Lo áo dài Việt bị… “chuyển quốc tịch”?!

(PLVN) - Rất nhiều người lo ngại, nếu áo dài không sớm được công nhận là “quốc phục” nữ giới của Việt Nam hoặc là di sản của Việt Nam thì biết đâu thời gian ngắn tới nước láng giềng lại “thay tên, đổi họ” rồi  “chuyển quốc tịch” cho áo dài Việt Nam.

Áo dài Việt Nam bị nước láng giềng “nhận vơ”

Suốt tuần qua, người dân Việt Nam nói chung và các nhà thiết kế (NTK) thời trang nói riêng bức xúc, cực lực phản đối một bài báo trên nhật báo Trung Quốc China Daily và nhà thiết kế “đạo nhái” người Trung Quốc. 

Theo đó, NTK Trung Quốc giới thiệu những mẫu thiết kế có phom dáng và cấu trúc không khác gì áo dài Việt Nam, mang thương hiệu Ne-Tiger ra mắt ở Tuần lễ Thời trang Trung Quốc mùa Xuân Hè 2019 diễn ra tại Bắc Kinh.

Những thiết kế ấy được chú thích là “Chinese style” (phong cách Trung Quốc). Ông Zhang Zhifeng - nhà sáng lập Ne Tiger còn tuyên bố: “Khi sáng tạo ra bộ sưu tập, tôi đã nhấn mạnh vẻ kiêu sa cũng như phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc”.

Không chỉ có Nei Tiger, nhiều bộ sưu tập áo dài khác cũng đã và đang được giới thiệu ở Trung Quốc như là thành quả sáng tạo của họ. 

Nhà thiết kế Trung Quốc giới thiệu những mẫu thiết kế có tên “Phong cách Trung Quốc” có phom dáng và cấu trúc không khác gì áo dài Việt Nam.
Nhà thiết kế Trung Quốc giới thiệu những mẫu thiết kế có tên “Phong cách Trung Quốc” có phom dáng và cấu trúc không khác gì áo dài Việt Nam. 

NTK Sỹ Hoàng kể lại câu chuyện năm 2008: “Trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản tổ chức tại Tokyo - Nhật Bản, tôi có dịp đi tham quan Bảo tàng Kimono. Lúc đó tại Bảo tàng có triển lãm chuyên đề lịch sử trang phục 5.000 năm Trung Quốc.

Nhưng thật bất ngờ, lo lắng và phẫn nộ khi tủ kính trưng bày hiện vật cuối cùng của triển lãm tôi nhìn thấy nguyên bản một bộ áo dài lụa màu xanh ngọc, nón lá và đôi guốc mộc. Phía dưới là bảng ghi chú thích hàng chữ “trang phục hiện đại Trung Quốc”.

NTK áo dài Võ Việt Chung thì chia sẻ rằng, đây không phải là lần đầu anh chứng kiến các mẫu áo dài của Việt Nam xuất hiện trong các bộ sưu tập của các nhà thiết kế Trung Quốc. Từ 10 năm trước, khi dự tuần lễ thời trang ở Thượng Hải, anh đã chứng kiến điều này.

Trở lại câu chuyện, ông Zhang Zhifeng - nhà sáng lập Ne Tiger tuyên bố: “Khi sáng tạo ra bộ sưu tập, tôi đã nhấn mạnh vẻ kiêu sa cũng như phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc”. Có thể nói, đây là sự “nhận vơ”, ăn cắp bản quyền nghiêm trọng của NTK Trung Quốc.  

Đã từ lâu, cả thế giới đều biết, áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam. Chiếc áo dài Việt Nam được nhân loại đánh giá sự đặc trưng ngang với kimono của Nhật Bản, hanbok của Hàn Quốc và sườn xám của Trung Quốc. Cụ thể hơn, chiếc áo dài được ghi rõ “ao dai” cùng với hai từ nữa là “pho” và “banh mi” được giữ nguyên âm tiếng Việt trong từ điển Oxford, như một đặc trưng văn hóa Việt Nam.

Phom dáng và cấu trúc mẫu thiết kế không khác gì áo dài Việt Nam.
Phom dáng và cấu trúc mẫu thiết kế không khác gì áo dài Việt Nam. 

