Bí mật về viên thượng sĩ mang mật danh H3

Điệp viên H3 và Văn phòng Bộ Tổng tham mưu quân đội VNCH, nơi ông hoạt động trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Điệp viên H3 và Văn phòng Bộ Tổng tham mưu quân đội VNCH, nơi ông hoạt động trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
(PLO) - Viên thượng sĩ “quèn” đó từ năm 1963 đã là nhân viên văn thư của Văn phòng Tổng Tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn Nguyễn Hữu Có. Với tinh thần làm việc mẫn cán, tận tụy, được nhiều người trong văn phòng quý mến, lại được tân Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Viên tiếp tục tin dùng, trở thành một trong bốn nhân viên văn thư của Văn phòng Tổng Tham mưu trưởng.
Viên thượng sĩ
Đồng chí Bảy Vĩnh - cán bộ tình báo - kể lại, khi chỉ huy một bộ phận biệt động bí mật đột nhập vào khu vực cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, đã “đụng” ngay một viên thượng sĩ nhất của văn phòng như đang ngồi chờ đợi.
Viên thượng sĩ “quèn” đó bình tĩnh ở lại văn phòng cho tới 3 giờ chiều, khi mọi việc giao nộp sổ sách cho Quân giải phóng xong xuôi; hệ thống máy tính lưu trữ hồ sơ của hơn một triệu quân đội Sài Gòn, cùng toàn bộ giấy tờ tại Văn phòng Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Viên được niêm phong không mất một tờ nào, anh ta mới ra về… 
Viên thượng sĩ ấy còn trực tiếp trao chìa khoá, dẫn quân giải phóng tiếp quản tất cả những gì còn lại ở cơ quan đầu não của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. 
Mãi về sau ông Bảy Vĩnh kể lại, trong cuộc gặp mặt những anh em, đồng đội của Phòng Tình báo chiến lược (J22) - Bộ tham mưu quân giải phóng miền Nam, chính Bảy Vĩnh, cụm trưởng Cụm tình báo H67, đã nhận ngay ra viên thượng sĩ nhất “phe địch” mà mình đã gặp khi đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu, Và càng ngạc nhiên hơn khi biết, viên thượng sĩ nhất đó mang bí danh H3, một đồng đội của mình cùng hoạt động trong ngành tình báo.
Mật danh H3
Còn với người Mỹ và cơ quan tình báo CIA, mãi về sau, vẫn không hề biết được H3 là ai? Năm 2006, tại Hội thảo quốc tế về “Tình báo trong chiến tranh Việt Nam” do Trung tâm Việt Nam thuộc Đại học Công nghệ Tếch-dớt của Mỹ cùng Trung tâm Nghiên cứu tình báo CIA phối hợp tổ chức, một cựu nhân viên CIA đã nhận định rằng: 
“Đúng là phải có một điệp viên cộng sản từng nằm ngay trong lòng Bộ Tổng Tham mưu (Việt Nam Cộng hòa). Dường như không phải là sĩ quan cao cấp, không phải là tùy tùng thân cận của Tổng thống Thiệu, song chắc chắn nhân vật này đã gửi ra Bộ Chính trị Bắc Việt nhiều tin tình báo chiến lược”. Thông tin đó về sau đã được giải mật. Người đó là điệp viên mang bí số H3 của Phòng Tình báo Miền.
Giữa “biển giáo, rừng gươm”, một mình hoạt động đơn tuyến, tính mạng lúc nào cũng treo “trên miệng cọp” nhưng với bản lĩnh kiên cường và mưu trí “siêu việt”, H3 đã bình tĩnh hoạt động, hoàn thành tốt chức trách mà quân đội Sài Gòn giao cho, tạo nên “tấm bình phong” an toàn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cách mạng giao phó. 
Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Minh, tức H3
 Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Minh, tức H3
H3 chính là viên thượng sĩ “quèn”, chiến sĩ tình báo mang tên Nguyễn Văn Minh.
Được biết, Nguyễn Văn Minh sinh năm 1933, tại Hưng Yên, trong một gia đình thợ thủ công. Lớn lên, ông vào Sài Gòn tìm việc làm. Lòng yêu nước đã thôi thúc ông tìm đến với cách mạng và năm 20 tuổi, ông đã là một công nhân hoạt động bí mật cho Mặt trận Liên - Việt giữa lòng Sài Gòn. 
Năm 1959, Nguyễn Văn Minh với bí danh H3, được phái khiển lọt vào quân đội Sài Gòn hoạt động bí mật và năm 1963, lợi dụng lúc Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các phe phái tranh quyền, đoạt lợi, ông đã tìm cách chui sâu vào cơ quan cơ mật của quân đội với chức danh nhân viên văn thư của Văn phòng Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Có. 
