Khám phá 3 ngôi đền cổ linh thiêng bậc nhất xứ Tuyên

(PLVN) - Đền Thượng, đền Ỷ La và đền Bách Thần là những ngôi đền cổ được mệnh danh là linh thiêng bậc nhất ở Tuyên Quang. Những ngôi đền này không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng mà còn là điểm dừng chân tâm linh hấp dẫn của du khách bốn phương.
  1. Đền Thượng

Hay còn gọi là đền Mẫu Thượng, được xây dựng năm 1801, cấu trúc theo kiểu chữ Đinh, nằm dưới chân núi Dùm (tỉnh Tuyên Quang) với một bên tựa lưng vào núi, còn bên dưới hướng ra dòng sông Lô hiền hòa, uốn lượn bao quanh.

Đền Thượng là một ngôi đền cổ có từ lâu đời (sắc phong sớm nhất vào năm 1743) có niên đại cùng thời với đền Hạ - đền thờ hai nữ thần có quan hệ mật thiết với nhau. Khi tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian phát triển, Nhân dân đã đưa Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thoải cùng hệ thống tượng Ngọc Hoàng, Long Vương, quan Hoàng vào phối thờ.

Tương truyền, từ xưa kia có hai công chúa của vua Hùng là Ngọc Lân (tức Mai Hoa công chúa) và Phương Dung công chúa (tức Quỳnh Hoa công chúa) theo xa giá đi xem xét địa phương đỗ thuyền ở bờ sông. Đến đêm nổi cơn mưa gió, hai công chúa vụt bay lên trời, người ta cho là linh dị, lập đền để thờ. Nơi con thuyền dừng đỗ đã được bà con xây dựng thành đền Hạ. Sau này, có giặc, nhân dân đã mang tượng các công chúa sơ tán vào đất Ỷ La. Sau khi tan giặc giã, Nhân dân khôi phục đền Hạ, đồng thời tại nơi sơ tán tượng công chúa được xây dựng thành đền Ỷ La. Còn đền Thượng ra đời sau khi có đền Hạ và đền Ỷ La.

Theo quan niệm của dân gian, hai vị công chúa chính là hiện thân của con gái Long Vương. Đền Thượng thờ Ngọc Lân công chúa và Đền Hạ thờ Phương Dung công chúa được tôn là Mẫu Thoải vì có sắc phong của nhà nước phong kiến xưa.

Khám phá 3 ngôi đền cổ linh thiêng bậc nhất xứ Tuyên ảnh 1

Ngôi đền cổ là điểm dừng chân của rất nhiều du khách bốn phương khi đến Tuyên Quang

Đền Thượng là công trình kiến trúc của một tín ngưỡng cổ, với nhiều di vật, hiện vật bằng nhiều chất liệu khác nhau. Hiện nay trong đền còn chứa đựng nhiều văn bản, thư tịch Hán Nôm cổ như: hoành phi, câu đối, sắc phong... Đền Thượng là di tích rất có giá trị trong việc nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng và là địa điểm hấp dẫn thu hút khách thập phương về chiêm bái sự linh nghiệm của đền. Năm 2015, đền Thượng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.

Đền Ỷ La

Đền Ỷ La khởi nguyên là một ngôi điện thờ nhỏ được xây dựng vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá. Đền Cảnh Xanh được người xưa dựng nên để thờ phụng vị Thánh Mẫu Thượng ngàn (hay tên chữ là Lâm cung Thánh Mẫu) mà nhân dân thường gọi là Bà chúa Thượng Ngàn, cai quản miền rừng núi và ngàn cây. Nơi con người bày tỏ niềm tôn kính với Thánh Mẫu Thượng ngàn và thể hiện ước vọng cuộc sống bình yên, mùa màng tươi tốt của con người vùng sơn cước.

