Lá phiếu của lòng dân

Nhân dân Thủ đô cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội đầu tiên
Nhân dân Thủ đô cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội đầu tiên
(PLO) - Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 là dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước Việt Nam có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Và cuộc Tổng tuyển cử từ ngày sơ khai lập quốc này cũng để lại những bài học kinh nghiệm, nhất là bài học phát huy dân chủ trong nhân dân với công việc của nước nhà, thể hiện qua việc thực hiện quyền công dân thiêng liêng: bầu cử.
Bảo đảm quyền tự do bầu cử trong linh động, sáng tạo
Nhà sử học – Đại biểu Quốc hội (QH) Dương Trung Quốc đánh giá, vào thời điểm năm 1945, không phải quốc gia nào cũng đã áp dụng chế độ phổ thông đầu phiếu, không phải quốc gia nào, kể cả quốc gia tiên tiến ở châu Âu đã chấp nhận một quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa các sắc tộc, giữa các tôn giáo với nhau như những gì thể hiện qua cuộc Tổng tuyển cử ở Việt Nam và qua việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền - mô hình thể chế chính trị hiện đại mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn.
Với nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Nguyễn Thị Hoài Thu, cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 đã để lại những bài học sâu sắc cho công tác bầu cử hiện nay. Đó là bài học dân chủ, tức là dân chủ trong dân và dân chủ ngay trong QH. 
Cuộc Tổng tuyển cử QH đầu tiên đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu mà chúng ta cần “tiếp tục nghiên cứu để vận dụng hoàn thiện công tác bầu cử hiện nay, để bầu cử luôn thực sự là dịp xây dựng thể chế dân chủ cho nhân dân; huy động toàn dân tham gia bỏ phiếu xây dựng chính quyền...” – PGS.TS Bùi Xuân Đức - Giám đốc Trung tâm công tác lý luận Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh.
Phân tích sâu hơn, PGS.TS. Bùi Xuân Đức chỉ ra những kinh nghiệm từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên cho việc hoàn thiện công tác bầu cử 70 năm sau. Trước hết, thành công của cuộc Tổng tuyển cử là đã chính thức hóa chính quyền và thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện chủ quyền nhân dân. Trong điều kiện “thù trong, giặc ngoài”, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, Tổng tuyển cử thực chất là một đấu tranh chính trị, đấu tranh dân tộc hết sức quyết liệt.
“Chỉ có Tổng tuyển cử mới để cho dân chúng cho dịp nói hết những ý muốn của họ, và chỉ có Chính phủ lập ra bởi Tổng tuyển cử mới là đại diện chân chính  và trung thành của toàn thể quốc dân”. Quan trọng hơn nữa, “chỉ có Tổng tuyển cử mới có thể cấp cho nước Việt Nam một Hiến pháp mới ấn định rõ ràng quyền lợi của Quốc dân và của Chính phủ, phá tan được hết những nghi ngờ ở trong cũng như ở ngoài đối với chính quyền nhân dân” - PGS.TS.Bùi Xuân Đức chỉ rõ.
Cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức rất long trọng và theo đúng các nguyên tắc tiến bộ nhất của bầu cử là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín và được tiến hành theo một trình tự đầy đủ từ lập danh sách ứng cử viên, lập danh sách cử tri, tổ chức bỏ phiếu, tổ chức kiểm phiếu, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm quyền tự do bầu cử với những linh động, sáng tạo để “Do Tổng tuyển cử mà nhân dân bầu ra QH. QH sẽ cử ra Chính phủ, Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân…” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói.
Huy động toàn dân tham gia bỏ phiếu xây dựng chính quyền
Để cuộc Tổng tuyển cử thực sự dân chủ, công tác tuyên truyền, vận động bầu cử đã được thực hiện rộng rãi nhằm giúp người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Tổng tuyển cử để động viên nhân dân đi bầu cử “sớm nhất và đầy đủ nhất”, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các ứng cử viên được tuyên truyền, vận động, cổ động cho mình, thể hiện nguyện vọng cũng như khả năng của mình để cử tri có quyền lựa chọn.
