Ngôi miếu được dựng từ thời Hùng Vương trên đỉnh Cấm Sơn

Hùng Vương miếu Tổ trên đỉnh núi Cấm nên còn gọi là miếu Cấm.
Hùng Vương miếu Tổ trên đỉnh núi Cấm nên còn gọi là miếu Cấm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là Hùng Vương Tổ Miếu nằm trên đỉnh núi Cấm, thuộc địa phận làng An Thái, xã Phượng Lâu, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tương truyền, ngôi miếu này có lịch sử từ thời Hùng Vương, do chính vua Hùng dựng lên. Đến với di tích này, người dân, du khách không chỉ cầu may mắn, bình an mà còn tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc từ thuở Hùng Vương dựng nước.

Miếu thiêng trên đỉnh núi, giữa vùng địa linh sơn thủy hữu tình

Núi Cấm nằm cách thành phố Việt Trì chừng 5km, gọi là núi nhưng đây là núi đất và chỉ thấp như một quả đồi. Điều đặc biệt là đỉnh núi khá bằng phẳng, có một ngôi miếu cổ gọi là miếu Cấm, ngôi miếu này có lịch sử đã 4.000 năm từ thời Hùng Vương và do chính vua Hùng dựng nên. Vì vậy, miếu Cấm còn có tên gọi khác là Hùng Vương Tổ miếu. Từ tên ngọn núi đến tên miếu đã gợi bao điều bí mật, linh thiêng.

Con đường quanh co dẫn lên núi Cấm...

Con đường quanh co dẫn lên núi Cấm...

Tương truyền, xưa kia núi Cấm có hình dáng một con ngựa, trên đó cây cối rậm rạp như rừng, rộng cả mấy hecta. Vị trí miếu Cấm chính là yên ngựa. Miếu nằm xa khu dân cư, được bao bọc bởi rừng cây cổ thụ, có nhiều thú dữ. Dưới chân núi là hệ thống đầm hồ có mạch nguồn từ Núi Cả trên Đền Hùng đổ về; lại được thông với sông Lô nên cá tôm nhiều vô kể. Tương truyền mùa mưa nước sâu chảy xiết, mùa khô nước cạn nhưng mực nước cũng lên tới 2-3m. Xưa kia muốn vào miếu Cấm tế lễ, người dân phải đi bằng thuyền độc mộc chưa không có đường bộ như bây giờ.

Đàn tế trời trên đỉnh núi Cấm, tương truyền nơi này các vua Hùng hành lễ cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng no ấm.

Đàn tế trời trên đỉnh núi Cấm, tương truyền nơi này các vua Hùng hành lễ cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng no ấm.

Theo các bậc cao niên, miếu Cấm xưa kia dựng từ tranh tre, nứa lá, có lối kiến trúc kiểu nhà sàn của thời đại Hùng Vương, giống hình ảnh nhà sàn khắc trên trống đồng thời văn hóa Văn Lang - Âu Lạc. Diện tích mặt bằng hình chữ nhật gồm ba gian nhỏ, tường bít đốc, mái lợp lá cọ. Đến năm 1940 miếu xây tường gạch, nền gạch, lợp ngói. Đến năm 2014 miếu được tu bổ gian hậu cung, năm 2015 xây dựng nhà tiền tế tạo thành mặt bằng kiến trúc kiểu chữ nhị như hiện nay.

Theo quan sát, Hùng Vương Tổ miếu hiện nay tọa lạc trên đỉnh núi Cấm là một khoảnh đất rộng, bằng phẳng, xa khu dân cư. Một con đường bê tông đưa du khách từ chân núi dẫn lên đỉnh núi nơi miếu cổ, đường chỉ chừng vài trăm mét, hai bên cỏ cây xanh mướt mát. Từ chân núi đi lên, bạn sẽ thấy một bàn thờ thiên rộng rãi ở vị trí lưng ngôi miếu cổ, tương truyền đây là đàn tế trời - nơi các Vua Hùng hành lễ cúng tế, tạ ơn trời đất, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, muôn dân no ấm.

