Chuyện ít biết về vị Chủ tịch Quốc hội “Chặt xiềng” đầu tiên

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, cụ Nguyễn Văn Tố đứng bên phải Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, cụ Nguyễn Văn Tố đứng bên phải Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLO) - Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 6/1/1946  thành công tốt đẹp. Trong cuộc Tổng tuyển cử đó, cụ Nguyễn Văn Tố đã trúng cử và tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội ngày 2/3/1946, cụ đã được bầu làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tương đương chức danh Chủ tịch Quốc hội ngày nay.
Cụ Nguyễn Văn Tố sinh ngày 5/6/1889 trong một gia đình nhà nho làng Đông Thành, huyện Thọ Xương, nay là số 78 phố Bát Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; thuở nhỏ học chữ Hán, sau sang Pháp học đỗ bằng Thành chung (Trung học); về nước làm việc tại TrườngViễn Đông Bác Cổ, Hà Nội, chuyên về văn học cổ Việt Nam. 
Đầu thế kỷ XX, danh tiếng của Nguyễn Văn Tố được xếp vào loại tứ danh kiệt “Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn” (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố và Phạm Duy Tốn). Cụ không những uyên thâm Hán học mà tinh thông cả Tây học.
Ngay cả với ông Nguyễn Thiện Lâu, Giáo sư Trường Khải Định (Huế) có 5 bằng cử nhân Khoa học Xã hội, khi nhờ cụ xem bản thảo, cụ cũng gạch đỏ, ghi rõ lỗi thuộc loại nào khiến ông Lâu phải “tâm phục, khẩu phục”. 
Trong những năm từ 1932 - 1936, cụ viết nhiều bài nghiên cứu bằng tiếng Pháp về lịch sử, văn học… nhiều bài viết cung cấp kiến thức lịch sử đăng trên báo Đông Thanh.
Đặc biệt, những bài viết trên các chuyên mục của Tạp chí Tri Tân không chỉ khẳng định tầm uyên bác của tri thức, tinh thần nghiêm túc của một nhà sử học mà còn thể hiện rõ tấm lòng yêu nước nồng nàn của một nhân sĩ.
Cụ đã soạn thảo hai bộ sử học đồ sộ “Đại Nam dật sử” và “Sử ta so với sử Tàu” rất công phu, nghiên cứu, đối chiếu nhiều nguồn thư tịch, tranh luận kịch liệt với các nhà sử học Pháp về Đông Dương, làm sáng tỏ chân lý một cách khoa học.
Tuy nhiên, sự nghiệp của cụ còn mãi mãi in sâu, đọng lại trong mỗi trái tim, khối óc của người Việt là việc cụ cùng đồng nghiệp đã có công lao rất to lớn trong việc truyền bá học chữ quốc ngữ.
Cụ đã cùng lớp trí thức như các ông Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Vũ Đình Hòe... phát động công cuộc cách mạng chữ quốc ngữ. 
Đầu năm 1938, theo đề nghị của đồng chí Trường Chinh, Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định thành lập một tổ chức công khai chống nạn mù chữ. Và theo tinh thần trên, Hội Truyền bá quốc ngữ được thành lập, một sự kiện quan trọng và gây tiếng vang, bởi lãnh đạo Hội là các trí thức tiêu biểu như các cụ Bùi Kỷ, Hoàng Xuân Hãn, Lê Thước... Cụ Nguyễn Văn Tố được cử làm Hội trưởng. 
Cách mạng Tháng Tám thành công, một nước Việt Nam độc lập, tự do đã trở thành hiện thực. Trong lời tựa cuốn “Chặt xiềng” xuất bản năm 1946,  Nguyễn Văn Tố viết, đó là những thời khắc oanh liệt, những giây phút thiêng liêng, nó làm cho ta như trông thấy ánh hào quang rực rỡ của những người đã đem hết nhiệt huyết để tháo xiềng, chặt xích mà lấy lại cơ đồ đất nước.
Và chỉ sau 6 ngày độc lập, ngày 8/9/1945 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để diệt giặc dốt. Việc truyền bá học chữ quốc ngữ lúc bấy giờ được xem như một nền tảng vững chắc giúp cho người dân giác ngộ cách mạng vùng lên tranh đấu.
Đó là một mốc son về văn hóa - giáo dục của nước nhà. Trong mốc son ấy, nhân dân ta không bao giờ quên công lao của người thuyền trưởng truyền bá quốc ngữ Nguyễn Văn Tố.
Kính trọng lãnh tụ Hồ Chí Minh, kính trọng những nhà lãnh đạo cách mạng khác, Nguyễn Văn Tố cảm phục tấm lòng yêu nước, thương dân, cách lãnh đạo và tổ chức nhân dân đấu tranh giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám.
Với lòng nhiệt thành yêu nước, vị nhân sĩ hăng hái đón mừng thắng lợi của cách mạng và sau đấy dồn hết tâm huyết phụng sự đất nước.
Trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam ngày 6/1/1946, cụ Nguyễn Văn Tố đã trúng cử đại biểu Quốc hội với tư cách là đại biểu của tỉnh Nam Định và tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội ngày 2/3/1946, cụ đã được bầu làm Trưởng ban Thường trực của Quốc hội - Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 
Chân dung cụ Nguyễn Văn Tố
Chân dung cụ Nguyễn Văn Tố 
Trong bối cảnh đầy khó khăn, thử thách của vận nước, cụ Nguyễn Văn Tố đã sát cánh cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh cổ vũ, động viên nhân dân ta vững bước vượt qua muôn vàn khó khăn.
Mùa đông năm 1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ, cả nước đồng lòng quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Với trọng trách của mình, cụ Nguyễn Văn Tố cùng Trung ương Đảng, Chính phủ hành quân lên chiến khu Việt Bắc, động viên đồng bào và chiến sĩ tham gia cuộc trường chinh  gian khổ.  Sau gần 1 năm tiến hành cuộc chiến tranh, vào tháng 10/1947, thực dân Pháp mở cuộc tiến công quy mô vào căn cứ địa Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. 
