Nghi thức hợp hôn độc đáo của giới trẻ thời nay

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đoạn video ghi lại cảnh cô dâu, chú rể "rót gạo hợp hôn" vào chiếc nồi cơm điện trong ngày trọng đại của mình thu hút nhiều sự quan tâm và ủng hộ từ cộng đồng mạng.

Bình thường trong các hôn lễ, nghi thức cắt bánh kem hay rót tháp rượu vô cùng phổ biến. Tuy nhiên hiện nay, các cặp đôi trẻ đã sáng tạo ra nhiều nghi thức khác độc đáo, mới lạ hơn trong đám cưới của riêng mình. Những nghi thức này không chỉ ý nghĩa, tiết kiệm mà còn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống.

Mới đây mạng xã hội chia sẻ đoạn clip cô dâu, chú rể cùng nhau rót gạo hợp hôn thay cho các nghi thức thông thường. Trên sân khấu cặp đôi cùng nhau thực hiện nghi thức đặc biệt "góp gạo thổi cơm chung", cả 2 cùng nhau rót gạo, đổ nước vào chiếc nồi cơm điện, thể hiện cho sự hòa hợp, chia sẻ, cùng nhau xây dựng một mái ấm gia đình. Hình ảnh nồi cơm tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân, muốn có được bữa cơm ngon cần sự chung tay, yêu thương và trách nhiệm của cả 2 người.

Với ý tưởng độc đáo, đoạn video này nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng mạng. Một tài khoản bình luận: "Tôi rất ủng hộ nghi thức này, rất thực tế. Sau khi kết hôn, việc nấu cơm hay công việc nhà đều là việc chung của 2 người".

"Các bạn trẻ bây giờ có nhiều ý tưởng sáng tạo, vui, hay, dễ thương nhưng rất ý nghĩa", một tài khoản khác bày tỏ.

Nghi thức hợp hôn độc đáo của giới trẻ thời nay ảnh 1

Cặp đôi cùng nhau thực hiện nghi thức mang ý nghĩa góp gạo thổi cơm chung (Ảnh cắt từ clip)

Trước đó vào cuối năm 2024, cư dân mạng cũng chia sẻ đoạn video tương tự ghi lại cảnh cô dâu, chú rể mang nồi cơm điện và gạo lên sân khấu, thực hiện màn nấu cơm độc đáo trong ngày trọng đại tại một nhà hàng ở Tây Hồ (Hà Nội).

Theo chia sẻ của cô dâu, toàn bộ nghi thức nấu cơm được thực hiện tự nhiên, không tập dượt trước: "Chúng tôi thực hiện với ý nghĩa cả hai cùng vun vén cho mái ấm nhỏ. Khi chưa cưới, cả hai thường xuyên ăn ngoài nhưng từ giờ trở đi sẽ nấu ăn chung để có những bữa cơm đầy đủ. Đây cũng là cột mốc đánh dấu tụi mình về chung một nhà, yêu thương và chia sẻ với nhau".

Nghi thức hợp hôn độc đáo của giới trẻ thời nay ảnh 2

Cặp đôi ở Hà Nội thực hiện nghi thức nấu cơm ngay trên sân khấu đám cưới.

Tại đám cưới của cặp đôi doanh nhân Hải Long và hot girl Salim diễn ra ngày 19/3 vừa qua tại Hà Nội, nghi thức "rót gạo hợp hôn" cũng được thực hiện trang trọng và nhận được sự ủng hộ từ nhiều người. Theo đó, cô dâu và chú rể mỗi người cầm 1 lọ gạo và cùng nhau đổ từ từ vào chiếc bình được đặt ở giữa. Hai dòng hạt gạo hòa trộn đều vào nhau tạo nên sự đan xen và khăng khít, tượng trưng cho 2 người con xa lạ đã tìm thấy nhau và quyết định gắn bó bên nhau trọn đời.

Nghi thức hợp hôn độc đáo của giới trẻ thời nay ảnh 3

Nghi thức rót gạo hợp hôn của cặp đôi nổi tiếng trên mạng xã hội Hải Long - Salim.

Có thể thấy, nghi thức rót gạo đám cưới là một trong những phong tục truyền thống ý nghĩa trong văn hóa Việt Nam. Gạo tượng trưng cho sự no đủ, phồn thịnh và sung túc – yếu tố quan trọng hàng đầu trong cuộc sống nông nghiệp truyền thống. Khi cô dâu chú rể cùng nhau rót gạo, đó là lời cầu chúc cho cuộc sống hôn nhân sắp tới luôn đủ đầy, không thiếu thốn về vật chất, đây còn là biểu tượng cho sự gắn kết, vun đắp hạnh phúc lứa đôi.