Thực tế, các cuộc vận động, tuyên truyền về Tổng tuyển cử diễn ra sôi nổi và phong phú khắp cả nước với sự tham gia tích cực của báo chí trong việc hướng dẫn, cổ vũ quần chúng, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch muốn chống phá cuộc bầu cử. 
Các ứng cử viên cũng có các hình thức tiếp xúc cử tri và vận động bầu cử khác nhau, có những phát biểu đánh giá và nhận xét lẫn nhau mà theo PGS.TS Bùi Xuân Đức, “cần phải tiếp tục nghiên cứu để vận dụng trở  lại những hình thức vận động bầu cử phong phú và dân chủ của Tổng tuyển cử như tự do vận động, có các hình thức cổ động, yết thị, biểu ngữ truyền đơn, hò vè, cho phép diễn thuyết, tranh luận… để hoàn thiện công tác bầu cử của chúng ta hiện nay”.
Cùng với đó, từ kinh nghiệm Tổng tuyển cử năm 1946, cần phải làm sao có những đổi mới cho nhân dân hào hứng và lựa chọn thực chất các đại biểu của nhân dân, phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân kể cả người ứng cử và người đi bầu thấy được trân trọng khi tham gia vào công việc nhà nước, đóng góp vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Kiên quyết chống thái độ không tin tưởng, coi thường nhân dân, cũng như tránh những cung cách bầu cử theo kiểu “chọn sẵn” làm cho dân thất vọng, thờ ơ với quyền và  nghĩa vụ bầu cử. Có như vậy mới xóa bỏ tình trạng “bầu thay, bỏ phiếu hộ” - Giám đốc Trung tâm công tác lý luận Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
“Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn”
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để củng cố và tăng cường chính quyền của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ là phải thực hiện quyền dân chủ cho quần chúng.
Trong 6 nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện ngay được Chủ tịch Hồ Chí  minh đề nghị tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945 là “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu Quốc hội và Quốc hội sẽ cử ra một “Chính phủ thực sự của toàn dân và ấn định cho nước Việt Nam một hiến pháp dân chủ”.
Văn bản pháp luật đầu tiên về bầu cử là Sắc lệnh số 14-SL của Chủ tịch Chính phủ nước VNDCCH (ngày 8/9/1945) về cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội (Quốc hội). Chính phủ lâm thời cũng ban hành một sắc lệnh để xúc tiến công việc chuẩn bị cho Tổng  tuyển cử. 
Trước ngày Tổng tuyển cử, ngày 5/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu vì “ngày mai là một ngày đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ”, “là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân bắt đầu tận dụng, hưởng quyền dân chủ của mình… Ngày mai, dân ta sẽ tỏ cho các chiến sỹ ở miền Nam rằng: về mặt trận quân sự thì các chiến sỹ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị thì nhân dân dùng lá  phiếu mà chống với quan địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một dân độc lập, tự do”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng, tức là dân chủ đoàn kết”, “là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà”. 
Trong không khí phấn khởi, tinh thần dân tộc dâng cao sau Cách mạng tháng 8, cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 6/1/1946 đã được tiến hành sôi nổi, diễn ra trên cả nước như “ngày hội lớn của non sông” và giành thắng lợi to lớn, bất chấp sự phá hoại điên cuồng của bọn phản động ở phía Bắc và cuộc xâm lăng tàn bạo của thực dân Pháp ở phía Nam. 
Lần đầu tiên ở nước ta, và ở cả vùng Đông Nam Á, xuất hiện một Quốc hội thật sự dân chủ, được bầu theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Sau cuộc Tổng tuyển cử là kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa I (ngày 2/3/1946) gồm 403 đại biểu, trong đó 87% là những người xuất thân từ công nhân, nông dân, viên chức và quân nhân cách mạng. Quốc hội đã công nhận Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
(Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo: Quốc hội Việt Nam: 70 năm hình thành và phát triển - 2015)

Đọc thêm

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.