Từ sân miếu nhìn xuống khu vực chân núi Cấm, ngoài những tầng cây to nhỏ chen nhau xanh tốt thì còn có hệ thống đầm hồ ngập nước. Nhờ vậy, không khí nơi đây thanh sạch, mát mẻ quanh năm.

Không gian tâm linh gian tiền tế ngôi miếu cổ.

Không gian tâm linh gian tiền tế ngôi miếu cổ.

Độc đáo chữ Việt cổ Khoa Đẩu trong không gian tâm linh

Đi qua khu vực đàn tế trời là Hùng Vương Tổ Miếu với kiến trúc khung, cột gỗ trông giống một ngôi đình cổ của làng quê Bắc bộ, tường gạch bít đốc, mái lợp ngói nam, trên nóc miếu có đôi rồng cổ thời nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Trên sân miếu lát xi măng rộng rãi, sạch bóng, một chiếc lư hương lớn đặt ngay sát bậc tam cấp bước vào không gian tâm linh miếu cổ.

Điều đặc biệt là lư hương có hoa văn trang trí đậm nét văn hóa Lạc Hồng với hình ảnh đôi chim hạc chầu hai bên. Theo quan sát, ngôi miếu thiết kế ba gian, bốn cột gỗ lim. Hàng hiên có đôi cột bằng xi măng, trên đỉnh mỗi cột có chạm đôi chim phượng.

Bức đại tự cùng đôi câu đối khắc chữ Khoa Đẩu - một loại chữ Việt cổ thời Hùng Vương trong gian hậu cung.

Bức đại tự cùng đôi câu đối khắc chữ Khoa Đẩu - một loại chữ Việt cổ thời Hùng Vương trong gian hậu cung.

Không gian tâm linh miếu cổ gồm có gian tiền tế bài trí giản dị mà linh thiêng, gian hậu cung với bức đại tự có dòng chữ “Hùng Vương Tổ Miếu” viết bằng chữ quốc ngữ và chữ Việt cổ (còn gọi là chữ Khoa Đẩu). Hai bên cột gỗ lim trước gian hậu cung có đôi câu đối sơn son thiếp vàng, cũng viết bằng chữ quốc ngữ và chữ Việt cổ Khoa Đẩu: “Linh thánh sơn nhật nguyệt/ Miếu mạo thọ sơn hà.”

Văn bia Hùng Vương tổ miếu dưới gốc cây cổ thụ

Văn bia Hùng Vương tổ miếu dưới gốc cây cổ thụ

Theo tìm hiểu, trước kia bức đại tự ghi tên miếu và đôi câu đối được viết bằng chữ Hán, khi tiến hành trùng tu miếu cổ, chính quyền địa phương sau khi tham khảo ý kiến các nhà nghiên cứu và cơ quan có thẩm quyền đã quyết định thay bằng chữ quốc ngữ và chữ Việt cổ. Theo ý kiến của Nhóm nghiên cứu chữ Việt cổ Khoa Đẩu tại Phú Thọ, hiện đã phục dựng thành công chữ Việt cổ, các nhà khoa học đã công nhận đó là chữ của người Việt Nam cổ đại, đó cũng chính là chữ được tìm thấy ở một số khu vực khảo cổ từ 12.000 năm trước của các tộc người Việt cổ sinh sống. Bởi vậy, việc dùng chữ Việt cổ để ghi trên bức đại tự tên miếu Hùng Vương Tổ Miếu và trên các câu đối trong miếu là hợp lẽ.

Trên đỉnh núi Cấm, bao quanh ngôi miếu cổ có rất nhiều cây cối xanh tươi, trong đó có nhiều cây cổ thụ...

Trên đỉnh núi Cấm, bao quanh ngôi miếu cổ có rất nhiều cây cối xanh tươi, trong đó có nhiều cây cổ thụ...

