Thổ Nhĩ Kỳ "loay hoay" sau khi bắn hạ Su-24 Nga

Mỹ đang lên tiếng "thách" Ankara đóng cửa biên giới nước này với Syria để ngăn chặn dòng chiến binh khủng bố.
Mỹ đang lên tiếng "thách" Ankara đóng cửa biên giới nước này với Syria để ngăn chặn dòng chiến binh khủng bố.
(PLO) - Thổ Nhĩ Kỳ đang tự dồn mình vào chân tường, khi bị Nga dồn ép quyết liệt về ngoại giao và kinh tế, trong khi đồng minh NATO lại không bênh vực, còn quân đội nước này lại tỏ ra "khó chịu" trước những phát ngôn của Tổng thống Erdogan.
NATO đứng về phía Nga, Thổ Nhĩ Kỳ bẽ bàng
Máy bay Nga từng lạc vào không phận Israel, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho rằng sự kiện này chỉ là “chuyện nhỏ, có lẽ do lỗi của phi công”, Defense News đưa tin.
Giải thích lý do tại sao Israel không làm to chuyện, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon nói: “Nga và Israel có một kênh thông tin và hợp tác để tránh mọi hiểu lầm giữa hai quân đội vì không quân Nga không có ý định tấn công Israel. 
Cho nên Israel không cần phải bắn máy bay Nga chỉ vì sai lầm của phi công”. Israel đưa ra thông tin trên trong bối cảnh Mátxcơva và Ankara căng thẳng, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xuống thang sau phản ứng quyết liệt của Nga, với sắc lệnh trừng phạt do Tổng thống Nga Vladimir Putinký. Ankara đã trao trả thi thể của phi công Su-24 thiệt mạng cho Nga. 
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đề nghị gặp mặt trực tiếp ông Putin ngày 30/11 bên lề hội nghị thượng đỉnh khí hậu tại Paris. Tuy nhiên, ông Putin từ chối gặp. Theo các nhà phân tích, những lời nói và hành động của ông Erdogan là sự “hạ mình” đáng kể, cho thấy vị thế bị cô lập của Thổ Nhĩ Kỳ sau hành động bắn hạ Su-24 Nga.
Theo ông Patrick Buchanan, cựu Giám đốc truyền thông Nhà Trắng, hành động của ông Erdogan đã đẩy NATO vào tình thế vô cùng khó xử khi phải lựa chọn giữa một bên là bảo vệ đồng minh, một bên là nguy cơ leo thang căng thẳng với Nga. 
NATO đã gần như quay lưng với Thổ Nhĩ Kỳ để hướng tới hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố.
Sau khi chiếc Su-24 bị bắn rơi, Tổng thống Putin và Tổng thống Pháp Francois Hollande nhất trí chia sẻ thông tin về các mục tiêu ở Syria và khẳng định “chỉ không kích những kẻ khủng bố”. 
Tổng thống và quân đội Thổ bất hòa vụ bắn hạ SU-24 Nga
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang mâu thuẫn với Tổng tham mưu trưởng quân đội của ông sau khi bình luận Ankara không biết rằng chiếc chiến đấu cơ bị bắn hạ là của Nga. "Nếu các chính trị gia giữ im lặng, chúng ta có thể giải quyết vấn đề rất nhanh", truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời một nguồn tin quân sự cho biết.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từng đưa ra tuyên bố không biết chiếc Su-24 bị không quân nước này bắn hạ là của Nga.
 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từng đưa ra tuyên bố không biết chiếc Su-24 bị không quân nước này bắn hạ là của Nga.
Lý do chính của sự bất hòa là bình luận của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra sau vụ tấn công. Ông tuyên bố rằng Ankara không biết chiếc máy bay của Nga bị nhắm mục tiêu.
Theo nhật báo Sözcü của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan và Tổng tham mưu trưởng quân đội nước này hiện đang bất hòa về vụ tấn công và những bình luận được đưa ra sau đó.
Tò báo của Thổ dẫn một nguồn tin quân sự cho biết ông Erdogan đã có lập trường "nóng vội" và tuyên bố quân đội không thể xác định được quốc tịch của chiecs máy bay trong các bài phát biểu chính thức "và điều này đã làm phức tạp vấn đề".
"Nếu các chính trị gia giữ im lặng, chúng ta có thể giải quyết vấn đề rất nhanh", tờ báo dẫn lời nguồn tin giấu tên cho biết.
Mỹ 'thách thức' Thổ Nhĩ Kỳ đóng biên giới với Syria
Đường biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria từ lâu đã là một 'điểm nóng' luôn khiến lãnh đạo các nước 'gai mắt' do lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS thường sử dụng biên giới này như một điểm giao dịch dầu mỏ lậu và chiêu mộ binh sỹ.
The Wall Street Journal đã dẫn lời một quan chức cấp cao Hoa kỳ cho biết: "Thế giới đã chịu đựng quá đủ, chúng tôi yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ hãy đóng cửa biên giới. Đường biên giới này được coi là một sự đe doạ quốc tế."
Theo đó, phía Washington đã yêu cầu Ankara đóng cửa đường biên giới hơn 60 dặm giữa Jarabulus (Syria) với thị trấn Kilis (Thổ Nhỹ Kỳ) - nơi lưu thông duy nhất với phiến quân IS. Đây cũng được coi là cánh cửa "thần kỳ" tiếp tay cho hàng chục nghìn thánh chiến Hồi giáo vượt biên để thực hiện các vụ khủng bố trên toàn thế giới.
Lời "thách thức" này từ phía Washington được đưa ra sau khi dư luận quốc tế chỉ trích những hành động không dứt khoát, thậm chí được cho là tiếp tay cho các nhóm khủng bố tại Syria như Nhà nước Hồi giáo IS và các nhánh của Al-Qaeda, đặc biệt là sau "tin đồn" Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ kinh tế mật thiết với IS qua các hoạt động buôn lậu dầu thô.
Thổ Nhĩ Kỳ đang chịu sức ép khá nặng nề từ quốc tế nhất là sau khi Tổng thống Nga Putin chính thức ký sắc lệnh trừng phạt với nước này sau khi máy bay Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi. 
Ông Putin không có kế hoạch gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Hãng RIA Novosti chiều 30/11 dẫn lời Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, cho biết: Tổng thống Nga Vladimir Putin không có kế hoạch gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Paris.
Ông Putin từ chối gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Paris.
 Ông Putin từ chối gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Paris.
“Nga không có kế hoạch với người đứng đầu Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Peskov nói, đồng thời khẳng định: “Không xuất hiện bất kỳ mối liên hệ nào liên quan tới cuộc gặp giữa Tổng thống hai nước”.
Trước đó vào sáng nay, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nêu khả năng Tổng thống Nga Putin sẽ gặp người đồng cấp Recep Tayyip Erdogan tại Paris.
Dự kiến, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ đến Paris vào hôm nay 30/11 để tham dự Hội nghị Biến đổi khí hậu toàn cầu 2015, nơi 140 lãnh đạo khác nhau trên toàn thế giới sẽ về dự với hy vọng ký được một thỏa thuận chung để giảm khí thải nhà kính.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.