Trang phục truyền thống của một dân tộc nói riêng hay một quốc gia nói chung là hồn cốt, là cái gốc tinh túy của văn hóa mặc. Mà văn hóa mặc thì ở nhiều góc độ có thể xem là thước đo để đánh giá về quan niệm thẩm mỹ của một người, một tộc người, kể cả ở tầm một quốc gia. Bởi vậy, khi trang phục truyền thống của dân tộc bị nhái, bị xúc phạm thì sẽ tạo lên “cơn lốc” phẫn nộ của những người yêu văn hóa dân tộc mình. 

Niềm kiêu hãnh của người Việt do cha ông ta để lại

Theo tài liệu cung cấp từ Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, tiền thân áo dài được gọi là áo ngũ thân cổ đứng. Loại áo này nữ và nam may khá giống nhau, chỉ khác nhau vài đặc điểm như: Nữ cổ áo thấp hơn nam, ống tay nữ hẹp hơn ống tay nam, được định hình từ thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765), ông là người đặt nền tảng cho hình hài của áo dài.

Sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước (1802) đã kế thừa sự cải cách trang phục của Chúa Nguyễn. Tới năm 1836 - 1837 Vua Minh Mạng quyết định tiến hành cải cách trang phục và áo dài được phổ biến rộng trong cả nước.

Trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, họa sĩ Cát Tường là người khởi xướng cho phong trào cách tân áo dài truyền thống. Ông đã thiết kế áo dài gọn hơn, khoe vẻ đẹp người phụ nữ, phù hợp với đời sống xã hội lúc bấy giờ. Họa sĩ Cát Tường đã thêm những yếu tố tạo hình mới vào áo dài như vai bồng, áo có cổ lá sen, tà áo hẹp hơn…

Bản vẽ đầu tiên của chiếc áo dài với tên gọi Lemur được họa sĩ Nguyễn Cát Tường công bố trên Báo Phong Hóa số 90, ra ngày 23/3/1934. “Đại từ điển danh nhân thế giới” do Nhật Bản ấn hành năm 2013 ghi nhận họa sĩ Nguyễn Cát Tường là tác giả của chiếc áo dài Việt Nam bằng thông tin: “Chính ông khởi xướng việc cách tân y phục phụ nữ truyền thống của dân tộc mình. Những kiểu áo dài do ông nghĩ ra có ảnh hưởng lớn đến lối thiết kế áo dài hiện đại”.

Điều đáng tiếc là, khi ông Cát Tường mất năm 34 tuổi, cả 5 người con của họa sĩ Nguyễn Cát Tường đều không nối nghiệp cha, nên đến nay vẫn không ai đăng ký sở hữu trí tuệ đối với chiếc áo dài Lemur.

Theo GS.TS Trần Lâm Biền (nhà nghiên cứu văn hóa Việt), áo dài là hình ảnh đặc trưng của Việt Nam, do người Việt Nam thiết kế đầu tiên. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, áo dài là của người Việt Nam. Thi sĩ Xuân Diệu từng xao xuyến: “Những tà áo lụa mong manh ấy/ Đã gói hồn tôi suốt trọn đời”.

Chiếc áo dài Việt Nam độc đáo, có sức lôi cuốn kỳ lạ không thua bất kỳ bộ trang phục của các quốc gia nào khác trên thế giới. Áo dài Việt Nam là niềm kiêu hãnh của người Việt Nam. 

Cần khẩn trương công nhận áo dài là “quốc phục” Việt Nam

Nhiều căn cứ là vậy, tuy nhiên đến nay, dù áo dài Việt Nam được thế giới biết tới nhưng để “định vị” áo dài của Việt Nam một cách “danh chính, ngôn thuận” mang tầm thế giới thì vẫn là… ảo ảnh. 

Việc công nhận chiếc áo dài là quốc phục Việt Nam đã được “xới xáo” cách đây 6 năm. Nhưng suốt thời gian qua, việc công nhận ấy vẫn còn “tắc nghẽn” ở các cuộc hội thảo, bàn luận. Cụ thể, năm 2013, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm xây dựng đề án lễ phục Việt Nam để tìm kiếm bộ lễ phục nhà nước, sử dụng chung vào những dịp lễ trọng của quốc gia. 