Một bàn đá dưới tán cây mát rượi giữa không gian thanh tịnh trên đỉnh núi Cấm để du khách nghỉ chân, ngắm cảnh.Một bàn đá dưới tán cây mát rượi giữa không gian thanh tịnh trên đỉnh núi Cấm để du khách nghỉ chân, ngắm cảnh.

Được biết, ngôi miếu này được trùng tu theo nguyên mẫu vào năm 2014. Các hiện vật cổ bên trong vẫn được giữ nguyên, gồm: 3 bát hương cổ bằng đất sét nung; 3 bộ cỗ ngai đề chữ Ất Sơn đại vương; Viễn Sơn đại vương; Áp Đạo đại vương; mũ và đôi hia (đôi giày cổ).

Lược sử về Miếu Cấm.

Lược sử về Miếu Cấm.

Linh thiêng những giai thoại về ngôi miếu cổ

Xung quanh Hùng Vương Miếu Tổ có nhiều giai thoại dân gian truyền lại. Có câu chuyện kể rằng, ngày xưa vua Hùng tập trung quân tại vùng này để rèn luyện sức khỏe, bảo vệ giang san.

Trong một dịp đưa hoàng hậu cùng đi vi hành, khi ngang qua vùng này, vợ vua chuyển dạ, không làm cách nào để bà bớt đau.

Lúc ấy, có một người hầu nữ tâu với nhà vua rằng vùng này có người con gái múa dẻo, hát hay tên là Quế Hoa, nhà vua bèn cho người đến đón Quế Hoa để hát mua vui cho vợ mình. Tiếng hát và múa của nàng Quế Hoa đến đâu, bà liền an thai đến đấy. Để ghi nhớ sự kiện này, vua đặt tên cho vùng này là làng An Thai, bây giờ gọi chệch đi là làng An Thái.

Một bài minh chuông về Hùng Vương tổ miếu chép bằng chữ Khoa Đẩu, dịch nghĩa chữ quốc ngữ được thờ tự trong miếu.

Một bài minh chuông về Hùng Vương tổ miếu chép bằng chữ Khoa Đẩu, dịch nghĩa chữ quốc ngữ được thờ tự trong miếu.

Trong ngọc phả làng An Thái có đoạn, công chúa Nguyệt Cư con Hùng Vương thứ 17 sinh được 3 ngày, công chúa mắc bệnh khóc suốt ngày đêm, các danh y bó tay. Sau nhờ có tiếng hát của nàng Quế Hoa mà công chúa khỏi bệnh.

Vua Hùng hết lời khen ngợi Quế Hoa, mới bảo các Mỵ Nương học điệu hát của nàng để hát các dịp đầu xuân, gọi là Hát Xuân, nhưng vì Xuân là tên hoàng hậu nên gọi lệch đi là Xoan, tục Hát Xoan của tỉnh Phú Thọ ngày nay có nguồn gốc như vậy. Ngày nay Hát Xoan của quê hương đất Tổ Hùng Vương trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Miếu cổ kiến trúc theo lối xây tường bít đốc, có trang trí linh thú và cách điệu hình chữ thọ...

Miếu cổ kiến trúc theo lối xây tường bít đốc, có trang trí linh thú và cách điệu hình chữ thọ...

Cũng theo Ngọc phả làng An Thái, thời đại Hùng Vương, các lạc tướng thay nhau trấn giữ vùng núi Cấm. Những khi bàn việc cơ mật quốc gia, vua Hùng triệu tập các lạc hầu, lạc tướng lên núi Cấm để họp bàn. Đời sau dựng miếu thờ các Vua Hùng, dân làng cử người trông coi núi Cấm gọi là Khán Lâm.

Hiện nay ở An Thái còn lưu danh được 14 Khán Lâm có tài nổi tiếng. Sau đó dân làng lập đình, dựng chùa để thờ cúng. Hàng năm lễ hội của làng được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 âm lịch rất tưng bừng, ngoài các nghi lễ cúng tế, nghi thức làm bánh chưng bánh dày, thì không thể thiếu làn điệu hát Xoan truyền thống và các trò chơi dân gian.

