Quốc hội Việt Nam nhiệm kỳ đầu tiên - Dấu ấn vẻ vang

(PLO) - Trong quá trình hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã trải qua gần 13 khóa hoạt động, thông qua 5 bản Hiến pháp với nhiều đổi mới về tổ chức, hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đất nước. Trong đó, nhiệm kỳ đầu tiên với 14 năm hoạt động (1946-1960) là nhiệm kỳ dài nhất, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành lập Chính phủ hợp hiến, hợp pháp.
Trong giai đoạn 1946 - 1960, Quốc hội nước ta đã cùng với dân tộc trải qua nhiều khó khăn, gian khó để thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp năm 1959
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp năm 1959 
Kỳ họp đầu tiên
Sáng 2/3/1946, Quốc hội khoá I đã họp Kỳ thứ nhất tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội với gần 300 đại biểu tham dự. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử là đã tỏ cho thế giới, cho toàn dân biết chúng ta đoàn kết nhất trí. 
Thay mặt Chính phủ Liên hiệp lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo với Quốc hội công việc đã làm trong 6 tháng và nêu rõ: “Việc hệ trọng nhất bây giờ là kháng chiến” và tin tưởng rằng, “từ giờ về sau, Quốc hội và Chính phủ còn có những gánh nặng, phải bước qua nhiều sự khó khăn, nhưng tôi chắc rằng quốc dân sẽ nhất trí, dựa vào sức đoàn kết mà làm việc, và như thế thì dù có khó khăn đến đâu, kháng chiến sẽ thắng lợi và kiến quốc sẽ thành công. Bây giờ Chính phủ lâm thời giao lại quyền cho Quốc hội để tổ chức một Chính phủ mới: một chính phủ kháng chiến và kiến quốc”. 
Quốc hội hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tuyên bố “Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng với Tổ quốc”. Quốc hội đã trao cho Người quyền thành lập Chính phủ mới.
Quốc hội thông qua tuyên ngôn, các điện văn gửi nhân dân toàn quốc, gửi các chiến sĩ ngoài mặt trận, gửi anh em các dân tộc thiểu số... Tuyên ngôn của Quốc hội nêu rõ: “Chủ quyền của nước Việt Nam độc lập thuộc về toàn thể nhân dân Việt Nam”. 
Quốc hội cũng thảo luận về việc lập Ban Thường trực để thay mặt Quốc hội. Ban Thường trực Quốc hội được bầu ra với 15 Uỷ viên chính thức, 3 Uỷ viên dự khuyết, do cụ Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban. Cuối cùng, Quốc hội đã bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 người.
Theo đề nghị của Chủ tịch kỳ họp Quốc hội khoá I Ngô Tử Hạ, Quốc hội tán thành Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ, Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch. Quốc hội công nhận Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, Cố vấn đoàn, Kháng chiến Uỷ viên hội và “trao quyền bính” cho Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. 
Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập, có nhiệm vụ “thực hiện triệt để sự thống nhất các lực lượng của quốc dân về phương diện quân sự, tuyên truyền cũng như về phương diện hành chính tư pháp, tổng động viên nhân lực và tài sản của quốc gia theo nhu cầu của tình thế, để đưa kháng chiến đến thắng lợi và nước nhà đến độc lập hoàn toàn”.
Ban Thường trực Quốc hội luôn ở bên cạnh Chính phủ để bàn bạc, tham gia ý kiến về các chủ trương, chính sách lớn và giám sát, phê bình Chính phủ về mọi công việc kháng chiến. 
Phù hợp với tình hình thực tế lúc đó, Ban Thường trực Quốc hội đã quyết định: “Trong thời kỳ kháng chiến, vì tình thế khó khăn nên chỉ có Trưởng ban Thường trực Quốc hội ở cùng với Chính phủ để giúp và theo dõi đường lối chính trị, cùng với Chính phủ chỉ đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Các đại biểu Quốc hội sẽ tùy năng lực và địa vị mà tham gia vào mọi công tác kháng chiến”. 
Đây là một nét rất đặc biệt của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn này - Quốc hội kháng chiến. 
Hiến pháp dân chủ đầu tiên
Từ ngày 28/10 đến ngày 9/11/1946, Quốc hội họp Kỳ thứ 2 tại Hà Nội để nghe Chính phủ báo cáo những công việc đã làm trong 8 tháng, thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, thành lập Chính phủ mới. Dự họp có 290 đại biểu các tỉnh thành, đại diện các lãnh sự quán Anh, Mỹ, Trung Quốc, Thụy Sĩ và một số nhà đương chức Pháp. 
Công chúng được vào dự thính kỳ họp và chất vấn khen, chê Chính phủ.
Hiến pháp 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước
Hiến pháp 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước 
Quốc hội đã nghe đại diện Chính phủ Vũ Đình Hoè báo cáo những hoạt động của Chính phủ trong thời gian qua, đồng chí Phạm Văn Đồng báo cáo về việc giao thiệp với Chính phủ Pháp. Chính phủ đã trả lời nhiều câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về các vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, tài chính, nội vụ. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh giải đáp trước Quốc hội các câu hỏi về quốc kỳ, về việc Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh tự ý bỏ đi, về chính sách ngoại giao của Chính phủ, về tính liêm khiết làm gương của Chính phủ.
