Lập hãng bay VASCO: Dựa vào kẽ hở của pháp luật?

Công ty Bay Dịch vụ VASCO - Hãng hàng không con của Vietnam Airlines.
Công ty Bay Dịch vụ VASCO - Hãng hàng không con của Vietnam Airlines.
(PLO) - Nhiều chuyên gia đều có chung nhận định rằng thương vụ thành lập hãng bay VASCO có những điểm…bất bình thường, hay ít nhất thì cũng khiến dư luận phải nghĩ như vậy.

Như đã thông tin, dư luận đang rất quan tâm đến đề xuất thành lập Công ty Cổ phần Hàng không VASCO của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) trên cơ sở tái cấu trúc Công ty Bay Dịch vụ VASCO, với sự tham gia của VNA và 2 công ty con của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Theo đó, VNA sẽ đóng góp 51% cổ phần trong công ty mới với những tài sản hiện có của Công ty Bay Dịch vụ VASCO, trong khi 2 đại diện từ Techcombank sẽ góp bằng tiền 49% số cổ phần còn lại.

Thành lập thêm một hãng hàng không mới là điều đáng mừng, nhất là trong bối cảnh thị trường Việt đang có dấu hiệu thiếu cạnh tranh. Tuy vậy, cách thức cũng như phương pháp được lựa chọn để thành lập VASCO đang khiến người ta không khỏi đặt ra câu hỏi: Liệu có hay không nguy cơ “chảy máu” tài sản Nhà nước!

Thành lập trên kẽ hở của luật pháp?

Trao đổi với ANTT.VN quanh việc VNA có vi phạm luật pháp hay không khi thành lập công ty cổ phần mới dựa trên Công ty Bay dịch vụ VASCO mà không qua quá trình đấu giá cổ phần, mời gọi đầu tư công khai, ông Vũ Anh Minh – Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ GTVT khẳng định:

“Theo quy định của pháp luật hiện nay, doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp mà NN sở hữu 100% cổ phần. Trong khi VNA đã thực hiện cổ phần hóa từ cuối năm 2014, bởi vậy VNA không phải là một công ty NN, do đó các công ty phụ thuộc, trong đó có VASCO, cũng không thể coi là DNNN được.

Trong quy định của pháp luật có văn bản về việc chuyển đổi Cty TNHH MTV 100% vốn NN thành công ty cổ phần (Nghị định 59/2011). Nếu VNA chưa được cổ phần hóa thì chúng ta có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức: Một là chuyển đơn vị phụ thuộc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên rồi mới thực hiện quy trình cổ phần hóa. Hai là góp vốn thành lập một công ty cổ phần bằng cách dùng toàn bộ tài sản của đơn vị phụ thuộc đánh giá lại theo quy định của pháp luật.

Mặc dù vậy, VNA đã được cổ phần hóa từ cuối năm 2014, trong khi không có quy định nào hướng dẫn chuyển đơn vị phụ thuộc của một Tổng công ty cổ phần thành Cty CP. Pháp luật chỉ hướng dẫn làm sao chuyển Cty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thành Cty CP. Bởi vậy VNA đã lựa chọn phương án 2, góp vốn tạo nên một Cty CP, đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật, thuê tổ chức tư vấn thẩm định độc lập được ủy nhiệm từ Bộ Tài chính và được sự đồng thuận của các cổ đông”.

Câu hỏi đặt ra là tại sao lại chọn đúng ‘kẽ hở’ của pháp luật để thành lập VASCO? Liệu mục đích có hẳn là để rút ngắn quá trình cổ phần hóa hay không?!

Trả lời ANTT.VN về vấn đề trên, luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch Công ty luật Basico, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng, chỉ biết ‘ngao ngán’:

“Rất khó hiểu khi VNA lại không chọn con đường rõ ràng nhất là công khai đấu giá cổ phần, thậm chí đấu giá chọn nhà đầu tư chiến lược, mà lại chọn con đường gây nhiều tranh cãi như vậy!”.

Cùng quan điểm, luật sư Nguyễn Phú Thắng, Công ty Luật INTERCODE, Hà Nội, khẳng định nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước trong vụ cổ phần hóa Vasco là có cơ sở và cần phải nhận được nội dung trả lời thỏa đáng và thuyết phục:

“Việc VNA không công bố rộng rãi kế hoạch cổ phần hóa VASCO, thuê tư vấn định giá, đặt ra các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược để Nhà nước không lo thất thoát tài sản, trong khi doanh nghiệp lại tìm được đối tác phù hợp (như nhiều công ty con trong lĩnh vực hàng không khác đã làm khi cổ phần hóa trong 2 năm qua) khiến dư luận có quyền nghi ngờ, đặt dấu hỏi lớn”.

