Có thể bị hoại tử xương…
Sau nhiều lần không thể chịu được những cơn đau nhức ở khớp gối, ông Trần Tiến Sơn (ở quận Đống Đa, Hà Nội) buộc phải tìm đến bác sĩ và được chẩn đoán bị thoái hóa khớp. Sau lần đầu uống thuốc theo đơn, ông Sơn thấy thuyên giảm được chút ít nhưng cứ “trở trời” là bệnh lại tái phát.
Đã biết bệnh của mình, ông ra nhà thuốc ở gần nhà đề nghị mua hai loại thuốc giảm đau và chống viêm về uống. Ít lâu sau, ông lại bị các cơn đau bụng hành hạ, đến khi được các bác sĩ chẩn đoán bị viêm loét dạ dày ông mới giật mình vì cho rằng có thể ông đã lạm dụng thuốc giảm đau nhiều quá.
Tương tự là trường hợp của anh Nguyễn Văn Lê (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Mỗi lần lên cơn đau do bệnh khớp hành hạ, anh Lê lại ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau. Uống theo liều chỉ dẫn không giảm được bao nhiêu, anh tự ý tăng liều, có ngày uống đến 6 viên. Sau một thời gian tự ý dùng thuốc, anh Sơn bị viêm dạ dày và men gan tăng cao bất thường.
PGS, TS, BS Lê Anh Thư, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết: “Các thuốc chống viêm, giảm đau tức thì là một biện pháp điều trị quan trọng và hữu hiệu trong các bệnh lý cơ - xương - khớp. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp lâu dài vì có thể gây nhiều biến chứng. Bệnh nhân cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa có kinh nghiệm để có thể tránh được các chống chỉ định nguy hiểm”.
Thậm chí, theo bà, nhiều người bệnh uống 4-6 viên mỗi ngày các loại thuốc giảm đau đơn thuần có chứa corticosteroid vào cả sáng, chiều, tối, trong khi giới y khoa khuyên nếu có thể, cần tránh dùng loại thuốc có chứa corticosteroid; hoặc dùng một liều duy nhất vào buổi sáng hay cách ngày để hạn chế các tác dụng bất lợi.
Tại hội nghị khoa học về xương khớp diễn ra ở Đà Nẵng vừa qua, các chuyên gia đã cảnh báo việc lạm dụng, hiểu sai tác dụng của thuốc chống viêm, giảm đau sẽ rước vào thân nhiều nguy hại: tổn thương nội tạng, loãng xương, thậm chí là hoại tử xương.
Điều trị trúng đích
Thông thường, bệnh xương khớp không có nhiều triệu chứng hay dấu hiệu nhận biết trong thời gian ủ bệnh; người bệnh chỉ tìm đến bệnh viện, đến bác sĩ khi bị đau nhức quá, đó là khi bệnh đã nặng, rất khó điều trị và bệnh nhân sẽ phải chấp nhận “sống chung với lũ”.
Phát hiện của ngành sinh học phân tử trong lĩnh vực xương khớp cũng chỉ rõ, tiến trình của bệnh thoái hóa khớp được đặc trưng ngay từ đầu bởi những tổn thương cùng lúc của sụn và xương dưới sụn. Qua thời gian, trong khi sụn bị bào mòn, nứt và vỡ ra thì xương dưới sụn xuất hiện những phản ứng bất thường tạo ra các vùng xương rỗng, vùng xương dày - xơ xen kẽ, hình thành gai xương và làm xuất hiện các chất gây viêm dẫn đến đau nhức, sưng tấy. Khi bị tổn thương, sụn và xương dưới sụn tác động tiêu cực lẫn nhau, khiến thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Vì thế, với căn bệnh xương khớp, các bác sĩ vẫn khuyên người bệnh cần kiểm soát hơn là điều trị. Bác sĩ Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Xương khớp, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, có những dưỡng chất sinh học có tác dụng trong hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh rất tốt. Đối với bệnh khớp, các nhà khoa học vẫn khuyến khích con người sử dụng tinh chất Pentan, một loại peptit có tác dụng cung cấp acid amin có tác dụng làm giảm tiến trình thoái hóa khớp.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy, Peptan giúp tăng 3,2 lần lượng collagen tuýp II (chất căn bản của sụn khớp) và 3,6 lần lượng Aggrecan (thành phần tham gia cấu tạo sụn khớp và dịch khớp)./.