Lịch sử lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương tại thị trấn Phan Rí Cửa

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bình Thuận được đến với nhiều lễ hội như Lễ hội Trung Thu, Lễ hội Katê... nhưng ít ai biết, từ năm 2018, Bình Thuận lại có thêm Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong với quy mô lớn vào mùng 10/3 Âm lịch hàng năm.

Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương ở Phan Rí Cửa

Đền thờ Hùng Vương ở thị trấn Phan Rí Cửa trước đây là ngôi đình của làng Cam Hải. Đình được nhân dân địa phương xây vào năm 1859 để thờ Thành hoàng Bổn cảnh và các bậc tiền, hậu hiền có công khai khẩn đất đai, quy tập nhân dân lập làng trên vùng đất Phan Rí Cửa. Trong những năm 1945 - 1954, để tránh tình trạng đình làng bị giặc chiếm đóng, biến thành đồn bốt để trấn giữ và đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng nên người dân địa phương đã đưa Phật vào thờ trong đình làng Cam Hải, đồng thời sử dụng nơi đây làm cơ sở hoạt động của Hội Phật học Phan Rí Cửa.

Đến năm 1958, người dân đưa thêm các vị vua Hùng vào thờ phụng tại đình làng Cam Hải. Năm 1964, sau khi chùa Hải Hội được xây dựng hoàn chỉnh, Hội Phật học Phan Rí Cửa đã thỉnh Phật qua thờ trong chùa, thỉnh Thánh vào thờ trong di tích. Từ đó, nơi đây chỉ dành riêng để tôn thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Tên gọi Đền thờ Hùng Vương đã ra đời, trở thành tên gọi chính thức của di tích và tồn tại cho đến ngày nay.

Năm 2016, nhân dịp tham dự giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền Hùng (Phú Thọ), Đoàn tỉnh Bình Thuận đã long trọng thỉnh rước “Đất, Nước và chân hương” từ Đền Hùng Phú Thọ về quê hương Bình Thuận. Nước được lấy nước từ Giếng Ngọc, đất lấy tại núi Nghĩa Lĩnh, và chân hương tại lư hương đền Thượn. Đền thờ Hùng Vương ở thị trấn Phan Rí Cửa được chọn làm nơi an vị, thờ phụng các di vật quý giá, thiêng liêng này. Đồng thời, Lễ hội Giỗ Tổ các vua Hùng tại Đền thờ Hùng Vương từ lễ hội riêng của người dân thị trấn Phan Rí Cửa trở thành lễ hội chung (Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng cấp quốc gia) của nhân dân trong tỉnh Bình Thuận cùng Phú Thọ, Hưng Yên và Cà Mau.

Linh thiêng ngày lễ hội

Chương trình Lễ hội Giỗ tổ các vua Hùng tại Phan Rí Cửa bao gồm phần lễ và phần hội. Nội dung, hình thức các nghi lễ, lễ vật và cách thức thực hiện trong Lễ hội Giỗ Tổ đền thờ Hùng Vương đã thể hiện nét trang nghiêm, thành kính, đảm bảo vừa phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chung của cả nước, vừa thích nghi với phong tục tập quán của người dân Bình Thuận.

Lễ hội cũng đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và niềm mong mỏi của người dân trong tỉnh; góp phần giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tình yêu quê hương đất nước cho các thế hệ; góp phần củng cố, tăng cường khối đoàn kết, gắn bó, hòa hợp giữa các cộng đồng dân cư.

Thời gian bắt đầu Lễ hội thường từ sáng mùng 10/3 Âm lịch. Lãnh đạo tỉnh (Chủ lễ) đọc chúc văn, đánh trống khai hội. 9 nam thanh niên và 9 thiếu nữ trong trang phục truyền thống đi theo hai hàng bưng 18 chiếc bánh chưng và 18 chiếc bánh dày từ sân lễ vào trong đền thờ. Lãnh đạo tỉnh, các đoàn thể, bà con nhân dân vào dâng bánh chưng, bánh dày và dâng hương tưởng niệm các vua Hùng.

Các đình, chùa, đền, miếu, lăng vạn… tổ chức đoàn lễ trang nghiêm (có cờ lễ, tàn lọng, chiêng trống, kiệu lễ…) thỉnh rước các vị thần, tiền hậu hiền… của làng mình lần lượt đến ra mắt, bái yết và dâng lễ vật lên các vị vua Hùng tại Đền thờ Hùng Vương. Họ cũng báo cáo tình hình cuộc sống, làm ăn của dân làng trong năm qua và cầu nguyện các vua Hùng phù hộ, độ trì cho dân chúng trong năm mới có cuộc sống ấm no và sung túc hơn. Sau nghi thức, các đoàn lễ của các làng đến ra mắt và bái yết Hùng Vương. Ban quản lý đền thờ thực hiện nghi thức chánh tế các vua Hùng với nhiều nghi lễ trang nghiêm diễn ra theo đúng tập tục và truyền thống vốn có do cha ông truyền lại.