Cùng với việc thờ Mẫu Thượng Thiên (Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh), tại đền Mẫu Ỷ La còn thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn). Hiện nay, tại đền Mẫu Ỷ La còn lưu nhiều di sản vô giá. Trong đền hiện còn giữ được 2 quả chuông cổ và 16 tượng cũ, các đồ tế khí bằng đồng, sành sứ, các hoành phi câu đối, đề từ, sắc phong và thần phả.

Nhưng đáng chú ý nhất là những di sản văn hóa phi vật thể. Đền còn lưu giữ được 6 bản sắc phong của 4 ông vua Triều Nguyễn như Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định phong cho Đền Mẫu Ỷ La. Nội dung các sắc phong đều đề cao công đức của Thần đã giúp nước, trợ dân sống an lành hạnh phúc và ban tặng cho các Mẫu những mỹ tự cao quí.

Hằng năm tại đền Mẫu Ỷ La diễn ra các ngày lễ: Lễ thượng nguyên (lễ giải hạn cho dân) vào ngày 7 tháng Giêng; Lễ vào hè (cầu mát, cầu mưa thuận gió hòa) vào ngày 7 tháng Tư; Lễ ra hè vào ngày 7 tháng Bảy; Lễ Vu lan vào ngày rằm tháng Bảy; Giỗ Đức Thánh Trần vào ngày 20 tháng Tám; Lễ tất niên vào ngày 7 tháng Chạp…

Khám phá 3 ngôi đền cổ linh thiêng bậc nhất xứ Tuyên ảnh 2

Đền Ỷ La Tuyên Quang là một bảo tàng nghệ thuật sống ấn tượng

Trước đây vào tháng Hai và tháng Bảy âm lịch đền Mẫu Ỷ La cùng đền Hạ và đền Thượng tổ chức lễ hội rước Mẫu. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của ba đền. Đền Tam Kỳ (đền Hạ) thờ chị, đền Thượng thờ em. Thánh Mẫu đền Ỷ La là do sự thay đổi về vị trí thờ của người chị. Khi rước tượng Mẫu từ đền Thượng và đền Mẫu Ỷ La về đền Hạ là biểu hiện sự gặp gỡ, đoàn tụ gia đình.

Năm 2007, lễ hội rước Mẫu đã được nhân dân thành phố Tuyên Quang khôi phục lại và tổ chức vào ngày 12 đến 16 tháng Hai âm lịch hằng năm.

Đền Mẫu Ỷ La là một di tích kiến trúc tín ngưỡng cổ - một thiết chế văn hóa mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng và kiến trúc, năm 2015, đền Mẫu Ỷ La đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Đền Bách Thần

Theo những người cao niên ở huyện Chiêm Hóa, đền Bách Thần rất linh thiêng đối với cuộc sống của dân bản địa. Đây là đền thờ trăm vị thần, là các anh hùng dân tộc, người có công với địa phương... Đền Bách Thần còn thờ Tam Quang là mặt trời, mặt trăng, các vì sao, đem đến sự sống cho con người.

Đền Bách Thần được xây dựng trên sườn núi Bách Thần, thị trấn Vĩnh Lộc do nhân dân và du khách thập phương đóng góp, công đức xây dựng đền. Đền Bách Thần như một nét chấm phá giữa đại ngàn vừa mang vẻ oai nghiêm, hùng vĩ vừa cổ kính, thanh tịnh.

Khám phá 3 ngôi đền cổ linh thiêng bậc nhất xứ Tuyên ảnh 3

Đền Bách Thần gắn liền với Lễ hội Lồng tông của nhân dân các dân tộc huyện Chiêm Hóa. Hàng năm, ngày 8 tháng Giêng âm lịch, huyện Chiêm Hóa tổ chức Lễ hội Lồng tông (lễ hội xuống đồng). Đây cũng là ngày đại lễ của đền. Người dân mang những sản phẩm nông nghiệp (lúa, đậu, đỗ...) mà họ thu hoạch được trong năm, bọc trong những quả còn với tua rua ngũ sắc mang dâng cúng tại Đền cùng với các lễ vật khác, báo ơn các vị thánh thần đã ban cho vụ mùa bội thu. Đã từ lâu, đền Bách Thần có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của bà con nhân dân các dân tộc nơi đây.

