Những sự thật gây bất ngờ ở Nga

Những sự thật gây bất ngờ ở Nga
Năm 1939, khi cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill nói: “Nước Nga là một câu đố được gói trong một hộp quà bí ẩn và bao bọc bởi lớp vỏ thần bí”. Tới nay, đối với hầu hết những người yêu thích nước Nga, câu nói này vẫn là một chân lí.
Nước Nga được biết đến như một cường quốc rộng lớn nhất thế giới với nền kinh tế vượt trội. Tuy nhiên, những năm gần đây, người ta thường thấy Nga xuất hiện trên mặt báo với những vấn đề nóng liên quan đến quân sự, quốc phòng, mà quên đi rằng đây cũng là một đất nước với rất nhiều điều thú vị.
1. Bia không được liệt vào danh sách đồ uống cồn cho đến năm 2011
Trung bình mỗi người Nga tiêu thụ khoảng 18 lít đồ uống có cồn trong 1 năm, gấp đôi mức nguy hiểm mà một người có thể chịu đựng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng 500.000 người. 
Năm 2011, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chính thức ký lệnh sắc lệnh liệt bia vào danh sách đồ uống chứa cồn và chính thức giới hạn những nơi được bán thức uống chả mấy bổ béo này. 
2. Cứ 4 người đàn ông Nga thì có một người ra đi trước tuổi 55
Tuổi thọ trung bình của nam giới nước này là 64 tuổi, thuộc top 50 quốc gia có tỷ lệ chết trẻ nhiều nhất thế giới. Con số này quá cao so với 10% nam giới chết trước tuổi 55 ở Mỹ và 7% ở Anh. 
 
Nguyên nhân “sâu xa” dẫn đến tình trạng này là do “họ thường uốn hơn 1,5 lít rượu Vodka mỗi tuần”.
3. Không có từ nào diễn tả “vui vẻ” trong tiếng Nga
Trong tiếng Nga có từ "веселье" có nghĩa là “sung sướng” hay “hớn hở” và thể động từ của nó là "веселиться". Một sự khác biệt hoàn toàn giữa từ "веселье” của Nga và từ “fun” trong tiếng Anh đó là bạn không thể dùng từ này trong môi trường công sở.
Còn một từ tiếng Nga gần giống với “privacy” (riêng tư) trong tiếng Anh "конфиденциальность" , khi dịch ra sẽ là “ở một mình”
4. Mc Donald ở Nga chỉ bán bánh mỳ kẹp tôm
 
5. Sử dụng xe cứu thương để đi lại
Do giao thông tại Moscow khá phức tạp nên những người giàu ở đây đã trang bị riêng cho mình những chiếc xe cứu thương để có thể di chuyển một cách nhanh chóng và thuận tiện trên mọi tuyến đường trong giờ cao điểm. 
6. Nơi các đĩa nhạc của nhóm Beatles từng bị cấm lưu hành 
Vì vậy một số sinh viên y khoa đã sao chép các bài hát của nhóm nhạc ưa thích lên phim chụp X-quang.
Đây là thời kỳ mà phần lớn các dịch vụ và hàng hóa từ các nước phương Tây bị cấm. Có rất nhiều người đã nghĩ ra các cách độc đáo để lách luật.
7. Không chấp nhận từ ngữ của Ukraine
Tại các nhà hàng Nga, từ "borscht" đã bị xóa ra khỏi thực đơn, thay bằng cụm "súp củ dền đỏ", vì "borscht" là từ của Ukraine. Điều này cũng gần giống như Mỹ thay thế từ “French Fries” (Khoai tây chiên kiểu Pháp) bằng từ “Freedom Fries”.
8. Thói quen ngồi yên lặng trong vài phút trước khi đi xa
Trước khi bắt đầu hành trình nào đó, người Nga thường nói "Присядем на дорожку", có nghĩa là “hãy ngồi yên cho chuyến đi nào”. Sau đó, họ sẽ có thời gian ngắn cầu nguyện bình an cho chuyến đi.
9. Người Nga kiêng huýt sáo trong nhà
Họ quan niệm rằng: “Khi bạn huýt sáo trong nhà, mọi tài lộc sẽ cùng tiếng sáo mà bay mất qua cửa sổ”.
 
10. Tết năm mới lại được ưa chuộng hơn lễ Giáng Sinh.
 
Hầu hết người Na theo Công giáo, nhưng thực tế, tại Nga các món quà được trao nhau vào buổi đêm của Tết năm mới nhiều hơn ngày lễ Giáng Sinh. Người Nga tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7/1 hàng hăm bởi họ sử dụng lịch Julian. Theo đó, đối với họ Tết năm mới đến trước cả dịp Giáng Sinh.
11. Nga có hai ngày tổ chức dịp ăn mừng năm mới
Ngoài dịp ăn mừng năm mới theo lịch Julian vào ngày 13-14/1 và gọi đó là “Ngày năm mới cũ” thì nước này cũng tổ chức năm mới theo lịch thường giống như tất cả các nước khác trên thế giới.
Nếu như ngày 1/1 là dịp để bạn bè tổ chức các buổi tiệc vui vẻ thì “Ngày năm mới cũ” sẽ là dịp để sum vầy gia đình, người thân. 
12. Quay trở lại nhà ngay khi vừa bước chân ra khỏi cửa là điềm xui 
Người Nga thường đi một đoạn đường dài rồi mới quay trở lại nhà khi họ quên đồ. Một số người sẽ nhờ người thân hoặc hàng xóm lấy hộ đồ họ cần. 
13. Cứ 1,159 nữ mới có 1,000 nam
Tại các vùng nông thôn, tỷ lệ này còn chênh lệch còn cao hơn: 1,183 nữ trên 1,000 nam.
14. Các ký tự cảm xúc thường không có mắt
Thay vì sử sụng “ :)) ” hay “ :) ” như những quốc gia khác, tại Nga người ta lại dùng “ )) ” hoặc “ ) ”. Càng vui thích, hứng thú với một vấn đề nào đó, họ sẽ thêm càng nhiều ngoặc ở phía sau.
15. Món được yêu thích nhất tại Nga là thịt đông
Ngoài ra họ còn đặc biệt ưa chuộng món lưỡi bò, thịt vịt Siberia và món chả nướng.
16. Nga thường treo thảm trên tường
 
Thói quen này xuất hiện khi trong quá khứ, tường được làm rất mỏng, chiếc thảm được treo lên tường nhằm ngăn tiếng động, tiếng nói từ nhà hàng xóm sang nhà mình. Việc treo thảm cũng là ảnh hưởng từ nền văn hóa Causes và Uzeberkistan và tồn tại cho đến ngày hôm nay
17. Moscow nổi tiếng với hệ thống tàu điện ngầm
Từ những năm 1930, hệ thống tàu điện ngầm của Nga đã được hình thành. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, để tránh rủi ro chiến tranh, nơi này còn được xây dựng sâu hơn dưới đất để làm hầm trú. 
Tàu điện ngầm nổi tiếng sâu 84 mét là Park Pobedy và có chiều dài gấp 1,7 lần chiều dài bể bơi của Thế vận hội Olympic.
18. 75% lãnh thổ Nga thuộc châu Á 
Nói đúng hơn thì 22% dân số của Nga thực chất đang sống tại châu Á.
19. Bộ truyện tranh “Siêu Putin”
 
Ông Putin được đông đảo người dân Nga ủng hộ và ngưỡng mộ, đặc biệt là phụ nữ, vì vậy, việc ông trở thành “siêu nhân” trong bộ truyện tranh cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.