Tin cùng chuyên mục

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?

(PLVN) - Rằm tháng Giêng hay còn gọi là lễ Thượng nguyên, tết Nguyên tiêu. Năm nay, ngày rằm đầu tiên của năm, tức ngày 15/1 âm lịch nhằm ngày 12/2 dương lịch. Người Việt quan niệm, Rằm tháng Giêng là ăn Tết lại một lần nữa nên thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rất chu đáo.

Đọc thêm

Thanh lọc cơ thể sau Tết

Lối sống lành mạnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống mỗi người. (Ảnh minh họa - Nguồn: 24H)
(PLVN) - Sau 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, mọi người có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn những món ngon, giàu chất béo nhiều năng lượng. Kỳ nghỉ Tết kết thúc, nhiều người gặp tình trạng kiệt quệ năng lượng do tăng cân, tích mỡ sau một thời gian ít vận động và tham dự quá nhiều bữa tiệc Tết.

Mâm cúng vía Thần Tài theo từng vùng miền

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mỗi năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, nhiều gia đình và đặc biệt là người kinh doanh buôn bán lại chuẩn bị mâm cúng vía thần Tài với hy vọng mang lại may mắn và tài lộc cho cả năm.

Những điểm lưu ý khi lập ban thờ Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Lập bàn thờ Thần Tài đúng cách không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn giúp thu hút tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các nguyên tắc phong thủy quan trọng khi bài trí bàn thờ. Từ vị trí đặt, cách sắp xếp đến các vật phẩm đi kèm, tất cả đều cần tuân theo những quy tắc nhất định để đảm bảo sự linh thiêng và hiệu quả chiêu tài.

Vía thần tài có được cúng trước không?

Hình minh
(PLVN) - Ngày vía Thần Tài, diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là dịp quan trọng đối với nhiều gia đình và doanh nghiệp, đặc biệt là những người làm kinh doanh, buôn bán.

Ý nghĩa mâm cúng tam sinh trong ngày vía Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Bộ tam sinh (tam sên, tam sanh) là một phần không thể thiếu trong mâm cúng Thần Tài. Việc đặt bộ tam sinh trong mâm cúng Thần Tài mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và tốt đẹp, thể hiện lòng thành kính và mong muốn một năm mới an lành, tài lộc của gia chủ.

Danh tăng Đất Việt: 'Cứ nhìn tôi là lão nông tăng thanh bần…' (Kỳ 2)

Đức Đệ tam Pháp chủ trong một đàn tràng. Bên trái Ngài là Cư sĩ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ, người có nhiều công đức phước phần xiền xương Phật giáo Việt Nam; bên phải Ngài là Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, nay là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng ban Trị sự Phật giáo TP Hà Nội. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - "Suốt đời tôi chỉ mong được niệm Phật, cầu kinh, không mong cầu danh lợi. Lẽ ra, ngôi vị Pháp chủ chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có đầy đủ phúc đức, trí tuệ nắm giữ. Được ủy thác của Giáo hội ngồi lên ngôi cao, xin các vị đừng gọi tôi là Pháp chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện”.

Hôm nay mới thực sự là ngày Lập Xuân - khởi đầu năm mới

Hình minh họa
(PLVN) - Hôm nay (3/2/2025) mới thực sự là ngày Lập Xuân 2025 – thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của một chu kỳ mới trong thiên nhiên và đời sống con người. Đặc biệt, năm 2025 có đến hai lần Lập Xuân, một hiện tượng hiếm gặp mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm quan trọng để thực hiện nghi lễ cúng tế, xuất hành theo hướng tốt và tuân thủ những điều kiêng kỵ để đón nhận một năm mới bình an, thuận lợi.

Tìm về những chốn linh thiêng ở Vĩnh Phúc

Đền Bà Vĩnh Phúc
(PLVN) - Vĩnh Phúc – vùng đất giao thoa giữa thiên nhiên kỳ vĩ và nét văn hóa tâm linh đặc sắc, là nơi hội tụ những đền chùa, di tích mang đậm dấu ấn lịch sử. Hãy cùng khám phá những chốn linh thiêng, có niên đại lâu đời và hội tụ nhiều nét văn hóa độc đáo ở Vĩnh Phúc.