Vô vàn những nghi thức độc đáo trong ngày trọng đại

Ngoài nghi thức rót gạo, nhiều bạn trẻ hiện nay còn sáng tạo ra nhiều nghi thức sáng tạo khác như rót tranh cát, cùng nhau trồng cây, vẽ tranh... hay thậm chí là cùng nhau ăn lẩu.

Đầu tháng 2/2025, tại đám cưới của mình, cô dâu Thu Linh và chú rể Mạnh Đạt (Tiên Lữ, Hưng Yên) đã cùng nhau thực hiện nghi thức rót tranh cát. Chú rể Mạnh Đạt chia sẻ: "Sau khi tìm hiểu, tôi thấy rằng cát là tượng trưng của sự sống, mang ý nghĩa của sự trường tồn vĩnh cửu. Với nghi thức rót tranh cát, tôi mong muốn một cuộc hôn nhân hạnh phúc, viên mãn, 2 người cùng hòa hợp để gắn bó bên nhau suốt đời".

Nghi thức hợp hôn độc đáo của giới trẻ thời nay ảnh 4

Cô dâu Thu Linh và chú rể Mạnh Đạt (Ảnh: Ngọc Nga)

Hồi tháng 10/2022, tại đám cưới của MC Liêu Hà Trinh, nghi thức cắt bánh kem được thay bằng việc trồng cây. Qua hành động trên, nữ MC bày tỏ mong muốn hôn nhân ngày càng được vun đắp, tươi tốt mỗi ngày. Nó thật sự là một thay thế đặc biệt và đầy tính bất ngờ. Hơn nữa, nó cũng tạo nên sự phá cách cho đám cưới của cô dâu chú rể.

Nhiều người rất tán đồng với việc này, bởi trồng cây xanh trong lễ cưới có tác dụng tốt cho môi trường hơn một sử dụng một chiếc bánh kem mà phần lớn là dùng lõi bằng xốp, hay một tháp rượu đầy hóa chất.

Một nghi thức độc lạ khác được thực hiện tại đám cưới của chú rể Nguyễn Duy Tùng (SN 1994, ở Hà Nội) vào tháng 11/2024 gây xôn xao mạng xã hội: Chú rể Tùng đã nhúng lẩu và mời cô dâu thưởng thức ngay trên sân khấu.

Chia sẻ về ý tưởng của nghi lễ này, chú rể tiết lộ do anh và cháu trai nghĩ ra. Tuy nhiên, anh không áp dụng một cách máy móc mà dựa trên công việc và câu chuyện tình yêu của mình để tạo ra nghi thức “có một không hai” này.

Nghi thức hợp hôn độc đáo của giới trẻ thời nay ảnh 6

Do nhà anh Tùng kinh doanh quán lẩu và vợ anh là khách hàng thân thiết. Khi đến ăn lẩu tại quán của anh, bạn gái thường góp ý thẳng thắn và cả hai bắt đầu liên lạc, nhắn tin qua lại từ đó. Cả hai còn cùng sinh hoạt đoàn tại địa phương nên có cơ hội tiếp xúc rồi dần dần nảy sinh tình cảm và quyết định về chung nhà. Từ những kỷ niệm đặc biệt đó, anh Tùng quyết tâm đưa món lẩu lên sân khấu, tạo bất ngờ cho cô dâu.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Hình minh họa

Ngày tốt, giờ đẹp tháng 3 âm lịch năm 2025

(PLVN) - Tháng 3 âm lịch năm 2025 (từ ngày 29/3 - 27/4 dương lịch), có nhiều ngày hoàng đạo, theo quan niệm dân gian, thích hợp cho các công việc quan trọng như cưới hỏi, khai trương, ký kết hợp đồng, động thổ... Bên cạnh đó, cũng có những ngày hắc đạo cần tránh để hạn chế điều không may.

Đọc thêm

TP Huế tổ chức lễ tế Xã Tắc cầu quốc thái dân an

Lễ tế Xã Tắc cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.
(PLVN) - Sáng 10/03, Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, quận Phú Xuân). Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).

Sự từ bỏ vĩ đại

Sự từ bỏ vĩ đại
Ngược dòng lịch sử trở về nơi xứ Ấn, cách đây hơn 2600 năm, có một sự kiện lịch sử trọng đại, đó là kỷ niệm ngày xuất gia của thái tử Tất Đạt Đa, phải chăng hành trình ra đi của Ngài là một sự từ bỏ vĩ đại?

