Lạng Sơn: Nhà máy Chế biến da giầy Nguyên Hồng gây ô nhiễm, dân nghèo 10 năm “chịu trận”?

Lạng Sơn: Nhà máy Chế biến da giầy Nguyên Hồng gây ô nhiễm, dân nghèo 10 năm “chịu trận”?
(PLO) - Bệnh tật lây truyền, cá tôm chết hàng loạt, mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ dòng suối chảy qua xã… nỗi khổ đó những người dân nghèo đã phải gồng mình gánh chịu suốt 10 năm nay! Điều đáng nói là người dân ở xã này đều khẳng định nguyên nhân do Nhà máy chế biến da Nguyên Hồng gây ra nhưng chính quyền xem ra chưa hề biết đến. 

Rừng thiêng, nước độc

Theo tố cáo của người dân thôn Nà Loòng, xã Tân Mỹ, sức chịu đựng của họ chỉ có giới hạn. Ròng rã 10 năm trời sống chung với bầu không khí ô nhiễm, trẻ con, người già ở đây liên tiếp mắc phải những căn bệnh hô hấp, truyền nhiễm, thậm chí nhiều người mắc phải những căn bệnh nan y. Những ống xả thải trực tiếp của nhà máy da xuống dòng suối Khuổi Luông khiến dòng nước trong mát giờ đục ngầu, hôi thối…

Theo ghi nhận của PV, Nhà máy chế biến da của Công ty CP Thương mại sản xuất da Nguyên Hồng bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2008. Kể từ khi nhà máy vận hành thì mùi hôi thối nồng nặc xuất hiện, nhất là vào những ngày hè oi bức thì mùi xú uế bốc xa cả km. Dưới suối cá chết trắng bụng nổi lềnh bềnh, trên bờ gia súc gia cầm uống nguồn nước này cũng bị ảnh hưởng.

Lạng Sơn: Nhà máy Chế biến da giầy Nguyên Hồng gây ô nhiễm, dân nghèo 10 năm “chịu trận”? ảnh 1
Nhà máy chế biến da Nguyên Hồng

Bà T.H.D (nhân vật trong bài đề nghị được giấu tên - PV), là người sống gần nhà máy chế biến da của Công ty Nguyên Hồng than thở: “Ngày trước, dòng suối này cá nhiều vô kể. Chỉ cần 10 phút cầm cái đơm cái đó lội xuống suối là gia đình chúng tôi đã kiếm được mớ cá tươi ăn cả ngày rồi. Sau gần 10 năm, tôm cá ở kể như đã tuyệt chủng. Thậm chí gà vịt, trâu bò chúng tôi không dám chăn thả gần bờ suối”.

Theo chỉ dẫn của người dân, sau gần nửa giờ đồng hồ, vén lau, vạch lá chúng tôi đã tiếp cận gần với khu vực chứa nước thải của nhà máy chế biến da. Khu vực phía sau nhà máy sát với dòng Khuổi Luông, khu chứa nước thải có đến 5, 6 bể chứa nước màu trắng đục đang sủi ùng ục và bốc lên mùi hôi thối nồng nặc. Ở khu vực bể giáp với dòng suối Khuổi Luông có 2 ống nhựa đường kính khoảng 10 cm được cắm thẳng xuống đất.

Lạng Sơn: Nhà máy Chế biến da giầy Nguyên Hồng gây ô nhiễm, dân nghèo 10 năm “chịu trận”? ảnh 2
Ống xả thải của nhà máy xuống dòng Khuổi Luông

Từ 2 đường ống này nước màu trắng đục, mùi hôi nồng ồng ộc chảy ra. Do tất cả các bể hóa chất đều không có nắp che chắn nên mùi hôi thối tỏa ra nồng nặc. Bà D, cho biết thêm, những hôm mưa to bà đã nhìn thấy nước ở trong các bể này tràn ra ngoài, chảy thẳng xuống dòng suối.

Trước đây, mỗi khi bà con nông dân di làm đồng về đều dừng chân ở dòng Khuổi Luông để rửa ráy, nghỉ ngơi nhưng giờ đây chẳng ai dám lội xuống bởi hễ dính vào nước suối là lập tức bị mẩn ngứa!?

Quá khổ vì tình trạng sống chung với ô nhiễm, nhiều năm nay người dân đã tố cáo hành vi gây ô nhiễm của Nhà máy chế biến da Nguyên Hồng đến các cấp chính quyền và đại biểu Quốc hội, nhưng đến nay sự việc vẫn không được giải quyết, còn những người tố cáo liên tục bị những đối tượng lạ mặt đe dọa.

“Đau đẻ chờ sáng giăng”

Để tiếp tục làm rõ những cáo buộc của người dân, chúng tôi đến gần khu vực cổng nhà máy. Dọc hai bên quốc lộ 4A, cả trăm tấm da động vật đã qua chế biến đang phơi ở đây bốc lên mùi hôi thối nồng nặc. Nhà máy chế biến da của Công ty Nguyên Hồng rộng tới hàng nghìn mét vuông. Do nằm ở vị trí khá đắc địa, phía trước mặt là quốc lộ 4A, phía sau là dòng suối Khuổi Luông nên phải chăng việc xả thải xuống dòng suối xem ra là giải pháp “hữu hiệu” của lãnh đạo công ty này?

