Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…

Hồn thiêng sông núi cố đô ngàn năm tuổi

Ninh Bình đang triển khai đề án đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Theo đó, cố đô Hoa Lư chứa đựng cả một hệ sinh thái thiên niên kỷ, bao gồm di sản tự nhiên, di sản định cư, các di tích khảo cổ, lịch sử, bản sắc văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị. Đô thị di sản này cũng là địa điểm linh thiêng, mang tính biểu tượng khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.

Ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, Tràng An đang mang sứ mệnh mới, trở thành trung tâm của Đô thị di sản thiên niên kỷ, từ đó thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh. Theo đó, Tràng An là địa điểm nổi bật trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, cho thấy nhiều bằng chứng về quá trình tương tác giữa người cổ với cảnh quan thiên nhiên và nỗ lực thích ứng của họ với những biến cố môi trường trong hơn 30.000 năm, từ 1.200 đến 33.000 năm trước.

Theo ông Phạm Quang Ngọc, Ninh Bình tự hào là vùng đất cổ, nơi có con người cư trú từ thời tiền sử, cách đây 30 ngàn năm. Trước khi hình thành kinh đô Hoa Lư, nơi đây đã từng là một trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế với vai trò, chức năng trị sở lớn.

Trải qua 86 năm, với tám đời vua của ba triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lý, Nhà nước Đại Cồ Việt đã có đóng góp to lớn, giữ vị trí, vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc, khẳng định mạnh mẽ nền độc lập, tự chủ, ý chí tự cường, tự tôn dân tộc, tạo nền móng vững chắc để các triều đại phong kiến sau này kế thừa và phát triển.

Cố đô Hoa Lư.

Cố đô Hoa Lư.

Thế kỷ X, Hoa Lư được Vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm nơi đóng đô của nhà nước Đại Cồ Việt. Thời Trần, là nơi triều đình chọn lựa đặt dựng hành cung Vũ Lâm lãnh đạo nhân dân Đại Việt kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược. Thời Lê sơ, là lỵ trấn Vân Sàng của trấn Sơn Nam Hạ. Truyền thống lịch sử - văn hóa đó đã để lại cho vùng đất này hệ thống di sản đồ sộ, đa dạng, có giá trị đặc sắc, mang tầm quốc gia và quốc tế, với những giá trị nổi bật toàn cầu đã được ghi nhận.

Chỉ riêng Hoa Lư và thành phố Ninh Bình có 468 di tích đã được kiểm kê (chiếm 25,7% số di tích được kiểm kê trên địa bàn tỉnh). Đến hết năm 2022, toàn vùng có 106 di tích đã xếp hạng (chiếm 26,8% số di tích được xếp hạng của tỉnh) gồm 76 di tích cấp tỉnh, 28 di tích cấp quốc gia, 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 1 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Về di sản văn hóa phi vật thể, toàn vùng hiện có 104 di sản được kiểm kê (chiếm 18% số di sản toàn tỉnh), gồm 6 loại hình, trong đó 2 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Lễ hội Hoa Lư và Nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân (chiếm 50% số di sản được ghi danh của tỉnh). Trong hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, đa dạng, phong phú này, có nhiều di sản văn hóa vật thể có giá trị đặc biệt, tạo nên nét khác biệt, độc đáo của Ninh Bình như: di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư; danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động; di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Non Nước.

Đặc biệt, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An - di sản hỗn hợp đầu tiên và duy nhất ở khu vực Đông Nam Á được UNESCO công nhận - với các giá trị đặc biệt, nổi bật toàn cầu về địa chất địa mạo, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, chứa đựng kho tư liệu đồ sộ, đầy đủ, phong phú và nguyên vẹn về nhân loại thời tiền sử, thể hiện cách thức thích ứng của nhân loại trước những biến đổi lớn về môi trường địa cầu trong hàng vạn năm qua.

Tràng An còn có những giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật, với các nền văn minh thời đại kim khí, văn minh Đông Sơn, nơi được lựa chọn để đặt kinh đô Hoa Lư của nhà nước Đại Cồ Việt. Cùng hàng trăm đền, chùa, miếu, phủ, các công trình kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng hiện hữu trong các hang động, mái đá hay bên sườn núi đồng điệu cùng thiên nhiên và có kiến trúc mang tính kỹ thuật, mỹ thuật cao, các lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc mang hồn cốt văn hóa của người dân Ninh Bình nói riêng, Việt Nam nói chung.

Quần thể Danh thắng Tràng An.

Quần thể Danh thắng Tràng An.