Về phần hội, chương trình sẽ tổ chức các hoạt động thi làm bánh chưng và bánh dày, văn nghệ, thể thao…, tạo nên không khí đoàn kết và rộn ràng trong ngày lễ trọng đại của dân tộc.

Từ năm 2018 trở đi, Lễ hội Giỗ Tổ tại đền thờ Hùng Vương ở thị trấn Phan Rí Cửa có vai trò và giá trị to lớn, là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu trong đời sống tâm linh tín ngưỡng của người dân. Lễ hội cũng đã lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa có giá trị độc đáo, đã tồn tại hàng ngàn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của mỗi người dân Việt. Đồng thời, đây cũng là ngày để toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân ta nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Tin cùng chuyên mục

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đọc thêm

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…

Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

'Có xem chèo Khuốc với anh, thì về…'

Hát chèo đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân Thái Bình. Ảnh TXVN.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý đệ trình hồ sơ để UNESCO xem xét, đưa “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của cả nước và người dân quê lúa Thái Bình - một trong những cái nôi của nghệ thuật Chèo truyền thống Việt Nam…

Chuyện xưa Hà Nội qua những tour du lịch hấp dẫn

Câu chuyện làm thuốc của một gia đình làm thuốc ở phố cổ Hà Nội trong Chuyện phố hàng. (Ảnh: Hoàng Lân)
(PLVN) - Thông qua những tour khám phá di sản, di tích về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách, Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn liền với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long ngàn năm.

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)
(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Chuyện giữ nghề ở Hà Nội

Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề. (Ảnh: ĐH)
(PLVN) - Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề đã và đang bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Sự mai một của nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi kế sinh nhai của người dân, mà còn mất đi một chiều cạnh văn hóa đã từng gắn bó với một vùng đất…

Để người trẻ yêu Tuồng

Cảnh trong vở diễn “Nghêu Sò Ốc Hến” của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
(PLVN) - Hiện nay, có một điều đặc biệt là rất nhiều bạn trẻ từ tò mò, lạ lẫm đã bắt đầu có thói quen mua vé đi xem diễn Tuồng và đã có những người trẻ làm cho bộ môn nghệ thuật cổ điển, khó xem này đi vào đời sống giải trí. Phóng viên đã có buổi trò chuyện với Bùi Yến Linh - Trưởng nhóm Marketing - Truyền thông, thuộc Phòng Tổ chức Biểu diễn Nhà hát Tuồng Việt Nam về cách làm mới thu hút người trẻ mua vé xem tuồng như đi nghe nhạc trẻ.

Ký ức về sân bay Nội Bài và đời sống Hà Nội 45 năm trước

Mặt trước giấy thu hồi hộ chiếu cùng dấu nhập cảnh ở Nội Bài của Công an ngày 17/7/1979 vẫn với tên “CỬA KHẨU GIA LÂM”. Mặt sau tờ giấy thu hồi hộ chiếu ngày ấy với nhằng nhịt những chữ ký cho phép tạm trú và đong gạo.
(PLVN) - Hà Nội vừa kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. 70 năm đã qua, biết bao nhiêu đổi thay… Chứng kiến sự phát triển không ngừng ở Hà Nội hôm nay ngày càng văn minh, hiện đại nhiều người cũng chưa quên về những năm tháng Hà Nội còn khó khăn, thiếu thốn.

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long
(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải B cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long' năm 2024

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (áo dài đen bên phải) giành giải B cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Bài báo “Có một Hồ Tây như thế” của phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương thuộc Báo Pháp luật Việt Nam được vinh danh tại lễ trao giải.

Lão tướng giữ thành Hà Nội

Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
(PLVN) - Nguyễn Tri Phương khi bị thương nặng đã nằm gan lì trong thành Hà Nội, quân Pháp mang thuốc và cháo cho ăn ông đều cự tuyệt. Ông mất lúc 74 tuổi và xứng đáng là một trung thần của triều Nguyễn.

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)
(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(PLVN) - Tiếp sau bài báo “Lộng ngôn” trong cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng để di sản văn hóa bị ảnh hưởng” đăng báo in số 272 phát hành ngày 28/9/2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc và các chuyên gia văn hóa xung quanh vấn đề giải pháp để bảo vệ phát triển di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.