Bài thuốc loại bỏ các loại gai cơ thể chỉ với hạt đu đủ

Bài thuốc loại bỏ các loại gai cơ thể chỉ với hạt đu đủ
(PLO) - Trong buổi gặp gỡ tính cờ, lương y Hoàng Duy Tân (61 tuổi, ngụ khu phố 9, phường Hố Nai 1, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, Phó Chủ tịch thường trực Hội Đông y tỉnh Đồng Nai) đã chia sẻ với độc giả PLVN một bài thuốc đơn giản để loại bỏ các loại gai bên trong cơ thể. Điều thú vị là “biệt dược” lại chỉ là hạt đu đủ. Bài thuốc rất đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả bất ngờ.
Dùng hạt đu đủ loại bỏ các loại gai bên trong cơ thể
Các chứng gai như gai cột sống, gai xương khớp… thực chất là những khối canxi thừa lâu ngày tích tụ thành, nếu để lâu gai sẽ chèn vào dây thần kinh gây đau đớn, thậm chí dẫn đến bại liệt. 
Cách đây khá lâu, ông Tân tình cờ học được phương pháp chữa chứng gai sống lưng của một vị bác sĩ người Nga. Qua tìm tòi ông biết vị bác sĩ đã tiêm tinh chất chiết xuất từ mủ cây đu đủ mà ở Việt Nam trồng rất nhiều. 
Tuy nhiên để chiết xuất nhựa khá phức tạp, đồng thời phương pháp tiêm trực tiếp vào vị trí gai có thể gây nguy hiểm. Vắt óc suy nghĩ, ông tìm hiểu được tinh chất trong nhựa cây đu đủ chứa nhiều trong hạt. “Tôi đã thử nghiệm và quả thực rất công hiệu”, ông Tân nói.
Ông Tân chia sẻ những bài thuốc “cây nhà lá vườn” để mọi người cùng vận dụng
Ông Tân chia sẻ những bài thuốc “cây nhà lá vườn” để mọi người cùng vận dụng 
Theo ông Tân, nên chọn những quả đu đủ vừa chín tới sẽ chứa nhiều tinh chất có tác dụng làm mòn gai. Hái quả đu đủ đặt vào rá thưa rồi dùng tay bóp nát, chỉ lấy phần hạt. Tiếp đó, xát nhẹ tay nhằm loại bỏ lớp màng bao quanh hạt. Dùng cối giã nhuyễn hạt đu đủ tươi, rồi đắp vào vùng da được xác định có gai mọc bên trong. 
Thời gian đắp thuốc kéo dài chừng 30 phút mỗi lần, nếu đắp lâu quá có thể gây bỏng da. Mỗi ngày đắp hạt đu đủ giã nát một lần. Liều lượng hạt đu đủ sử dụng tuỳ thuộc vào gai lớn hoặc bé, thường chỉ một nhúm nhỏ. 
Ông Tân khẳng định, nếu kiên trì đắp thuốc, sau thời gian khoảng 30 ngày, đi chụp phim xét nghiệm sẽ thấy công dụng rõ rệt. Tinh chất bên trong hạt đu đủ tác động qua da, thấm vào phần xương làm mềm và bào mòn dần những chiếc gai.
“Kinh nghiệm nấu ăn của cha ông phần nào thể hiện được công dụng trên của trái đu đủ. Chẳng hạn khi hầm xương, người ta thường nấu chung với quả đu đủ. Phần xương khi vớt ra mềm hẳn. Suy cho cùng, gai thực chất là phần xương thừa. Riêng trong hạt đu đủ, lượng tinh chất có tác dụng bào mòn gai nhiều nhất”, ông Tân giải thích.
Gừng, tỏi đẩy lùi bệnh cảm lạnh và cao huyết huyết áp
Hai loại dược liệu vừa là thực phẩm đều có trong tủ bếp nấu ăn của mọi nhà, là gừng và tỏi cũng được ông Tân hướng dẫn bào chế thành thuốc trị bệnh cực hay. Theo đó, vào thời gian giao mùa, cơ thể con người dễ tổn thương, dễ thấy nhất là chứng cảm lạnh. 
Trị chứng bệnh này, lương y Tân chỉ dẫn dùng lát gừng tươi để cạo gió phía sau lưng người bệnh, vừa cạo gió vừa xát gừng đều khắp phần lưng. Hơi ấm của gừng sẽ thẩm thấu vào bên trong, giúp cân bằng cơ thể đồng thời đẩy độc tố ra ngoài. Nếu mới cảm lạnh, chỉ cần tiến hành một lần duy nhất sẽ cảm thấy khoẻ ra ngay.
Cũng với củ gừng, ông Tân khuyên mọi người mỗi sáng thức dậy, thay vì uống trà, cà phê; hãy uống nước gừng tươi “lót dạ” trước tiên. Thái chừng 2 - 3 lát gừng tươi cho vào tách, đổ nước sôi nóng vào, đợi chừng vài phút rồi uống. Nước gừng có tác dụng làm ấm phổi, vừa ổn định tỳ vị nên rất có lợi cho cơ thể.
Khá thú vị hơn, vị lương y mách nước những người mắc chứng cao huyết áp có thể dùng tỏi để trị liệu. Cụ thể, đem tỏi tươi đã bóc sạch vỏ, ngâm rượu theo công thức 1kg tỏi với 5 lít rượu trắng. Ngâm khoảng 15 ngày là sử dụng được. Người bệnh mỗi ngày uống rượu tỏi hai lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần một thìa cà phê. Như ông Tân lý giải, rượu tỏi giúp cơ thể ổn định huyết áp.
Ông Tân chia sẻ những bài thuốc “cây nhà lá vườn” để mọi người cùng vận dụng
Ông Tân chia sẻ những bài thuốc “cây nhà lá vườn” để mọi người cùng vận dụng 
 