Quốc hội đã thảo luận và thông qua các nghị quyết về nội trị, ngoại giao, lập Chính phủ mới, quyền quan thuế, phát hành giấy bạc Việt Nam. Quốc hội đã chấp nhận sự từ chức của Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Quốc hội bầu ra tại Kỳ họp thứ nhất (3/1946) và ủy nhiệm cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ mới. 
Ngày 3/11/1946, Chính phủ mới ra mắt Quốc hội, do Chủ tịch Hồ Chủ Minh đứng đầu; Việt Quốc, Việt Cách không còn chỗ trong Chính phủ cách mạng.
Ngày 8/11/1946, Quốc hội thông qua Dự án Luật Lao động. Quốc hội đã nghe trình bày Dự án Hiến pháp, sau đó thảo luận sôi nổi. Hôm sau, ngày 9/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với 240/242 đại biểu tán thành. 
Ngoài Lời nói đầu ghi rõ thành quả của cuộc cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ của dân tộc trong giai đoạn mới và những nguyên tắc xây dựng Hiến pháp, Hiến pháp có 7 chương, 70 điều gồm các phần Chính thể (Chương I), Nghĩa vụ và quyền lợi công dân (Chương II), Nghị viện nhân dân (Chương III), Chính phủ (Chương IV), Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính (Chương V), Cơ quan tư pháp (Chương VI), Sửa đổi Hiến pháp (Chương VII). 
Về Chính thể, Hiến pháp ghi rõ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1). “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia” (Điều 2). “Cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh. Quốc ca là bài Tiến quân ca. Thủ đô đặt ở Hà Nội” (Điều 3).
Sự thay đổi của tình hình chính trị - xã hội sau Hiệp định Giơ - ne – vơ đã làm cho Hiến pháp 1946 không có điều kiện áp dụng trên phạm vi cả nước. Mặt khác, nhiều quy định của Hiến pháp 1946 cũng không còn phù hợp với điều kiện cách mạng nước ta ở miền Bắc lúc bấy giờ. Vì vậy, Chính phủ đã thành lập một Ban sửa đổi Hiến pháp với 28 thành viên, do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban. 
Ngày 01/4/1959, Bản Dự thảo Hiến pháp mới đã được công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiến. Đến ngày 31/12/1959, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp năm 1946; và ngày 01/01/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố bản Hiến pháp này – Hiến pháp năm 1959.
Làm trọn nhiệm vụ vẻ vang
Trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1960, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền Bắc - Nam. Trong bối cảnh đó, Quốc hội đã cùng với nhân dân Việt Nam đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau. 
Miền Bắc sau khi giải phóng đã bước vào thời kỳ khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế và văn hóa theo con đường xã hội chủ nghĩa. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước.
Trong nhiệm kỳ 14 năm hoạt động, Quốc hội khóa I đã tổ chức 12 kỳ họp, trong đó có duy nhất một kỳ họp được tổ chức ngoài Thủ đô Hà Nội là Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa I được tổ chức vào năm 1953 tại chiến khu Việt Bắc (từ ngày 1 đến 4/12/1953). 
Quốc hội khoá I (1946-1960) đã có những đóng góp to lớn vào việc xây dựng Nhà nước dân chủ cộng hòa từ những năm tháng đầu tiên sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Trong thời kỳ này, Quốc hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành lập Chính phủ hợp hiến, hợp pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và “trao quyền bính cho chính quyền ấy”, bảo đảm cho Chính phủ đủ uy tín, hiệu lực để tổ chức nhân dân kháng chiến, kiến quốc, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. 
Từ năm 1954 đến năm 1960, Quốc hội đã phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ. Những năm đầu sau khi hòa bình lập lại, Quốc hội cũng đã thông qua các kế hoạch khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, đưa miền Bắc tiến dần từng bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Quốc hội khoá I đã xem xét và thông qua 2 bản Hiến pháp, 16 đạo luật và 50 nghị quyết, trong đó có những đạo luật quan trọng như Luật Cải cách ruộng đất, Luật Quy định quyền tự do hội họp, Luật Quy định quyền lập hội, Luật Bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và thư tín của nhân dân và Luật về chế độ báo chí. 
Hay như Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 1959) quy định nguyên tắc chung về kết hôn tiến bộ một vợ, một chồng; trách nhiệm và quyền lợi của vợ chồng, về quan hệ giữa cha mẹ và con cái và vấn đề ly hôn... 
Luật Bầu cử Quốc hội (năm 1959) quy định tất cả “công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền bầu cử Quốc hội và từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội”. Đây là những đạo luật quy định những quyền tự do rất cơ bản của người dân.
Đánh giá về công lao to lớn của Quốc hội khóa I, tại Kỳ họp thứ 12, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Quốc hội ta đã hết lòng vì dân, vì nước, đã làm trọn một cách vẻ vang nhiệm vụ của những người đại biểu của nhân dân”.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.