Ngày 10/7/1947, trong cuộc tiến công vào Bắc Kạn, thực dân Pháp đã bắt được cụ. Nhìn thấy một ông cụ có bộ râu thưa, trông rất chững chạc, nói tiếng Pháp rất giỏi, lại yêu cầu Chính phủ Pháp chấm dứt chiến tranh, chúng đã nhầm cụ với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khi biết người bị bắt không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh, giặc Pháp đã bắn chết cụ. Cụ Nguyễn Văn Tố là người lãnh đạo cao nhất của ta hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 
Trong Lễ truy điệu liệt sĩ Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho vị nhân sĩ tài năng, đức độ những lời văn tế ca ngợi sâu sắc và trân trọng: “Nhớ cụ xưa/ Văn chương thuần túy, học vấn cao sâu/ Thái độ hiền từ, tính tình thanh khiết/ Mở mang văn hóa, cụ dốc một lòng/ Phú quý, công danh cụ nào có thiết/ Cụ dù hy sinh, tinh thần cụ ngàn thu sẽ vẻ vang bất diệt/ Chính phủ khôn xiết buồn rầu, đồng bào khôn xiết nỗi lòng thương tiếc”.
Biến đau thương thành hành động cách mạng, kính cẩn nghiêng mình trước anh linh liệt sĩ Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Hồ Chí Minh hứa rằng: “Quyết trường kỳ kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn/ Quyết đấu tranh thống nhất độc lập cho nước nhà Nam Việt/ Để anh linh cụ và những liệt sĩ đã hy sinh đều vui sướng ở chốn suối vàng/Và nền dân chủ cộng hòa của nước sẽ vững như nhật nguyệt”.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hy sinh của cụ Nguyễn Văn Tố là mất mát to lớn. Bác đã mất đi một người cộng sự đắc lực, mất đi một người bạn chí cốt. Phiên họp của Hội đồng Chính phủ chuẩn bị đón tết Mậu Tý 1948, Bác đã bật khóc khi nhớ đến cụ.
Trong nhiều năm, Văn phòng Quốc hội cùng gia đình đã gắng sức tìm kiếm, thu thập thông tin từ nhiều nguồn để tìm mộ của cụ nhưng không tìm ra manh mối. Có người cho rằng, cụ Tố bị địch bắt và thủ tiêu tại Bắc Kạn. Thông tin khác lại cho rằng cụ là một nhân sỹ nổi tiếng, giặc Pháp không lý gì lại giết hại cụ, có thể địch đưa cụ về Hà Nội...
Để xác minh các tư liệu cho chính xác về vị Chủ tịch Quốc hội đầu tiên, Văn phòng Quốc hội, Hội Sử học và Ban Liên lạc Hội Truyền bá Quốc ngữ đã triển khai tìm kiếm ở những nơi mà cụ đã hoạt động. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng tham gia giúp đỡ.
Sau một thời gian dài, việc tìm kiếm mộ của cụ đã có kết quả. Công lao lớn nhất thuộc về Hội Sử học Việt Nam. Họ đã kiên trì tìm hiểu và nhiều lần lên Bắc Kạn, đến thực địa để triển khai công việc.
Uống nước nhớ nguồn là nghĩa cử cao đẹp của truyền thống dân tộc Việt mà lớp người hôm nay cần trân trọng và phát huy. Hơn 60 năm nằm lại nơi rừng sâu núi thẳm, hồn cốt và anh linh cụ Nguyễn Văn Tố - một nhân sĩ yêu nước, một liệt sĩ anh hùng, vị Trưởng ban Thường vụ Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được trở về trong niềm xúc động của nhân dân.
Để tưởng nhớ công ơn và sự hy sinh to lớn của cụ Nguyễn Văn Tố - vị Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước ta,  nhiều ngôi trường đã được mang tên cụ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và ở Nghệ An...

Đọc thêm

Kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ đội Biên phòng Bà Rịa - Vũng Tàu

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh kết luận kiểm tra. (Ảnh: Tiến Dũng).
(PLVN) - Trong hai ngày 17 và 18/4, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cùng tham gia đoàn công tác có Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP.

Sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại

Các chiến sĩ Trung đoàn 70, đơn vị đầu tiên của bộ đội Trường Sơn, thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn vào tháng 9/1961. (Ảnh tư liệu).
(PLVN) - Triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh, mang nội dung cô đọng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” đường Trường Sơn, sức sống mãnh liệt của con đường qua bom đạn chiến tranh, trở thành một kỳ tích về sức mạnh chiến đấu, chiến thắng, một thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, một huyền thoại trong lịch sử giữ nước của dân tộc.

Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới vào với Việt Nam. Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi phát biểu tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, diễn ra chiều 19/4.

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng
(PLVN) - Sáng 19/4, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X đã thông qua các Nghị quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Đức Quận, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bãi nhiệm tư cách Đại biểu HĐND khóa X, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Văn Hiệp.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Các đại biểu dự buổi tổng duyệt.
(PLVN) - Sáng qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.