Khám phá 3 ngôi đền cổ linh thiêng bậc nhất xứ Tuyên

Khám phá 3 ngôi đền cổ linh thiêng bậc nhất xứ Tuyên
(PLVN) - Đền Thượng, đền Ỷ La và đền Bách Thần là những ngôi đền cổ được mệnh danh là linh thiêng bậc nhất ở Tuyên Quang. Những ngôi đền này không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng mà còn là điểm dừng chân tâm linh hấp dẫn của du khách bốn phương.

Danh tăng Đất Việt: Bậc long tượng xuất thế (Kỳ 1)

Danh tăng Đất Việt: Bậc long tượng xuất thế (Kỳ 1)
“Sư là khuôn mẫu là mô phạm của loài người, chí ít là trong cộng đồng người. Nếu không có đạo hạnh, không có trí tuệ thì lấy gì dạy người, lấy gì làm gương để mọi người noi theo?”. Trong những ngày theo dấu chân của bậc xuất trần thượng sĩ từ sử liệu đến thực tế, vẳng trong tâm thức nhóm thực hiện loạt bài “Cội tùng Phật giáo Việt Nam” là lời dạy đầy tâm huyết này của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đầu năm lễ gia tiên thế nào để tâm an như ý?

Hình minh họa
(PLVN) -  Lễ cúng gia tiên đầu năm là một nghi thức truyền thống quan trọng trong ngày Tết Nguyên Đán. Việc chuẩn bị đầy đủ và trang nghiêm các lễ vật không chỉ giúp gia đình cầu mong may mắn, tài lộc mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên.

Kiêng kỵ đầu năm con rắn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp sum họp đoàn tụ sau 1 năm, mà còn là khoảng thời gian người Việt rất coi trọng phong tục, tập quán. Trong đó, những điều kiêng kỵ trong những ngày đầu năm mới được lưu truyền từ đời này sang đời khác, với mong muốn tránh xui rủi và đón nhận một năm mới bình an, thịnh vượng. Vậy đâu là những điều cần kiêng kỵ trong dịp đầu năm?

Văn cúng tất niên Tết Ất Tỵ 2025

Mâm cúng Tất niên: Ảnh minh họa
(PLVN) - Tất niên là dịp đặc biệt để gia đình sum họp, nhìn lại một năm đã qua và chuẩn bị chào đón năm mới với nhiều kỳ vọng. Trong không khí ấm cúng ấy, nghi thức cúng tất niên trở thành một phần không thể thiếu, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp. Vậy làm thế nào để chuẩn bị một bài văn cúng tất niên đúng chuẩn và ý nghĩa? Cùng PLVN tham khảo 2 bài văn cúng tất niên sau đây.

Những lưu ý quan trọng khi cúng cỗ tất niên

Ảnh: Nguyễn Hồng Thúy
(PLVN) - Tất niên không chỉ là dịp để gia đình quây quần, tổng kết năm cũ mà còn là thời điểm quan trọng để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cỗ cúng tất niên cần được thực hiện cẩn thận để vừa đảm bảo sự trang nghiêm, vừa tránh những sai sót không đáng có. Từ việc chọn ngày giờ, sắp xếp lễ vật, đến những kiêng kỵ trong khi cúng, mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Năm Ất Tỵ bàn về Rắn trong văn hóa tâm linh và thực tiễn

Năm Ất Tỵ bàn về Rắn trong văn hóa tâm linh và thực tiễn
(PLVN) -Rắn là loài vật đặc biệt trong thế giới tự nhiên, vừa gắn liền với những câu chuyện linh thiêng, vừa mang giá trị thực tiễn cao trong đời sống. Từ tín ngưỡng dân gian đến các nghiên cứu khoa học hiện đại, rắn đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong văn hóa, y học và môi trường sinh thái.