Hơn một nghìn năm trôi qua, nhưng âm hưởng của kinh đô Hoa Lư xưa vẫn còn vang vọng tới tận hôm nay. Mặc dù, với tính chất kinh đô mang màu sắc quân sự nhưng chất cố đô đã ảnh hưởng, góp phần tạo nên tính cách người Ninh Bình. Sự hào hoa phong nhã, phong lưu nhưng rất tinh tế như một sự thừa hưởng tính cách của tầng lớp quý tộc phong kiến. Có thể đó còn là sự ảnh hưởng của vùng văn hoá với núi non trùng điệp của một Hạ Long trên cạn, là ảnh hưởng của sông Vân núi Thuý bình an như tên gọi Ninh Bình, mảnh đất bình yên và vững chãi…

Những năm qua, bằng việc khơi dậy và phát huy bản sắc văn hóa của vùng đất cố đô ngàn năm văn hiến và tích cực xây dựng văn hóa ứng xử cho người dân đã giúp Ninh Bình xây dựng thành công điểm đến thân thiện, được nhiều tờ báo, chuyên trang du lịch quốc tế bình chọn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á với vẻ đẹp hoang sơ tựa viên ngọc quý giữa đất trời.

Và sứ mệnh đô thị di sản tương lai

Lý giải lý do chọn Tràng An, ông Ngọc dẫn chứng từ thời điểm lập hồ sơ đề cử danh hiệu di sản vào năm 2012, tỉnh Ninh Bình chỉ có trên 1 triệu lượt khách. Đến năm 2019, sau 5 năm Tràng An được UNESCO ghi danh, tỉnh đón hơn 7,65 triệu lượt, lượng khách giai đoạn 2010- 2019 tăng trưởng bình quân đạt hơn 12%/năm; doanh thu từ du lịch đạt mức tăng trưởng 24,17%/năm. Trong đó, năm 2019 đạt 3.671 tỷ đồng, tăng gấp 6,7 lần so với 2010.

Các năm 2020-2022, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nhưng tỉnh tiếp tục được nhiều chuyên trang du lịch uy tín như TripAdvisor, Telegraph, Business Insider... đánh giá là điểm đến an toàn và hấp dẫn. Năm 2022, du lịch Ninh Bình phục hồi mạnh mẽ, đón 3,7 triệu lượt khách, tăng gấp 3,6 lần cùng kỳ năm trước; doanh thu tăng gấp 5 lần cùng kỳ năm 2021. Đến năm 2023, toàn tỉnh đón 6,6 triệu lượt khách, riêng quần thể danh thắng Tràng An đón khoảng 4,6 triệu lượt, doanh thu gần 6.500 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đón 3,9 triệu lượt khách, trong đó có gần 340.000 lượt khách quốc tế, đạt 52% chỉ tiêu đề ra của cả năm 2024. Danh thắng Tràng An chiếm đa số lượng khách. Nhiều năm liền, Ninh Bình cũng giữ vững vị trí trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu, 10 tỉnh thu hút lượng khách cao nhất cả nước.

Được kiến tạo cách đây khoảng 250 triệu năm, Tràng An là khu vực có lịch sử tiến hóa địa chất đầy biến động, trải qua nhiều đợt biển tiến, biển thoái. Khối đá vôi Tràng An được các nhà khoa học đánh giá là một trong những khu vực cảnh quan đá vôi dạng nón, tháp cổ điển đẹp nhất thế giới. Hòa giữa những khu rừng nguyên sinh là các thung lũng, hang động, sông nước và đình, đền, chùa, miếu, phủ.

Khu du lịch tâm linh Bái Đính.

Khu du lịch tâm linh Bái Đính.

Nơi đây còn là cái nôi lưu giữ những nét văn hóa lúa nước, khởi đầu cho khai thác nguồn sinh dưỡng săn bắt, hái lượm từ rừng và biển, con người bắt đầu biết canh tác nông nghiệp. Qua thời gian, các lớp cư trú của cư dân cổ Tràng An cùng nhau bồi đắp nên các giá trị truyền thống trong quá trình lao động sản xuất, tạo ra những đặc trưng độc đáo của nền văn minh lúa nước.

Đặc biệt, Tràng An là một trong số ít di sản chịu sự tác động của con người, thậm chí con người và thiên nhiên hòa thuận, mang lại lợi ích cho nhau. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững đã phát huy sức sống, tiềm năng và giá trị di sản, để di sản thực sự là của cộng đồng, do cộng đồng bảo vệ và gìn giữ. Ước tính, số lao động trực tiếp tại khu vực quần thể danh thắng Tràng An khoảng hơn 10.000 người, lao động gián tiếp hơn 20.000 người, thu nhập của cộng đồng dân cư địa phương được nâng cao rõ rệt qua từng năm. Các khu, điểm du lịch trong khu di sản thực sự đóng vai trò là hạt nhân, thúc đẩy phát triển du lịch Ninh Bình.