Trong khi thực hiện bài viết này, chúng tôi còn gặp nhiều người dân khác và đều nghe họ kể về nỗi thống khổ khi phải sống chung với ô nhiễm. Vậy nhưng điều bất thường là không ai dám để chúng tôi chụp ảnh bởi họ sợ phiền phức và nói một cách đầy ẩn ý rằng: “Chúng tôi đã bị nhiều đối tượng lạ mặt đến nhà răn đe nếu tiếp tục khiếu kiện, thông tin cho cơ quan báo chí…”.

Theo tìm hiểu của PV, tại địa phương gần đây đã phát hiện một số người mắc bệnh ung thư, nhiều người khác bị mắc bệnh hô hấp. Hiện tại chưa thể kết luận những căn bệnh này có nguyên nhân từ đâu nhưng việc gây ô nhiễm của nhà máy chế biến da Nguyên Hồng là hoàn toàn có thật.

Lạng Sơn: Nhà máy Chế biến da giầy Nguyên Hồng gây ô nhiễm, dân nghèo 10 năm “chịu trận”? ảnh 3
Mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ dòng Khuổi Luông

Ông Hoàng Văn Hậu, Trưởng thôn Nà Loòng cho biết: “Trước đây khi nhà máy mới được xây dựng thì bể chứa nước thải rất nhỏ và gần như xả thẳng trực tiếp xuống suối. Do bị người dân phản ứng gay gắt, cộng với hiện tượng cá, gà, vịt chăn thả tại suối chết hàng loạt, người dân bị dị ứng, mẩn ngứa sau khi lội suối Khuổi Luông thì nhà máy mới cho xây dựng thêm các bể xử lý”.

Trao đổi với PV, ông Hoàng Minh Hạnh (Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ) cho biết, ông chưa nhận được đơn thư phản ánh nào của người dân. Theo ông Hạnh, hiện các cơ quan chức năng chưa có báo cáo cụ thể về việc hoạt động cũng như xả thải của nhà máy này. Nói về việc một số người dân bị ung thư, ông Hạnh cũng khẳng định là… không có.

Trước thực trạng này, theo nguyện vọng hàng ngàn người dân, đề nghị Bộ TNMT, các cơ quan, ban ngành tỉnh Lạng Sơn vào cuộc làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện việc xả thải của Nhà máy chế biên da Nguyên Hồng là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường sống nơi đây!

Phước Long – Tố Vân

Tin cùng chuyên mục

Qua kiểm tra thực địa, hiện có gần 60 công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép nhằm trục lợi bồi thường.

Khu vực dự án hồ chứa nước Hố Khế (Quảng Nam): Ồ ạt xây nhà trái phép “đón đầu” bồi thường

(PLVN) - Thời gian qua, sau khi xuất hiện thông tin Nhà nước chuẩn bị xây dựng dự án hồ chứa nước Hố Khế, nhiều người dân huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) đã cấp tốc mua, vận chuyển vật tư, ồ ạt xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp để chờ đền bù. Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, qua kiểm tra thực địa, hiện có gần 60 công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép nhằm trục lợi bồi thường.

Đọc thêm

Cẩn thận “bẫy” lừa đảo tuyển dụng

Hệ thống siêu thị Co.opmart cảnh báo tình trạng giả mạo Co.opmart để lừa đảo tuyển dụng. (Ảnh Co.opmart)
(PLVN) -  Lợi dụng nhu cầu tìm việc ngày càng tăng của người dân, nhiều đối tượng lừa đảo đã thực hiện các chiêu trò tuyển dụng ảo, dụ dỗ ứng viên khiến họ “sập bẫy”, mất tiền.

Tiếp vụ người mua trúng đấu giá đất bị từ chối cấp sổ đỏ: VKS Bình Dương ra quyết định kháng nghị

Lô đất bà Phượng đấu giá trúng nhưng bị từ chối cấp sổ đỏ.
(PLVN) -  Cho rằng bản án của TAND tỉnh Bình Dương trái với pháp luật, Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Dương kháng nghị bản án này. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan là Chi cục Thi hành án (THA) TP Thuận An cũng đã kháng cáo để bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho người mua trúng đấu giá tài sản.

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, dự kiến hôm nay (10/3), TAND TP HCM đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) bị “phù phép” để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Trước phiên xử vụ “chiếm đoạt nhà đất” tại phố Bà Triệu (Hà Nội): LS đề nghị điều tra bổ sung một số vấn đề

Khu đất số 296, 298, 300 phố Bà Triệu.
(PLVN) -  Dự kiến hôm nay (9/3), TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xử bị cáo Lương Thế Hiển (nguyên Phó Chánh Văn phòng Sở TN&MT Hà Nội, ngụ phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) và Nguyễn Thị Liên (vợ Hiển) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước phiên xử, một số LS bào chữa đã có văn bản kiến nghị TAND TP Hà Nội trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Kỳ án “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất

Khu đất trong vụ án.
(PLVN) -  TAND TP HCM đang chuẩn bị đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) trái luật để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Phát hiện bãi tập kết gỗ trái phép tại Kon Tum

Gỗ hộp lớn được phát hiện tại tại mỏ khai thác cát, sỏi Công ty Trách nhiệm hữu hạn 87, huyện Đăk Hà, Kon Tum.
(PLVN) - Công an tỉnh Kon Tum vừa phát hiện khối lượng gỗ lậu trái phép được giấu trong bãi cát tập kết khoáng sản của một điểm mỏ khai thác cát, sỏi trên sông Đăk Pxi thuộc xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum.