Tác dụng nữa của tỏi là trị bệnh mụn cóc, nấm ngoài da cực kì hiệu nghiệm. Phương pháp áp dụng rất đơn giản: Thái tỏi thành lát mỏng đem xát lên vùng da bị mụn, mụn cóc hoặc nhiễm nấm. Thời gian xát thuốc khoảng 30 phút. Lớp da nhiễm bệnh sau đó bị cháy dẫn đến hoại tử, tất nhiên “giết” luôn vi khuẩn gây bệnh. Cuối cùng, chỉ cần bôi củ nghệ tươi chống thẹo là hoàn toàn yên tâm.
Chữa dứt di chứng bại liệt bằng phương pháp bấm huyệt
Bên cạnh thuốc đông y, ông Tân cho biết bản thân ông tâm đắc với liệu pháp trị bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt. Thường gặp nhất là những trường hợp bại liệt do hậu tai biến mạch máu não. Ông khiêm tốn rằng không phải mọi trường hợp đều hồi phục nhưng qua chẩn đoán sẽ biết chắc người bệnh có cơ hội hay không. 
Phương pháp châm cứu, bấm huyệt của ông bắt buộc tuân thủ ba giai đoạn cơ bản: Trước tiên tác động vào vùng đầu. Nếu bệnh nhân liệt lâu ngày, phải châm cứu bấm huyệt đến lúc nào họ cử động phần đầu, ngồi dậy được mới chuyển sang giai đoạn hai. Tiếp đó tác động vào hệ thống kinh mạch ở vùng lưng nhằm giúp bệnh nhân ngồi thẳng. Sau cùng mới châm cứu, bấm huyệt trực tiếp vào bộ phận bị liệt như chân, hoặc tay. 
Phương pháp châm cứu, bấm huyệt được ông Tân giải thích tác động vào hệ thống kinh mạch, gân cơ và hệ thần kinh, giúp người bại liệt phục hồi toàn diện, trên cơ sở đó bệnh nhân mới có thể bước đi được. Quá trình hồi phục nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào sự kiên trì tập luyện của người bệnh. Ông Tân nhắc nhở những người bại liệt do di chứng của tai biến mạch máu não không nên ăn mặn bởi dễ khiến huyết áp tăng, bệnh tái phát.
Ưu điểm của phương pháp trị liệu trên giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Đối với người bệnh có điều kiện kinh tế, có thể kết hợp thêm bài thuốc “Đại tần giao thang” sắc uống nhằm tăng công hiệu trị liệu. Bài thuốc cơ bản gồm các dược thảo kèm liều lượng cụ thể như sau: Bạch chỉ (4g), Độc hoạt (4g), sinh địa (8g), bạch linh (8g), đương quy (8g), tần giao (8g), bạch thược (8g), hoàng cầm (4g), tế tân (4g), thạch cao (4g), Bạch truật (8g), khương hoạt (8g), thục địa (4g), cam thảo (2g), phòng phong (8g), xuyên khung (20g). Tuỳ theo cơ địa cũng như mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân mà gia giảm phù hợp. 

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.