Tổng thống Putin trả nghĩa thầy

Tổng thống Putin với người thầy tình báo và ngoại giao Primakov.
Tổng thống Putin với người thầy tình báo và ngoại giao Primakov.
(PLO) - Theo sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, siêu khu trục hạm đầu tiên lớp Projekt 23560 Lider sẽ mang tên Yevgeny Primakov.
Ngày 4/12/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về việc tưởng nhớ Yevgeny Primakov. Theo đó, một trong các tàu chiến đang đóng của Hải quân Nga sẽ được mang tên ông: Đó là tàu khu trục đầu tiên của lớp Projekt 23560 Lider. 
Năm 2016, Viện thiết kế SPKB sẽ hoàn thành diện mạo của tàu này và sẽ khởi đóng vào năm 2018-2019.
Siêu chiến hạm
Theo sắc lệnh, “xét đóng góp của Yevgeny Maksimovich Primakov vào sự hình thành chính quyền nhà nước Nga và tiến hành cải cách kinh tế”, ông Putin khuyến nghị chính phủ xem xét vấn đề gắn bảng tưởng nhiệm ở ngôi nhà ông từng sống và giao nhiệm vụ cấp 10 học bổng Yevgeny Prmakov từ năm 2016 cho các sinh viên Khoa Kinh tế, Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva (MGU) và Đại học quốc gia Quan hệ quốc tế Moskva (MGIMO). 
Đặc biệt, một trong các chiến hạm đang đóng cho Hải quân Nga sẽ mang tên ông.
Tổng thống Putin luôn lắng nghe bậc thầy tình báo và ngoại giao Primakov.
 Tổng thống Putin luôn lắng nghe bậc thầy tình báo và ngoại giao Primakov.
Đáng lưu ý là đặc quyền đặt tên cho các quân hạm không phải thuộc về Tổng thống mà là Bộ Tư lệnh Hải quân Nga, hơn nữa là các quân hạm cũng chưa từng mang tên nhân vật dân sự. 
Tuy nhiên, theo các nguồn tin trong ngành đóng tàu Bộ Tư lệnh Hải quân Nga thì Tổng thống Putin đã lựa chọn và các chỉ thị sẽ được thực hiện đầy đủ.
Các nguồn tin cho hay, tàu khu trục đầu tiên của lớp Projekt 23560 Lider đang được thiết kế sẽ mang tên Yevgeny Primakov. Diện mạo maket con tàu được giới thiệu đầu tiên vào mùa hè tại diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế Army-2015. 
Các tính năng kỹ-chiến thuật của tàu chưa được tiết lộ toàn bộ, nhưng được biết tàu sẽ mang được gần 60 tên lửa hành trình chống hạm, 128 tên lửa phòng không có điều khiển và 16 tên lửa chống ngầm có điều khiển. 
Hình ảnh giả định của tàu khu trục lớp Projekt 23560E Lider vào giữa năm 2015 (forums.airbase.ru). Khu trục hạm tên lửa thế hệ mới khổng lồ lớp Projekt 23560 Lider có lượng giãn nước gần 17.500 tấn, chiều dài 200 m, chiều rộng 20 m, tốc độ đến 30 hải lý/h và thời gian hoạt động độc lập là đến 90 ngày đêm.
 Hình ảnh giả định của tàu khu trục lớp Projekt 23560E Lider vào giữa năm 2015 (forums.airbase.ru). Khu trục hạm tên lửa thế hệ mới khổng lồ lớp Projekt 23560 Lider có lượng giãn nước gần 17.500 tấn, chiều dài 200 m, chiều rộng 20 m, tốc độ đến 30 hải lý/h và thời gian hoạt động độc lập là đến 90 ngày đêm.
Toàn bộ vũ khí tên lửa sẽ được bố trí trong các bệ phóng thẳng đứng. Ngoài ra, tàu có khả năng mang theo 2 trực thăng đa nhiệm. Lider có lượng giãn nước gần 17.500 tấn, chiều dài 200 m, chiều rộng 20 m, tốc độ đến 30 hải lý/h và thời gian hoạt động độc lập là đến 90 ngày đêm.
Cú quay đầu trên Đại Tây Dương
Yevgeny Maksimovich Primakov là một trong những chính trị gia lỗi lạc nhất trong lịch sử Nga cận đại, có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của nước Nga hiện nay nói chung và với Tổng thống Vladimir Putin nói riêng.
Ông là nhà kinh tế, nhà Đông phương-Arab học, tiến sĩ kinh tế học, giáo sư, đại sứ đặc mệnh toàn quyền, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.
Hình chiếu bên của tàu khu trục tương lai Lider (militaryrussia.ru). Projekt 23560 Lider được trang bị gần 60 tên lửa hành trình chống hạm, 128 tên lửa phòng không và 16 tên lửa chống ngầm và 2 trực thăng đa nhiệm.
 Hình chiếu bên của tàu khu trục tương lai Lider (militaryrussia.ru). Projekt 23560 Lider được trang bị gần 60 tên lửa hành trình chống hạm, 128 tên lửa phòng không và 16 tên lửa chống ngầm và 2 trực thăng đa nhiệm.
Sự kiện đáng nhớ nhất trong sự nghiệp chính trị và ở cương vị Thủ tướng của ông là quyết định đầy dũng khí hủy chuyến thăm Mỹ và quay đầu máy bay ngay trên Đại Tây Dương trên đường bay sang Mỹ ngày 24/3/1999 sau khi nhận được điện thoại của Phó Tổng thống Mỹ Albert Gore báo tin NATO đã quyết định đánh bom Nam Tư. 
Bằng quyết định này, Primakov thực tế đã từ chối ký các thỏa thuận vay tín dụng trị giá 15 tỷ USD rất cần cho kinh tế Nga lúc đó. 
Theo các nhà nghiên cứu chính trị, “cú quay đầu trên Đại Tây Dương” đã đi vào lịch sử như một biểu tượng của sự chuyển hướng từ chính sách đối ngoại của Yeltsin sang chính sách đối ngoại mới, đa phương của nước Nga và là hành động “đã trở thành khởi nguồn của toàn bộ chính sách đối ngoại của Putin - từ Diễn văn Munich cho đến Crimea”.
Ông Yevgeny Primakov sinh ngày 29/10/1929, qua đời ngày 26/6/2015. Ông là Ủy viên Trung ương, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô (1989-1991), Chủ tịch Xô-viết Liên bang - Xô-viết Tối cao Liên Xô (1989-1990); Tham gia Hội đồng Tổng thống (Tháng 3-12/1990), làm về các vấn đề chính sách đối ngoại; Ủy viên Hội đồng An ninh Liên Xô, Tổng cục trưởng Tổng cục I (PGU - Tình báo đối ngoại) của Ủy ban An ninh nhà nước Liên Xô (KGB) và là lãnh đạo dân sự PGU đầu tiên vì ông từ chối quân hàm tướng, Phó Chủ tịch thứ nhất KGB, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Liên Xô (1991); Giám đốc Cục Tình báo đối ngoại Nga SVR (1991-1996), Ngoại trưởng Nga (1996-1998), Thủ tướng Nga (1998-1999), Chủ tịch Phòng Công thương Nga (2001-2011).

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.