Tháng 12/2012, đền Bách Thần được xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?

(PLVN) - Rằm tháng Giêng hay còn gọi là lễ Thượng nguyên, tết Nguyên tiêu. Năm nay, ngày rằm đầu tiên của năm, tức ngày 15/1 âm lịch nhằm ngày 12/2 dương lịch. Người Việt quan niệm, Rằm tháng Giêng là ăn Tết lại một lần nữa nên thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rất chu đáo.

Đọc thêm

Thanh lọc cơ thể sau Tết

Lối sống lành mạnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống mỗi người. (Ảnh minh họa - Nguồn: 24H)
(PLVN) - Sau 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, mọi người có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn những món ngon, giàu chất béo nhiều năng lượng. Kỳ nghỉ Tết kết thúc, nhiều người gặp tình trạng kiệt quệ năng lượng do tăng cân, tích mỡ sau một thời gian ít vận động và tham dự quá nhiều bữa tiệc Tết.

Mâm cúng vía Thần Tài theo từng vùng miền

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mỗi năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, nhiều gia đình và đặc biệt là người kinh doanh buôn bán lại chuẩn bị mâm cúng vía thần Tài với hy vọng mang lại may mắn và tài lộc cho cả năm.

Những điểm lưu ý khi lập ban thờ Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Lập bàn thờ Thần Tài đúng cách không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn giúp thu hút tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các nguyên tắc phong thủy quan trọng khi bài trí bàn thờ. Từ vị trí đặt, cách sắp xếp đến các vật phẩm đi kèm, tất cả đều cần tuân theo những quy tắc nhất định để đảm bảo sự linh thiêng và hiệu quả chiêu tài.

Vía thần tài có được cúng trước không?

Hình minh
(PLVN) - Ngày vía Thần Tài, diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là dịp quan trọng đối với nhiều gia đình và doanh nghiệp, đặc biệt là những người làm kinh doanh, buôn bán.

Ý nghĩa mâm cúng tam sinh trong ngày vía Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Bộ tam sinh (tam sên, tam sanh) là một phần không thể thiếu trong mâm cúng Thần Tài. Việc đặt bộ tam sinh trong mâm cúng Thần Tài mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và tốt đẹp, thể hiện lòng thành kính và mong muốn một năm mới an lành, tài lộc của gia chủ.

Danh tăng Đất Việt: 'Cứ nhìn tôi là lão nông tăng thanh bần…' (Kỳ 2)

Đức Đệ tam Pháp chủ trong một đàn tràng. Bên trái Ngài là Cư sĩ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ, người có nhiều công đức phước phần xiền xương Phật giáo Việt Nam; bên phải Ngài là Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, nay là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng ban Trị sự Phật giáo TP Hà Nội. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - "Suốt đời tôi chỉ mong được niệm Phật, cầu kinh, không mong cầu danh lợi. Lẽ ra, ngôi vị Pháp chủ chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có đầy đủ phúc đức, trí tuệ nắm giữ. Được ủy thác của Giáo hội ngồi lên ngôi cao, xin các vị đừng gọi tôi là Pháp chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện”.

Hôm nay mới thực sự là ngày Lập Xuân - khởi đầu năm mới

Hình minh họa
(PLVN) - Hôm nay (3/2/2025) mới thực sự là ngày Lập Xuân 2025 – thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của một chu kỳ mới trong thiên nhiên và đời sống con người. Đặc biệt, năm 2025 có đến hai lần Lập Xuân, một hiện tượng hiếm gặp mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm quan trọng để thực hiện nghi lễ cúng tế, xuất hành theo hướng tốt và tuân thủ những điều kiêng kỵ để đón nhận một năm mới bình an, thuận lợi.

