” dành cho tù nhân phạm lỗi nặng và bị tra tấn dã man.

Ít lâu sau đó, một số tù nhân trong đó có Maseko bị giao thêm nhiệm vụ bốc dỡ hàng hóa từ các tàu chở hàng của Đức tại cảng. Điều này giống như giọt nước tràn ly, khiến Maseko nuôi quyết tâm trả thù những kẻ đối xử tàn bạo với mình.

Đánh chìm tàu bằng vỏ hộp sữa

Sau một thời gian suy nghĩ, Maseko cuối cùng đã vạch được ra kế hoạch hành động. Số là, trong những ngày cuối cùng cùng các đồng đội ra sức bảo vệ tuyến phòng thủ ở Tobruk, ông đã học lỏm được một số bí kíp chế thuốc nổ. Nhân một buổi dỡ hàng từ một tàu của Đức ở cảng, ông đã nhờ 3 người bạn tù đánh lạc hướng lính canh Đức còn mình thì chui xuống dưới boong tàu mày mò chế bom.

Từ một hộp đạn, ông lấy được thuốc súng. Sau đó, ông dùng số thuốc súng này cho vào một hộp sữa rỗng và lắp thêm một ngòi nổ dài, tạo thành một quả bom tự chế rồi đặt vào giữa các thùng xăng trên tàu. Khi cùng các tù nhân khác vác lượt hàng cuối cùng khỏi tàu, ông châm ngòi quả bom tự chế rồi lặng lẽ đi ra.

Ít phút sau, khi Maseko và các tù nhân khác đang trên đường quay trở lại trại giam giữ, một tiếng nổ lớn đã vang lên. Quả bom của ông đã phát nổ cùng với các thùng nhiên liệu trên tàu Đức. Chỉ trong vài phút, con tàu chìm xuống biển, đánh dấu thành công không ngờ của phi vụ bí mật của Maseko.

Quân Đức đã rất ngạc nhiên vì vụ nổ trên con tàu nhưng chúng không phát hiện được nguyên nhân cũng như người đã đánh chìm con tàu của họ. Nhờ đó mà Maseko vẫn bình yên vô sự. Sau đó, ông đã trốn khỏi trại tù thành công.

Sau khi nhặt và sửa được một chiếc radio cũ của Đức, Maseko biết được việc quân đội do Tướng Anh Montgomery chỉ huy đang giành được những chiếc thắng vang dội tại khu vực El-Alamein nên đã quyết định đi bộ băng qua sa mạc, tìm đường đến đó để gia nhập lại quân Đồng minh. Vì hành động dũng cảm của mình, ông đã được trao tặng Huân chương Quân đội Anh.

Các ghi chép cho biết, ban đầu, Maseko được đề nghị tặng thưởng Huân chương Chữ thập Victoria nhưng vì ông là người da đen và vì chính sách phân biệt chủng tộc của Nam Phi nên giải thưởng dành cho ông đã bị hạ cấp xuống chỉ còn Huân chương Quân đội.

Có điều, vai trò của quân đội Nam Phi trong Chiến tranh thế giới II đôi khi bị lãng quên dù họ đã tham gia vào nhiều chiến dịch lớn của quân Đồng minh, cuộc đời của người anh hùng da đen Maseko sau khi cuộc chiến đi qua cũng khá bi thảm.

Trở về quê hương khi hòa bình được lập lại, tương tự nhiều binh lính Nam Phi da màu khác, những khó khăn, hy sinh và cả những đóng góp của ông cho cuộc chiến đã không được chú ý ở quê nhà. Maseko trở lại với công việc của một người lao động chân tay và chết trong nghèo khó khi bị tàu hỏa đâm vào năm 1952.

Phải mất tới hơn nửa thế kỷ sau đó, những hành động của Maseko mới được thừa nhận rộng rãi. Một số cuốn sách và một bộ phim tài liệu về cuộc đời ông đến lúc này mới xuất hiện. Ngày nay một số đường phố và một trường học ở Nam Phi đã được đặt theo tên Maseko. Lịch sử nay cũng đã đảm bảo rằng những hành động dũng cảm của ông năm nào sẽ không bị lãng quên.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.