Gen Z “xanh hóa” bữa ăn: Ăn chay không chỉ là tín ngưỡng

Nền tảng Tiktok tràn ngập những bữa ăn chay đẹp mắt. Ảnh: Tiktok
(PLVN) - Không còn là lựa chọn riêng của những người theo đạo, ăn chay đang dần trở thành một phần trong lối sống của Gen Z. Từ những trào lưu "healthy" trên mạng xã hội đến ý thức bảo vệ môi trường và động vật, thế hệ trẻ đang "xanh hóa" bữa ăn của mình bằng những lý do đa dạng và đầy ý nghĩa.

Mùa An cư Kiết hạ năm nay sẽ diễn ra như thế nào?

Mùa An cư Kiết hạ năm nay sẽ diễn ra như thế nào?
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt Ban Thường trực HĐTS GHPGVN đã ấn ký ban hành Thông bạch số 42/TB-HĐTS ngày 1/3/2025 về tổ chức khóa An cư kết hạ - Phật lịch 2569.

Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia

Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia
Ngày lễ kỷ niệm Phật xuất gia là ngày kỷ niệm sự hy sinh cao cả nhất, vĩ đại nhất, có một không hai trong lịch sử loài người. Bởi nếu không có ngày này thì sẽ không có ngày Đức Phật thành đạo, không có sự xuất hiện của bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?
(PLVN) - Rằm tháng Giêng hay còn gọi là lễ Thượng nguyên, tết Nguyên tiêu. Năm nay, ngày rằm đầu tiên của năm, tức ngày 15/1 âm lịch nhằm ngày 12/2 dương lịch. Người Việt quan niệm, Rằm tháng Giêng là ăn Tết lại một lần nữa nên thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rất chu đáo.

Ý nghĩa của Ấn đền trần trong tâm thức người Việt

Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng (tức 12/2/2025).
(PLVN) - Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định được tổ chức vào dịp đầu Xuân hằng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của Vương triều nhà Trần.

Văn khấn ngày Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025

Một mâm lễ chay cúng Rằm tháng Giêng
(PLVN) - "Tết quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" - từ lâu, người Việt rất coi trọng việc cúng lễ ngày Rằm tháng Giêng, chuẩn bị lễ vật tươm tất, dâng thần linh và gia tiên, bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới.

Thanh lọc cơ thể sau Tết

Lối sống lành mạnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống mỗi người. (Ảnh minh họa - Nguồn: 24H)
(PLVN) - Sau 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, mọi người có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn những món ngon, giàu chất béo nhiều năng lượng. Kỳ nghỉ Tết kết thúc, nhiều người gặp tình trạng kiệt quệ năng lượng do tăng cân, tích mỡ sau một thời gian ít vận động và tham dự quá nhiều bữa tiệc Tết.

Mâm cúng vía Thần Tài theo từng vùng miền

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mỗi năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, nhiều gia đình và đặc biệt là người kinh doanh buôn bán lại chuẩn bị mâm cúng vía thần Tài với hy vọng mang lại may mắn và tài lộc cho cả năm.

Những điểm lưu ý khi lập ban thờ Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Lập bàn thờ Thần Tài đúng cách không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn giúp thu hút tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các nguyên tắc phong thủy quan trọng khi bài trí bàn thờ. Từ vị trí đặt, cách sắp xếp đến các vật phẩm đi kèm, tất cả đều cần tuân theo những quy tắc nhất định để đảm bảo sự linh thiêng và hiệu quả chiêu tài.

Vía thần tài có được cúng trước không?

Hình minh
(PLVN) - Ngày vía Thần Tài, diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là dịp quan trọng đối với nhiều gia đình và doanh nghiệp, đặc biệt là những người làm kinh doanh, buôn bán.

Ý nghĩa mâm cúng tam sinh trong ngày vía Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Bộ tam sinh (tam sên, tam sanh) là một phần không thể thiếu trong mâm cúng Thần Tài. Việc đặt bộ tam sinh trong mâm cúng Thần Tài mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và tốt đẹp, thể hiện lòng thành kính và mong muốn một năm mới an lành, tài lộc của gia chủ.

Danh tăng Đất Việt: 'Cứ nhìn tôi là lão nông tăng thanh bần…' (Kỳ 2)

Đức Đệ tam Pháp chủ trong một đàn tràng. Bên trái Ngài là Cư sĩ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ, người có nhiều công đức phước phần xiền xương Phật giáo Việt Nam; bên phải Ngài là Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, nay là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng ban Trị sự Phật giáo TP Hà Nội. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - "Suốt đời tôi chỉ mong được niệm Phật, cầu kinh, không mong cầu danh lợi. Lẽ ra, ngôi vị Pháp chủ chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có đầy đủ phúc đức, trí tuệ nắm giữ. Được ủy thác của Giáo hội ngồi lên ngôi cao, xin các vị đừng gọi tôi là Pháp chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện”.