Dự án này đã được làm rất công phu, với ba hội thảo được tổ chức ở ba miền đất nước nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà văn hóa để thống nhất tiêu chí chọn lễ phục nhà nước, định hướng các nhà thiết kế trong việc thiết kế lễ phục, tổ chức cuộc thi thiết kế bộ lễ phục và đã mời hơn chục nhà thiết kế cả nước tham gia.

Trong khi mẫu lễ phục nữ được các nhà thiết kế chọn là áo dài, nhận được sự đồng thuận rất cao từ người dân đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà văn hóa thì riêng bộ lễ phục cho nam giới, các nhà thiết kế đưa ra nhiều phương án khác nhau, từ áo dài khăn đóng, bộ complê cải tiến... Các mẫu này đều không nhận được sự ủng hộ từ các thành viên hội đồng tuyển chọn mẫu lễ phục cho tới người dân.

Theo ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, khi trình lên Chính phủ vào năm 2014, đề án này đã phải dừng lại bởi chưa tìm được bộ lễ phục cho nam giới và một số lý do khác.

Vì vậy tới nay, mặc dù áo dài nhận được sự đồng thuận rất lớn của xã hội nhưng vẫn chưa có văn bản cụ thể nào công nhận áo dài nữ là lễ phục. Trong khi tranh cãi quốc phục nam, nữ, ông Vi Kiến Thành cũng như những người yêu tà áo dài mong muốn, chiếc áo dài sớm được định danh là quốc phục nữ giới của Việt Nam. 

Rất nhiều người lo ngại, nếu áo dài không sớm được công nhận là áo dài quốc phục nữ giới của Việt Nam, là di sản của Việt Nam, biết đâu thời gian ngắn tới,  áo dài Việt Nam lại bị các nhà thiết kế nước ngoài “thay tên, đổi họ, chuyển quốc tịch”, thậm chí có thể tạo dựng những chứng cứ lịch sử khác, mà tước đoạt bản quyền chiếc áo dài của Việt Nam.

Dưới góc độ của người làm chuyên môn, ông Vi Kiến Thành cho rằng rất nên xúc tiến để áo dài trở thành lễ phục cho nữ giới ở Việt Nam. Các nhà thiết kế mong muốn, cơ quan chức năng Việt Nam cần khẩn trương có động thái đăng ký bản quyền chiếc áo dài với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.

NTK Minh Hạnh: “Ngay sau khi xem chương trình Tuần lễ Thời trang Trung Quốc mùa Xuân Hè 2019 diễn ra tại Bắc Kinh, tôi đã rất bất bình và gọi điện cho một số nhà quản lý đề nghị Việt Nam nên có động thái đăng ký bản quyền chiếc áo dài với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.

Bởi đây là một “đường lưỡi bò” thứ 2 về mặt văn hóa. Sự xâm thực về văn hóa này rất nguy hiểm, biến văn hóa truyền thống của người Việt thành một bộ phận văn hóa của Trung Quốc thì không thể chấp nhận được!”.

NTK Ngọc Hân: “Việc nhận bộ sưu tập áo dài đó là của Trung Quốc là một sự thừa nhận lố bịch vì đó rõ ràng là áo dài của Việt Nam. Áo dài của mình là có quần, xẻ tà lên tận eo, còn sườn xám thì không có quần, cách tân như váy đầm và xẻ tà rất thấp. Hai trang phục này khác nhau, cổ áo cũng khác nhau”.

NTK Việt Hùng: “Khi muốn đưa một sự việc nào đó ra ánh sáng, chúng ta phải “nói có sách, mách có chứng” rõ ràng. Nhưng hiện tại, áo dài vẫn chưa được công nhận trên mặt giấy tờ. Hiện tại, chúng chỉ là trang phục mang tính đại chúng, được người Việt Nam mặc nhiều nhất.