Bạc Liêu: Đề nghị xử lý chủ công trình không phép “nhốt” cán bộ khi bị kiểm tra

Ông Đ.C.T. khóa cửa khi cán bộ của đoàn kiểm tra đang ở trong công trình. (ảnh cắt từ clip)
(PLVN) -  Liên quan đến vụ ông Đ.C.T. (khóm 4, phường 7, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) khóa cửa “nhốt” cán bộ trong công trình không phép khi bị kiểm tra, bà Lê Kim Thúy - Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho biết, UBND TP Bạc Liêu đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra củng cố hồ sơ, làm rõ vi phạm để xử lý nghiêm.

Kết luận vi phạm tại BV Da liễu Nghệ An

Bệnh viện Da liễu Nghệ An.
(PLVN) - Sau 3 năm thành lập, tại BV Da liễu Nghệ An đã xảy ra một số vi phạm trong quá trình hoạt động, điều hành và đến nay vẫn chưa đủ điều kiện để khám chữa bệnh BHYT; khiến người dân gặp khó khăn cũng như chịu thiệt thòi trong quá trình khám chữa bệnh.

Yêu cầu khẩn trương điều tra vụ phá rừng phòng hộ

Tại khu vực, hàng loạt cây gỗ bị đốn hạ có kích thước khác nhau.
(PLVN) -  Hàng chục cây gỗ lớn có đường kính từ 20 - 60cm ở cánh rừng phòng hộ thuộc tiểu khu 65 (xã Tư, huyện Đông Giang, Quảng Nam) lại bị “lâm tặc” dùng cưa máy đốn hạ, dù tại khu vực này có 1 trạm và 2 chốt quản lý bảo vệ rừng.

Vụ vi phạm khi mua sắm thiết bị giáo dục ở Sở GD&ĐT Hà Tĩnh: “Điểm danh” một số DN liên quan

Sở GD&ĐT Hà Tĩnh.
(PLVN) -  Liên quan đến những sai phạm trong công tác mua sắm thiết bị giáo dục tại Sở GD&ĐT giai đoạn 2017-2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh mới đây đã khởi tố vụ án "vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Vụ án được đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh.

Diễn biến vụ GPMB dự án đề pô xe điện ở Bắc Từ Liêm: Công an Hà Nội phục hồi giải quyết đơn tố giác tội phạm

Một trong những khu vực bị thu hồi thực hiện dự án.
(PLVN) -  Sau hơn 10 năm có đơn tố giác một số cá nhân có hành vi vi phạm trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) tại dự án xây dựng đề pô xe điện tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội (đoạn Nhổn - ga Hà Nội) trên địa bàn phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm), người dân đã nhận được thông báo của Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội quyết định phục hồi giải quyết tố giác tội phạm.

Sai phạm trong cấp “sổ đỏ” ở Lạc Dương (Lâm Đồng): Phê bình, làm rõ trách nhiệm lãnh đạo huyện

Khu vực dự kiến triển khai dự án hồ chứa nước Đan Kia 2 xảy ra sai phạm trong cấp GCN.
(PLVN) -  Liên quan đến sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) tại khu vực dự kiến đầu tư hồ chứa nước Đan Kia 2 (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), một Phó Chủ tịch huyện Lạc Dương bị phê bình; nhiều cán bộ huyện, thị trấn bị kiểm điểm rút kinh nghiệm, khiển trách, cảnh cáo.

Hà Tĩnh: Nhà biến thành… hầm vì ảnh hưởng dự án công ngàn tỷ

Căn nhà của một gia đình bị mặt đường che kín, cổng chính cũng không thể ra vào được.
(PLVN) - Hàng chục hộ dân tại xã Phú Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) phải cầu cứu các ngành chức năng địa phương; vì dự án nâng cấp kênh chính Linh Cảm (thuộc dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang - giai đoạn 2) đi qua đã khiến nhiều căn nhà gần như bị cầu đường bịt kín, không có lối đi, người dân phải sống trong những căn nhà thấp lè tè so với mặt đường, như… những căn hầm.

Quảng Nam: Dân lập rào chắn đường đòi đền bù đất

Hai đầu đoạn đường qua đất hộ ông Trần Luôn bị dùng lưới sắt, dây rào lại.
(PLVN) -  Vì bức xúc không được đền bù phần diện tích đất đã giao cho chính quyền địa phương làm đường, 2 hộ dân tại thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã lập hàng rào B40 chắn ở hai đầu ngăn không cho các phương tiện qua lại.