“Làm Thanh tra phải chấp nhận đụng chạm nhiều“

Ông Lương Tú Bình chánh thanh tra sở tư pháp Thanh Hoá
Ông Lương Tú Bình chánh thanh tra sở tư pháp Thanh Hoá
(PLO) - “Đã xác định làm thanh tra thì phải chấp nhận va chạm, chả ai thích mình đến để phanh phui những sai phạm của họ ra cả. Có những quan hệ ngoài xã hội rất tốt nhưng khi vào công việc thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật nên đụng chạm lắm. Rồi chỗ này chỗ kia tác động xin xỏ, nếu mình không “rắn” và không cương quyết thì sẽ khó mà hoàn thành được nhiệm vụ”, ông Lương Tú Bình, chánh thanh tra sở Tư pháp Thanh Hóa, chia sẻ.
Trong số những cán bộ tư pháp được vinh danh, ông là cá nhân vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng bằng khen trong năm công tác 2013.
Một năm nhiều thành tích
Trong năm 2013 đơn vị thanh tra sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành 26 cuộc thanh tra, trong đó 18 cuộc thanh tra theo kế hoạch, 2 cuộc thanh tra đột xuất, 6 cuộc thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân. 
Qua các cuộc thanh tra, nhiều tổ chức cá nhân đã bị làm rõ các sai phạm và chịu xử lý kỷ luật. Đáng kể đến như cuộc thanh tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với đoàn luật sư tỉnh Thanh Hóa. Xử lý kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với chủ nhiệm đoàn luật sư do việc ban hành các văn bản không đúng thẩm quyền.
Kiến nghị với đoàn luật sư xóa tên luật sư Vũ Hoàng Tuấn, kiến nghị với hiệu trưởng trường đại học luật Hà Nội thu hồi bằng tốt nghiệp đại học tại chức luật của ông Vũ Hoàng Tuấn vì không có bằng cấp 3 hợp pháp. Đồng thời đề nghị Bộ Tư pháp hủy chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Vũ Hoàng Tuấn. 
Sau khi tiến hành 2 cuộc thanh tra đột xuất đối với công ty bán đấu giá tài sản Việt Nam và công ty bán đấu giá tài sản Thanh Hóa. Thanh tra sở Tư pháp đã kiến nghị xử lý kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với công ty bán đấu giá tài sản Việt Nam do việc ký hợp đồng và tổ chức bán đấu giá không đúng thẩm quyền, yêu cầu khắc phục hậu quả của công ty bán đấu giá tài sản Thanh Hóa do cán bộ công ty gây ra với khách hàng...
Trong năm 2013, thanh tra sở Tư pháp Thanh Hóa đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 8 tổ chức và 2 cá nhân thuộc các lĩnh vực hộ tịch, công chứng, luật sư với số tiền xử phạt là 31 triệu đồng. Hủy bỏ 2 hợp đồng công chứng, 1 hợp đồng của văn phòng công chứng Thanh Hóa, 1 hợp đồng của văn phòng công chứng Nam Thành.
"Làm thanh tra thì phải chấp nhận va chạm nhiều"
Với những thành tích trên bộ phận thanh tra đang là một trong những đơn vị hết sức quan trọng của sở Tư pháp Thanh Hóa trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Cởi mở về những kết quả trên, ông Bình chia sẻ: “Đã xác định làm thanh tra thì phải chấp nhận va chạm, chả ai thích mình đến để phanh phui những sai phạm của họ ra cả. Có những quan hệ ngoài xã hội rất tốt nhưng khi vào công việc thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật nên đụng chạm lắm. Rồi chỗ này chỗ kia tác động xin xỏ, nếu mình không “rắn” và không cương quyết thì sẽ khó mà hoàn thành được nhiệm vụ”.
Từng có thời gian ngót chục năm làm ở phòng văn bản pháp quy của sở Tư pháp trước khi về nhận công tác ở mảng thanh tra, ông Bình đã có nhiều điều kiện xử lý công việc như một đơn vị thanh tra. Chính yếu tố đã đã tạo cho cá nhân ông có một phong cách và kế hoạch làm việc hết sức nghiêm túc và hiệu quả.
Ông Bình cho biết: “Làm thanh tra thì phải tinh, phải nhanh, đọc qua hồ sơ là mình đã biết chỗ nào sai phạm rồi. Nhưng để cho hiệu quả và để cho đối tượng bị thanh tra phải tâm phục khẩu phục thì tôi phải cho anh em đi xác minh ngọn nguồn của vấn đề. Chính vì cách làm này mà mà tổ chức, cá nhân bị thanh tra không thể bao biện được hành vi sai phạm của mình”.
Trong quá trình thanh tra không tránh khỏi những cám dỗ từ phía đơn vị, đối tượng chủ động đề nghị, vị chánh thanh tra sở Tư pháp cười cởi mở: “Cái đó là có, ai sai phạm mà lại không muốn được bỏ qua. Nhưng mình làm luật mà còn vi phạm nữa thì thanh tra được ai. Nghề nào cũng cần bản lĩnh nhưng làm thanh tra thì bản lĩnh phải cao và trau dồi thường xuyên thì mới hoàn thành nhiệm vụ được”.
Tốt nghiệp cử nhân Luật, ông Bình đã có nhiều năm gắn bó với công tác tư pháp và thanh tra. Trong những năm tháng công tác trước đó ông đã nhận được nhiều bằng khen về thành tích công việc của mình, như bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa hai năm liên tiếp 2009, 2010.
Ông liên tục là chiến sỹ thi đua của sở Tư pháp vào các năm 2012, 2013 rồi mới đây, ông vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng bằng khen khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 
Ông cũng là một độc giả trung thành và là một cộng tác viên của báo Pháp Luật Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước. Ông đã có một số tác phẩm đăng tải trên báo Pháp luật Việt Nam và các báo khác.
Ông tâm sự: “Tôi đọc nhiều báo nhưng báo Pháp luật Việt Nam luôn là ưu tiên hàng đầu, ngoài mục đích phục vụ công việc thì tờ báo là đơn vị truyền thông tôi rất tin tưởng về nội dung thông tin và uy tín của tờ báo”.
Năm công tác 2014 hứa hẹn nhiều nhiệm vụ khó khăn phải vượt qua, chúc ông sức khỏe và tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.