Vì thế, tôi nghĩ công nhận áo dài là quốc phục của người Việt Nam là việc rất cần thiết. Khi chưa công nhận áo dài là quốc phục trên giấy tờ thì những tranh cãi sẽ còn kéo dài. Cuộc chiến văn hoá trong thời kỳ tranh sáng, tranh tối này quả thật sẽ rất khó khăn”.

NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam: “Là một nhà thiết Việt, tôi thấy việc “nhận vơ” áo dài là của Trung Quốc thật không đúng. Kể cả họ có nói rằng, thiết kế đó giống áo sườn xám của họ thì cũng không phải. Sườn xám và áo dài khác nhau, điều đó chỉ khẳng định áo dài Việt Nam quá đẹp nên đã bị sao chép.

Sau sự ồn ào này, tôi quyết tâm làm những chương trình để nâng tầm cho áo dài, như kết hợp với các hội phụ nữ, doanh nhân, sinh viên... để làm nhiều lễ tôn vinh áo dài ở Việt Nam và ở nước ngoài thông qua các tuần lễ thời trang”.

NTK Sĩ Hoàng: “Tôi cho rằng áo dài là văn hóa mặc của người Việt Nam, muốn giữ được văn hóa đó bạn phải mặc. Mặc áo dài không chỉ để đẹp, mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân. Văn hóa chỉ được bảo tồn chắc chắn, phát huy được giá trị khi được sống trong lòng đời sống hằng ngày.

Ngoài ra, Bảo tàng Áo dài và Hội Di sản Văn hoá TP HCM đang tiến hành lập hồ sơ trình Chính phủ để công nhận áo dài là quốc phục Việt Nam, tiến tới xác nhận áo dài là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại thuộc sở hữu của Việt Nam tại UNESCO. Tuy nhiên, đến nay tiến trình này vẫn còn khó khăn. Nhưng chúng tôi vẫn đang cố gắng”.

NTK Cao Minh Tiến: “Nhiều NTK hay nghệ sỹ Việt Nam hiện tại coi áo dài là quốc phục nhưng lại chưa đề cao trang phục dân tộc trong các cuộc thi hay mỗi khi có sự kiện ở nước ngoài.

Ngay cả trên thảm đỏ, nhiều người không lấy áo dài là sự lựa chọn hàng đầu hay góp sức truyền bá, bảo vệ áo dài trước thế giới. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần kiểm duyệt tất cả các bộ trang phục dân tộc, quốc phục đi ra quốc tế dự thi, chứ không phải như hiện nay mọi người đang mang những thứ hiện đại đi thi”. 

T.Dương  (t/h)

Đọc thêm

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII
(PLVN) - Ở tầm cao lý luận và thực tiễn, bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng tầm tư tưởng, khơi dậy tình cảm, khát vọng, cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Lá phiếu của niềm tin và trách nhiệm

Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.
 
(PLVN) - Ngày hội của toàn dân đang đến rất gần, mọi người dân đất Việt với tinh thần trách nhiệm, náo nức mong chờ, gửi trọn niềm tin vào lá phiếu để bầu ra người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Những tiếng nói lạc lõng cần phải lên án

Thị trấn Bến Sung (Như Thanh, Thanh Hóa) trang hoàng đường phố hướng đến Ngày bầu cử.
(PLVN) - Ðể bày tỏ thái độ trước hiện tượng xuất hiện một số tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật hòng phá hoại, xuyên tạc cuộc bầu cử, trên trang Trực diện TV, ông Minh Giang - người Mỹ gốc Việt, đã công bố video nhan đề "Bầu cử QH: Nói xấu ứng cử viên, xuyên tạc bầu cử, đến hẹn lại lên".

'Giữ lấy đức tin bền vững em ơi! '…

lCác nhân viên y tế tại xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đi khử khuẩn tại khu vực được khoanh vùng chống dịch, sau khi xã này ghi nhận 2 ca bệnh liên quan đến Bệnh viện K hôm 7/5.  Ảnh: Mạng xã hội
(PLVN) - Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì hơn ai hết, mỗi người dân cần có ý thức chống dịch, thực hiện tốt “5K” và bình tĩnh, không hoang mang thất thiệt… 

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử
Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.

Có cần những hình phạt cứng rắn hơn?

