Ác mộng thành hiện thực: “Rồng lửa” S-400 đã đến Syria

Hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới S-400 đã có mặt tại Syria.
Hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới S-400 đã có mặt tại Syria.
(PLO) - Một hậu quả của vụ bắn hạ Su-24 mà Thổ Nhĩ Kỳ và NATO không ngờ tới là nó tạo cớ hợp pháp cho Nga triển khai những hệ thống vũ khí tối tân nhất, đặc biệt là các hệ thống phòng không hiện đại như S-300, S-400 tới Syria.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga hiện đã được triển khai ở căn cứ không quân Hmeimim, Syria. 
Vùng cấm bay đặc biệt
Một hậu quả của vụ bắn hạ Su-24 mà Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ không ngờ tới là nó tạo cớ hợp pháp cho Nga triển khai những hệ thống vũ khí tối tân nhất đến Syria, đặc biệt là các hệ thống phòng không hiện đại như S-300, S-400 mà trong hoàn cảnh bình thường Nga sẽ không thể thực hiện trước áp lực của Mỹ, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây.
Đó là vì họ sợ hãi khả năng S-400 biến không phận Syria và thậm chí cả không phận Israel thành vùng cấm bay đối với không quân Israel, Mỹ và phương Tây. 
Điều đó sắp xảy ra với S-400 trong tay quân Nga ở Syria đã được triển khai và sẽ tiếp tục như thế khi quân Nga rút đi; và điều gì sẽ tiếp tục xảy ra nếu S-400 ở lại với Assad?
S-400 có thể khống chế khu vực rộng lớn từ căn cứ ở Latakia. Đồ họa: Mirror.
 S-400 có thể khống chế khu vực rộng lớn từ căn cứ ở Latakia. Đồ họa: Mirror.
Ngày 25/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã báo cáo Tổng thống Vladimir Putin về việc bắt đầu đưa S-400 sang sân bay Hmeimim, Syria để bảo đảm phòng không trên tất các các hướng cho quân đội Nga ở Syria. 
Quyết định này được đưa ra sau khi tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/11 bắn hạ ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria một máy bay ném bom Su-24 thuộc biên chế phi đoàn của Nga ở Syria. 
Trước đó, trong cuộc họp ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga, Bộ trưởng Sergei Shoigu tuyên bố sẽ bố trí các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 Triumf ở căn cứ Hmeimim, Syria. 
Theo một nguồn tin trong Bộ Tổng tham mưu Nga, quân đội Nga ban đầu đã tính điều sang Syria mấy tiểu đoàn tên lửa phòng không cũ hơn là S-300PS hay S-300PMU. Nhưng giới quân sự Nga đã đề nghị Tổng thống Putin sử dụng S-400 vì nó tạo cơ hội thử nghiệm S-400 trong điều kiện thực tế.
Trợ lý Tổng thống Nga về các vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự Vladimir Kozhin nhấn mạnh rằng, ở đây không có chuyện bán S-400 cho Syria và khi kết thúc chiến dịch Báo thù, các hệ thống S-400 sẽ được đưa trở về vị trí triển khai thường trực.
Ông Shoigu cũng cho biết, sau này toàn bộ các hoạt động tác chiến của máy bay tiến công Nga sẽ chỉ thực hiện với sự hộ tống của tiêm kích. Nga cũng đã chấm dứt mọi liên lạc quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tăng cường tiêm kích hộ tống
Theo đó, trong khuôn khổ phản ứng với vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định phái tiêm kích hộ tống các máy bay ném bom trong tất cả các phi vụ chiến đấu ở Syria.
Cụ thể, Bộ Tổng tham mưu Nga đang xem xét khả năng tăng thêm 10-12 tiêm kích cho không đoàn tham gia chiến dịch Báo thù ở Syria, gồm các tiêm kích có khả năng không chiến đỉnh cao như Su-27SM, Su-30SM.
Nòng cốt của không đoàn Nga ở Hmeimim là các cường kích Su-25SM (12 chiếc), máy bay ném bom chiến thuật Su-24М (12 chiếc) và Su-34 (12 chiếc), tiêm kích Su-27SM (4 chiếc) và Su-30SM (4 chiếc), ngoài ra còn có 12 trực thăng tiến công Mi-24 và 4 trực thăng đa năng Mi-8 (nay còn 3 chiếc vì 1 chiếc đã bị phiến quân tiêu diệt khi tham gia giải cứu phi công hoa tiêu Su-24 sống sót) .
Một nguồn tin trong cơ quan chỉ huy tác chiến Nga cho hay, trước sự cố Su-24 bị bắn rơi, các máy bay Nga bay làm nhiệm vụ không hề có lực lượng bảo vệ nào cả vì không có nguy cơ tiềm tàng từ mặt đất đối với chúng.
Tình báo Nga chưa phát hiện bọn khủng bố IS có tên lửa phòng không vác vai, còn mối đe dọa tấn công từ các máy bay liên minh chống IS do Mỹ cầm đầu thì không ai nghiêm túc xem xét. 
Su-30 sẽ làm nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ các cường kích trong mỗi phi vụ ném bom.
 Su-30 sẽ làm nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ các cường kích trong mỗi phi vụ ném bom.
Từ nay, mỗi chiếc trong số 24 máy bay ném bom chiến thuật sẽ bay với sự hộ tống của một tiêm kích. Vì thế, Bộ Tổng tham mưu Nga đang xem xét khả năng tăng thêm 10-12 tiêm kích để mỗi chiếc Su-24М và Su-34 khi oanh kích mục tiêu sẽ bay kèm cùng với Su-27SM hay Su-30SM.
Ngay sau vụ Su-24 bị bắn rơi, Nga đã cấp tốc điều tàu tuần dương tên lửa Moskva trang bị hệ thống tên lửa phòng không Fort (biến thể của S-300 lắp cho tàu chiến) vào chiếm lĩnh khu vực ven bờ biển Latakia để tăng cường phòng không cho quân Nga ở Syria và sẵn sàng bắn hạ bất kỳ mục tiêu bay nào có thể đe dọa máy bay Nga. 
Ngày 12/11, báo chí phương Tây cũng đưa tin S-400 đã xuất hiện ở Syria, nhưng họ chỉ dựa trên một bức ảnh chụp radar phát hiện mọi độ cao 96L6 có thể được phối thuộc cho các tiểu đoàn S-400 để cải thiện khả năng trinh sát tình hình trên không. Ngày 13/11, Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ việc S-400 có mặt ở Syria.
S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm xa, được trang bị mấy loại tên lửa có tầm khác nhau, nó có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km và các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5-10 m. 
Một hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik.
 Một hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik.
Được phát triển trong những năm 2000 ở Liên hiệp khoa học-sản xuất (NPO) Almaz dưới sự lãnhđạo của Tổng công trình sư nổi tiếng Aleksandr Lemansky trên cơ sở phát triển các giải pháp áp dụng ở hệ thống S-300PMU-2 Favorit. S-400 được nhận vào trang bị vào năm 2007.
S-400 có khả năng tiêu diệt tất cả các loại phương tiện tiến công đường không hiện có, trong đó có máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn chiến thuật... Đây là khả năng mà không một hệ thống tên lửa phòng không của bất cứ quốc gia nào hiện nay có thể thực hiện được. 
S-400 có thể tiêu diệt mục tiêu khí động ở tầm 400 km, tên lửa đường đạn chiến thuật bay với tốc độ đến 4,8 km/s ở tầm 60 km. Radar phát hiện sớm cho phép phát hiện ở mục tiêu ở tầm đến 600 km.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...