Tìm về những chốn linh thiêng ở Vĩnh Phúc

Đền Bà Vĩnh Phúc
(PLVN) - Vĩnh Phúc – vùng đất giao thoa giữa thiên nhiên kỳ vĩ và nét văn hóa tâm linh đặc sắc, là nơi hội tụ những đền chùa, di tích mang đậm dấu ấn lịch sử. Hãy cùng khám phá những chốn linh thiêng, có niên đại lâu đời và hội tụ nhiều nét văn hóa độc đáo ở Vĩnh Phúc.

Danh tăng Đất Việt: Bậc long tượng xuất thế (Kỳ 1)

Danh tăng Đất Việt: Bậc long tượng xuất thế (Kỳ 1)
“Sư là khuôn mẫu là mô phạm của loài người, chí ít là trong cộng đồng người. Nếu không có đạo hạnh, không có trí tuệ thì lấy gì dạy người, lấy gì làm gương để mọi người noi theo?”. Trong những ngày theo dấu chân của bậc xuất trần thượng sĩ từ sử liệu đến thực tế, vẳng trong tâm thức nhóm thực hiện loạt bài “Cội tùng Phật giáo Việt Nam” là lời dạy đầy tâm huyết này của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đầu năm lễ gia tiên thế nào để tâm an như ý?

Hình minh họa
(PLVN) -  Lễ cúng gia tiên đầu năm là một nghi thức truyền thống quan trọng trong ngày Tết Nguyên Đán. Việc chuẩn bị đầy đủ và trang nghiêm các lễ vật không chỉ giúp gia đình cầu mong may mắn, tài lộc mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên.

Kiêng kỵ đầu năm con rắn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp sum họp đoàn tụ sau 1 năm, mà còn là khoảng thời gian người Việt rất coi trọng phong tục, tập quán. Trong đó, những điều kiêng kỵ trong những ngày đầu năm mới được lưu truyền từ đời này sang đời khác, với mong muốn tránh xui rủi và đón nhận một năm mới bình an, thịnh vượng. Vậy đâu là những điều cần kiêng kỵ trong dịp đầu năm?

Văn cúng tất niên Tết Ất Tỵ 2025

Mâm cúng Tất niên: Ảnh minh họa
(PLVN) - Tất niên là dịp đặc biệt để gia đình sum họp, nhìn lại một năm đã qua và chuẩn bị chào đón năm mới với nhiều kỳ vọng. Trong không khí ấm cúng ấy, nghi thức cúng tất niên trở thành một phần không thể thiếu, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp. Vậy làm thế nào để chuẩn bị một bài văn cúng tất niên đúng chuẩn và ý nghĩa? Cùng PLVN tham khảo 2 bài văn cúng tất niên sau đây.

Những lưu ý quan trọng khi cúng cỗ tất niên

Ảnh: Nguyễn Hồng Thúy
(PLVN) - Tất niên không chỉ là dịp để gia đình quây quần, tổng kết năm cũ mà còn là thời điểm quan trọng để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cỗ cúng tất niên cần được thực hiện cẩn thận để vừa đảm bảo sự trang nghiêm, vừa tránh những sai sót không đáng có. Từ việc chọn ngày giờ, sắp xếp lễ vật, đến những kiêng kỵ trong khi cúng, mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Năm Ất Tỵ bàn về Rắn trong văn hóa tâm linh và thực tiễn

Năm Ất Tỵ bàn về Rắn trong văn hóa tâm linh và thực tiễn
(PLVN) -Rắn là loài vật đặc biệt trong thế giới tự nhiên, vừa gắn liền với những câu chuyện linh thiêng, vừa mang giá trị thực tiễn cao trong đời sống. Từ tín ngưỡng dân gian đến các nghiên cứu khoa học hiện đại, rắn đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong văn hóa, y học và môi trường sinh thái.