Cần chấm dứt ngay bảo lãnh tín dụng của Chính phủ đối với VNA

Luật sư Trương Thanh Đức nhận định VNA có thể đang ‘lập lờ đánh tráo khái niệm’:

“Trước đây, luật quy định công ty Nhà nước với doanh nghiệp Nhà nước là 2 khái niệm khác biệt, với vốn chủ sở hữu của Nhà nước lần lượt là 100% và hơn 50%. Tuy nhiên kể từ khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Hai khái niệm này đều được hiểu là một tổ chức kinh doanh mà Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ.

Tổng thư ký VAFI Nguyễn Hoàng Hải: "Chính sách bảo lãnh của Chính phủ đang kéo lùi sự phát triển của DNNN"
Tổng thư ký VAFI Nguyễn Hoàng Hải: "Chính sách bảo lãnh của Chính phủ đang kéo lùi sự phát triển của DNNN"

Quay ngược về cuối tháng 7/2015, tức là sau thời điểm Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, VNA lại được Chính phủ đồng ý miễn áp dụng quy định về tài sản thế chấp với các khoản vay của Vietnam Airlines được Bộ Tài chính bảo lãnh để hiện đại hóa đội bay. Đây là những ưu đãi vốn chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước (NN nắm 100% cổ phần)”

“Vậy câu hỏi đặt ra là VNA có đang ‘lập lờ’ nhằm hưởng lợi cho mình. Khi khó khăn thì từ chối nghĩa vụ Nhà nước, trong khi lại mang danh công ty quốc doanh để tận dụng ưu đãi từ Chính phủ?”, vị luật sư băn khoăn, đồng thời nhấn mạnh rằng chính cách làm của VNA đang khiến người ta có quyền nghi ngờ về tính minh bạch của thương vụ VASCO.

Trả lời ANTT.VN, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà Đầu tư Tài chính (VAFI), cho rằng Chính phủ nên tiến tới bỏ chính sách bảo lãnh tín dụng đối với các tổng công ty, tập đoàn Nhà nước, nhấn mạnh rằng với tổng số tiền bảo lãnh lũy kế tính tới thời điểm hiện tại lên tới hơn 20 tỷ USD, chính sách bảo lãnh DNNN của Chính phủ đang không mang lại lợi ích tương ứng với chi phí đã bỏ ra:

“Những cái chết ‘lâm sàng’ mang tên Vinashin, Vinaline cùng nhiều dự án công nghiệp nặng, đặc biệt là xi măng cho thấy tính thiếu hiệu quả của các dự án được bảo lãnh bởi Chính phủ”.

Về phần VNA, ông Hải khẳng định lượng tín dụng khổng lồ được Chính phủ bảo lãnh để thuê, mua máy bay đang khiến trình độ quản trị của VNA bị bỏ xa trong thị trường hàng không nội địa:

“Trong khi VNA vẫn cần tới sự ‘chống lưng’ của Chính phủ, thì Vietjet Air - với trình độ quản trị hiệu quả - đã thu hút được lượng vốn khổng lồ đủ để thuê/ mua hàng chục máy bay mới, nhằm hiện thực hóa giấc mơ Emirate châu Á“.

Vị chuyên gia tiếp tục: “Tôi cho rằng cần chấm dứt ngay lập tức chính sách bảo lãnh tài chính đối với các DNNN, đặc biệt là VNA. Thay vào đó, nên xem xét trách nhiệm và năng lực của HĐQT công ty”.

“Nếu trình độ quản trị của ông tốt, các tổ chức tín dụng sẽ ‘xếp hàng’ cho ông vay tiền. Còn nếu ông vẫn phải dựa vào Chính phủ thì có nghĩa rằng năng lực của ông đang có vấn đề”.

Tính tới cuối tháng 9/2015, Vietnam Airlines là một trong hai đơn vị được Chính phủ bảo lãnh lớn nhất (Chỉ sau EVN với khoảng 5 tỷ USD). Chính phủ đã cấp bảo lãnh cho Vietnam Airlines lũy kế khoảng 2,7 tỷ USD, dư nợ bảo lãnh 1,54 tỷ USD. Trong chiến lược phát triển giai đoạn tới, Vietnam Airlines cần thêm khoảng 2,5 tỷ USD được Chính phủ bảo lãnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.