Không lâu sau, Nguyễn Cao Kỳ lật đổ Nguyễn Hữu Có, ông được tân Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Viên tiếp tục tin dùng. 
Ở vị trí này, H3 - Nguyễn Văn Minh có điều kiện tiếp xúc nhiều tài liệu tuyệt mật của địch, hàng ngày phải tiếp nhận, sản xuất và giải quyết “hàng lô” công văn đi - công văn đến giữa Văn phòng Tổng Tham mưu trưởng với các cơ quan, đơn vị trong quân đội; đặc biệt trao đổi công văn với Phủ Tổng thống, các cơ quan Bộ Quốc phòng, các quân khu, quân đoàn... Đây toàn là những tài liệu thuộc hạng tối mật, tuyệt mật của địch.
Vũ khí là…trí nhớ
Làm việc trong môi trường như vậy, H3 luôn bị các cơ quan mật vụ, an ninh của địch để ý, theo dõi nên không thể tiến hành sao chụp tài liệu, vì làm như thế dễ bị lộ. Để có thể nắm được nhiều tài liệu của địch, ông khéo léo nhận về mình nhiều phần việc trong số bốn nhân viên văn thư. 
Ngày làm việc cho Văn phòng Tổng Tham mưu trưởng, đêm thức viết lại để báo cho tổ chức. Rất nhiều đêm ông thức trắng báo cáo cho hết các nội dung công văn đã nắm được. Tránh sai sót, thiếu hụt. H3 đã rèn luyện để có trí nhớ tuyệt vời, chép lại toàn bộ các công văn tiếp xúc hằng ngày bằng trí nhớ rồi chuyển về lưới tình báo do nữ đồng chí Hai Kim phụ trách. 
Cách làm này đòi hỏi trí não ông hoạt động không ngơi nghỉ và đôi mắt phải hoạt động quá tải, nên lúc về già mắt ông bị mờ đi rất nhanh…
Những tài liệu, tin tức mà H3 - Nguyễn Văn Minh chuyển về, có giá trị chiến lược, chiến dịch quan trọng mà tình báo cần. Nhiều tài liệu nguyên bản đạt độ tin cậy và chính xác cao, giúp cơ quan chỉ đạo chiến lược của ta hiểu rõ âm mưu ý đồ của địch, như kế hoạch bình định nông thôn, kế hoạch lấn chiếm xóa các vùng giải phóng theo kiểu “lấp lỗ da báo” của địch, đồng thời đánh giá đúng ý đồ của Mỹ sau khi ký Hiệp định Paris năm 1973. 
Tin tức của H3 -Nguyễn Văn Minh đưa về giúp trên khẳng định: “Đối với Mỹ không có nửa hòa, nửa chiến, Mỹ chỉ tìm cách xóa ta, nếu ta mạnh, Mỹ chịu thua, nếu ta yếu, Mỹ lấn tới”. 
Ngoài những tin tức có ý nghĩa chiến lược, chiến dịch nói trên, H3 - Nguyễn Văn Minh còn cung cấp những tin tức về chủ trương mới của quân đội Sài Gòn; theo dõi diễn biến toàn miền; tin địch nhận định về ta; chủ trương đối phó của địch; việc bố trí binh lực giữa các quân khu; việc sử dụng lực lượng tổng trù bị dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, không quân; việc địch tổ chức lại lực lượng sau những lần tổn thất;...
Đặc biệt, những tin tức thu được trong hai năm 1973, 1974 và đầu năm 1975 có giá trị cao, góp phần giải đáp được các yêu cầu điều tra một loạt các vấn đề chiến lược quan trọng trong thời điểm then chốt. 
Khi ta chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, tin tức của H3 - Nguyễn Văn Minh đã giúp trên khẳng định: “Khi ta đánh vào Sài Gòn thì Mỹ không trực tiếp tham chiến trở lại”, “Mỹ coi như chiến tranh ở Việt Nam đối với Mỹ đã kết thúc, Mỹ sẽ không chi viện cho quân đội Sài Gòn bằng lực lượng chiến đấu của Mỹ”. 
Tài liệu do H3 - Nguyễn Văn Minh lấy được từ phòng làm việc của Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Viên có giá trị chiến lược hết sức quan trọng để Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương chọn giải pháp cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 trong thời gian ngắn nhất...
Hơn 20 năm hoạt động bí mật giữa lòng địch, H3 - Nguyễn Văn Minh đã tạo cho mình một vỏ bọc ở vị trí cao sâu. Những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, H3 - Nguyễn Văn Minh là cơ sở chủ yếu cung cấp được khối lượng lớn tin tức, tài liệu về chiến dịch, chiến lược của địch, góp phần tích cực vào đại thắng Mùa xuân 1975, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao.
H3 - Nguyễn Văn Minh trở thành một trong những điệp viên huyền thoại, khiến kẻ thù kinh ngạc về bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần “thép” của ông. Năm 1999, Đại tá Nguyễn Văn Minh vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…/.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Đọc thêm

Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai

Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão, tỉnh Lào Cai đã thiệt hại rất nghiêm trọng về người, cơ sở hạ tầng của Nhà nước, Nhân dân
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai có trách nhiệm phân bổ cụ thể và sử dụng số kinh phí được bổ sung bảo đảm theo đúng quy định, đúng mục đích sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí, tiêu cực; sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cùng với nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để kịp thời khắc phục thiệt hại do bão...

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3
Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cội nguồn chiến thắng và phát triển đất nước

Lòng yêu nước và ý thức dân tộc là vũ khí giúp Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lăng. (Ảnh tư liệu chiến thắng mùa xuân năm 1975).
(PLVN) - Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều cuộc xâm lăng từ những thế lực hùng mạnh. Khi hòa bình lại gặp không ít gian nan trong hành trình xây dựng đất nước. Nhưng ý thức dân tộc mạnh mẽ đã giúp người Việt vượt lên trên mọi thách thức và khó khăn, vững bước tiến về phía trước.

Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang (bên trái) trao Quyết định của Ban Bí thư cho ông Phạm Đức Tiến.
(PLVN) - Sáng 14/9, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, thừa ủy quyền của Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang đã trao Quyết định của Ban Bí thư về việc điều động, chỉ định ông Phạm Đức Tiến - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Bộ trưởng Phan Văn Giang: Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu tại phiên toàn thể 1. (Ảnh: Thu Trang)
(PLVN) - Sáng qua (13/9), Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 đã khai mạc tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP) dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao BQP Việt Nam tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể 1 với chủ đề “Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CA - TBD)”.

Bộ chính trị cho ý kiến về phát triển TP Hải Phòng; Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Ngày 13/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 45-NQ/TW) và cho ý kiến về Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương.

Làm rõ hơn vấn đề tiêu cực, 'lợi ích nhóm'

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
(PLVN) - Đây là ý kiến được nêu ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/9, khi cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trong hệ thống Công đoàn

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Ngày 13/9, Đoàn công tác liên ngành do Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.

Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ cuối: Phải đổi mới căn bản công tác cán bộ

Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ cuối: Phải đổi mới căn bản công tác cán bộ
(PLVN) - Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặt ra vấn đề bức bách là phải tiếp tục nâng cao đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên, bảo vệ uy tín và sự trường tồn của Đảng. Đây cũng là một trong những yêu cầu đặt ra tại Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC). Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Chiều 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) các nước do Chủ tịch ASEAN BAC năm 2024 Oudet Souvannavong, đồng thời là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào dẫn đầu nhân dịp sang dự Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC tại Hà Nội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc Tết Trung thu các cháu thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN).
"Với các cháu ở những vùng bão, lũ, Bác dặn các cháu luôn chú ý an toàn khi học tập, vui chơi. Hãy tránh xa những nơi nguy hiểm, không chơi đùa gần sông, suối, ao hồ, luôn nhớ lời cha mẹ, thầy cô giáo để tự bảo vệ bản thân và bạn bè... Bác gửi đến tất cả các cháu niềm tin yêu, hy vọng", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhắn gửi.

Phát hiện nhiều thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN.
Sáng 13/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2024.

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5
Sáng 13/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ông Vernon Coaker, Quốc vụ khanh Quốc phòng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đồng chủ trì Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5.