Để phát triển du lịch Tràng An, từ đó làm trung tâm đô thị di sản, Ninh Bình luôn chú trọng bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, khoanh vùng cấm và tạm cấm khai thác các dãy núi đá vôi, rừng đặc dụng rồi chuyển hướng chiến lược phát triển kinh tế từ “Nâu” sang “Xanh”. Tỉnh cũng vận dụng linh hoạt mô hình hợp tác công - tư, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên: Cộng đồng (người dân) - Chính quyền - Doanh nghiệp.

Vừa qua, Lễ kỷ niệm 10 năm quần thể danh thắng Tràng An được ghi danh chứa đựng nhiều kỳ vọng, phản ánh tầm quan trọng để thế giới hướng về di sản hỗn hợp duy nhất của Đông Nam Á, trái tim của Đô thị di sản thiên niên kỷ trong tương lai không xa.

Di sản Tràng An được xem là nền tảng, là động lực để Ninh Bình có thể khai thác hơn nữa thế mạnh của vùng đất từng được xem là kinh kỳ, đô hội từ hơn 1.000 năm trước. Từ đó dần hiện thực hóa mục tiêu đưa Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp văn hóa, trung tâm tổ chức sự kiện của quốc gia, mang tầm quốc tế, điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới.

Người Ninh Bình tự hào là vùng đất cổ, nơi phát tích của 3 triều đại Đinh, Tiền Lê và thời kỳ đầu nhà Lý. Ninh Bình cũng là nơi có phòng tuyến quân sự quan trọng để các triều vua nhà Trần, Hậu Lê, Tây Sơn… đều dựa vào để bảo vệ, xây dựng lực lượng và chống lại kẻ thù xâm lược.

Vùng đất địa linh nhân kiệt và không gian văn hóa đặc sắc ấy đã tạo nên tính cách con người Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình luôn yêu thương, đoàn kết, thân tình với nhau. Trên những chặng đường lịch sử ngàn năm, người Ninh Bình luôn thể hiện tinh thần cần cù, sáng tạo, đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong khó khăn, gian khổ và luôn dũng cảm, kiên cường trước thiên tai, giặc ngoại xâm.

Cùng đó, thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Ninh Bình một vùng non nước hữu tình với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo du khách. Để từ đó, người dân Ninh Bình lại tiếp nối mạch nguồn văn hóa xa xưa chào đón du khách bằng sự chân chất, hiền hậu, mộc mạc, thanh lịch vốn có.

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho những người làm du lịch, lập lại trật tự cho các điểm đến, Ninh Bình còn chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp trong chất lượng phục vụ du lịch. Giá cả được niêm yết công khai. Chất lượng dịch vụ cũng được các cơ sở lưu trú đặt lên hàng đầu.

Bởi mỗi điểm du lịch không chỉ đơn thuần là du khách được khám phá vẻ đẹp của tự nhiên, con người và lịch sử mà còn được được thỏa mãn về chất lượng phục vụ cũng như thái độ phục vụ, cách giao tiếp ứng xử… Có thể xem đây là sức mạnh mềm, quyết định chất lượng dịch vụ và thu hút du khách quay trở lại nhiều lần, khi ho đã “phải lòng” mảnh đất, con người nơi ấy.

Phát triển mạnh mẽ công nghiệp văn hóa

Báo cáo kinh tế - xã hội của UBND tỉnh trình tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Bình Khóa XV cho thấy, năm 2024, Ninh Bình tiếp tục xác định tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững, với mô hình phát triển “xanh”, lấy du lịch làm mũi nhọn, lấy công nghiệp văn hóa gắn với kinh tế di sản làm đột phá, lấy công nghiệp công nghệ cao làm động lực, nông nghiệp làm trụ đỡ. Trên cơ sở đó, các cấp, ngành đã quyết liệt bắt tay vào triển khai thực hiện, với nhiều giải pháp hiệu quả, thúc đẩy phát triẻn kinh tế trên địa bàn tỉnh. Hầu hết các lĩnh vực đều vượt kế hoạch, trong đó, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) ước đạt gần 26.900 tỷ, tăng 8,19% so với vùng kỳ, vượt kịch bản đề ra (7,1%), xếp thứ 12/63 tỉnh, thành trong cả nước.

Đặc biệt, ngành du lịch có sự bứt phá mạnh mẽ, hàng loạt các chương trình nhằm kích cầu du lịch đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Ninh Bình. Minh chứng là 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đạt trên 6,2 triệu lượt khách, tăng 38% so với cùng kỳ, đạt 83,5% kế hoạch năm; doanh thu từ du lịch đạt gần 6.000 tỷ đồng. Qua đó, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…