 Mỗi người dân nếu lơ là chống dịch sẽ ảnh hưởng tới công sức của bao người trong cuộc chiến thầm lặng và quyết liệt này. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Do liên tiếp có một số trường hợp lây nhiễm Covid-19 sau khi đã hoàn thành cách ly, tuần qua Bộ Y tế đã gửi tin khẩn cho biết tạm thời chưa cho rời khỏi khu cách ly với những người đã cách ly tập trung đủ 14 ngày và có 2 xét nghiệm âm tính…

Chỉ đạo của Thủ tướng phải được thực hiện nghiêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi bài viết “Để lây lan dịch bệnh sau cách ly: Trách nhiệm người đứng đầu địa phương ở đâu?” được đăng tải, Báo PLVN nhận được nhiều ý kiến phản hồi đồng tình với cách đặt vấn đề của Báo và mong muốn không chỉ người đứng đầu địa phương mà người dân và toàn xã hội cần phải nâng cao trách nhiệm chung tay cùng Đảng, Nhà nước phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả.

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ
(PLVN) - Hành trình để bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm xâm hại và hành trình đi tìm công lý cho nạn nhân trẻ em có thể gian nan, vất vả, nhưng đó là một hành trình đúng đắn để theo đuổi. 

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường
(PLVN) - Thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại một số nút giao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một trong các nguyên nhân được xác định dẫn đến tình trạng này là do sự phân bố, điều chỉnh của đèn tín hiệu giao thông chưa hợp lý. Cùng với đó, việc một cụm đèn tín hiệu giao thông có nhiều cơ quan tham gia quản lý cũng dẫn tới nhiều bất cập, ảnh hưởng tới việc khai thác của đèn tín hiệu.

Bản lĩnh giám định viên

Bản lĩnh giám định viên
(PLVN) - Câu chuyện đối tượng Nguyễn Xuân Quý dưới vỏ bọc bệnh nhân tâm thần đã buôn bán ma túy, lập “động lắc” trong Bệnh viện Tâm thần TWI (Thường Tín, Hà Nội) vừa gây chấn động dư luận; thì câu chuyện một đối tượng chỉ trong 5 năm đã hai lần thoát án giết người vì có chứng nhận tâm thần ở Đắk Lắk lại một lần nữa làm người ta sững sờ.

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên
(PLVN) - Tại đất nước láng giềng Campuchia, Covid-19 lây lan quá nhanh  đến mức Thủ tướng nước này cảnh báo mở rộng phong tỏa. Trước đó, nhà chức trách đã áp lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ ngày 15/4 cho đến ngày 28/4. Tình hình này tạo ra nguy cơ trực tiếp với Việt Nam.

Chuyển đổi vị trí

Chuyển đổi vị trí
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa phát đi thông cáo báo chí kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) quý I và kế hoạch công tác quý II năm 2021. Theo đó, đối với công tác PCTN, TTCP cho biết đã tập trung kiểm tra hơn ngàn cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động. Công bố, công khai theo quy định của pháp luật kết quả kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và PCTN.

Trung thực và thẳng thắn

Ông Đoàn Ngọc Hải đã rất sốt ruột vì người nghèo, người cần nhà.
(PLVN) - Việc ông Đoàn Ngọc Hải đòi hai địa phương tiền ông đã trợ giúp để xây nhà cho người nghèo đã gây ra một sự chú tâm không nhỏ trong dư luận xã hội. 

Niềm tin bứt phá vươn lên

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng một số thành viên Chính phủ.
(PLVN) - Hôm qua, 8/4, với việc kiện toàn 14 nhân sự mới, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính gồm 28 thành viên đã ra mắt.

Chuyện vô lý ở Hội An

Ngôi nhà số 75 Nguyễn Thái Học,TP Hội An.
(PLVN) - Câu chuyện sai phạm “3 trong 1” trong sự việc liên quan ngôi nhà cổ là tài sản công tại số 75 Nguyễn Thái Học, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam; khiến nhiều người đặt vấn đề vì sao chính quyền địa phương lại “hiền” trước các sai phạm có tính chất ngang ngược, nghiêm trọng như vậy?