Liên tiếp vụ học sinh tự tử: Học sinh đang cô đơn ngay trong gia đình và lớp học

Học sinh trầm cảm, cô đơn, xu hướng tự tử ngày một gia tăng. Ảnh minh họa.
Học sinh trầm cảm, cô đơn, xu hướng tự tử ngày một gia tăng. Ảnh minh họa.
Vụ nữ sinh lớp 10 tại An Giang nghi tự tử vì ức chế với cách cư xử của giáo viên chưa nguôi thì lại tiếp tục xảy ra vụ học sinh lớp 7 tại Bà Rịa Vũng Tàu nhảy từ lan can tầng 2 trường học xuống đất. Tiếng chuông cảnh báo tình trạng khủng hoảng tâm lý trong học sinh một lần nữa được gióng lên.

Học sinh càng ngày càng cô đơn

Nữ sinh lớp 10 tại An Giang vì bức xúc bị hiệu trưởng, hiệu phó, cô giáo chủ nhiệm bắt viết kiểm điểm đọc dưới cờ trong buổi sinh hoạt toàn trường đã uống cả vỉ thuốc hen suyễn để chứng minh: "Em không làm gì sai".

Trước đó, một nữ sinh lớp 12 của một trường THPT ở quận Thủ Đức,  tự tử tại nhà riêng và mới đây nhất là sáng 9/12, nữ sinh lớp 7 Trường THCS Nguyễn Thái Bình (Vũng Tàu) đang trong giờ học Toán bất ngờ xin giáo viên ra ngoài rồi nhảy từ tầng 2 xuống đất. Em được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch: Gãy xương chậu, dập gan. Nhà trường và các cơ quan chức năng đang tìm hiểu nguyên nhân em đột ngột nhảy lầu.

Các vụ tự tử liên tiếp trong nhà trường gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng học sinh bị khủng hoảng tâm lý, không làm chủ được cảm xúc và hành vi của bản thân. Các chuyên gia giáo dục đã thừa nhận tình trạng học sinh bị trầm cảm, cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình và lớp học của mình ngày càng tăng trong bối cảnh xã hội hiện đại.

Một nghiên cứu gần đây của nhóm chuyên gia Ấn Độ cho biết, có đến 80% người trẻ dưới 18 tuổi từng trải qua cảm giác cô đơn, cao gấp đôi so với tỷ lệ 40% người trên 65 tuổi trải qua cảm giác cô đơn.

Lý giải thực tế này, ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh, giảng viên Trường Phát triển tài năng và tính cách John Robert Power cho biết, độ tuổi 13-18 là giai đoạn trẻ muốn tự khẳng định mình với hàng loạt câu hỏi như tôi là ai, tôi như thế nào, tôi làm sao để khẳng định mình. Trong khi đó, đây cũng là giai đoạn gia đình và nhà trường đặt nhiều kỳ vọng nơi các em (áp lực điểm số, thành tích học tập, công nhận kỹ năng...). Khi không đáp ứng được kỳ vọng, nhiều em e ngại không muốn nhờ sự giúp đỡ vì tâm lý sợ bị từ chối và phủ nhận. Từ đó, các em rơi vào cảm giác cô đơn, chọn sự im lặng, không chơi với ai, không trò chuyện cùng ai.

Theo TS Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, học sinh rơi vào trạng thái cô đơn thường có các biểu hiện như nghe đi nghe lại một bản nhạc nào đó một cách vô thức, có thói quen thức khuya, đắm chìm trong bóng tối, không dám nhìn vào mắt người đối diện, đặt niềm tin vào các mối quan hệ ảo, cảm thấy lạc lõng giữa đám đông, cảm thấy bản thân có nhiều khiếm khuyết...

Khi nào giáo viên mới thật sự là điểm tựa tâm lý cho học sinh?

  • Dưới góc độ tâm lý, TS Nguyễn Thanh Hùng phân tích, cô đơn là trạng thái cảm xúc gây cho cơ thể cảm giác mệt mỏi, khó chịu, tiết ra hóc môn phản kháng lại sự giao tiếp với xã hội khiến người rơi vào trạng thái cô đơn, khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ và giao tiếp xã hội. Thậm chí, chuyên gia này cảnh báo, nếu không kịp thời phát hiện, người có cảm giác cô đơn sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm, trường hợp xấu nhất là có ý định kết thúc cuộc sống.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, thầy Lâm Vũ Công Chính, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, nhận định, 2 đối tượng cần sự quan tâm nhiều hơn của giáo viên là học sinh quá hiếu động và học sinh quá thụ động. Thường với những trường hợp này, các em ít tìm được sự chia sẻ của những người xung quanh. Vì vậy, nếu thầy cô không chủ động gần gũi và chia sẻ sẽ gián tiếp đẩy các em đến cảm xúc tiêu cực, dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Theo ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh, cần tạo môi trường học tập không phán xét, cho học sinh cảm giác an toàn, có thể thảo luận, bày tỏ suy nghĩ, tạo điều kiện cho các em tự khám phá, hiểu và chấp nhận bản thân trước khi bị chi phối bởi áp lực.

Đặc biệt, đối với học sinh, nếu cảm giác cô đơn dẫn đến suy nghĩ tiêu cực thì ngay khi vừa có suy nghĩ tiêu cực, các em không nên một mình chống chọi với cảm xúc tiêu cực đó mà ngay lập tức gọi điện cho cha mẹ, thầy cô hay bất cứ ai để giải tỏa cảm xúc này.

Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, gia đình và nhà trường đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý, tính cách của học sinh. Nếu gia đình là điểm tựa vững chắc về tình yêu thương thì nhà trường là chỗ dựa về tinh thần, giúp học sinh cảm thấy được đồng hành và chia sẻ.

Đồng quan điểm, thầy Lâm Vũ Công Chính bày tỏ, để không xảy ra những trường hợp học sinh tự tử đau lòng như thời gian qua, thầy cô nên bớt chút thời gian để lắng nghe học sinh nói, đồng hành các em. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khẳng định cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động các phòng tư vấn tâm lý học đường để kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề trong đời sống tinh thần và cảm xúc của học sinh như: Khó khăn trong học tập, vướng mắc trong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, lo lắng vì điểm số, thành tích học tập...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).