Cưỡi “cá kình” đi thăm “áo vằn cánh sóng” giữ Trường Sa

Canh biển mùa Xuân. (Ảnh: Nguồn internet)
Canh biển mùa Xuân. (Ảnh: Nguồn internet)
(PLO) - “Mẹ ơi, thêm một năm nữa con không về ăn tết, vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc thân yêu. Ngày thường nỗi nhớ đất liền đã canh cánh trong lòng, khi tết đến xuân về nỗi nhớ còn tăng lên gấp bội, song điều đó đã trở thành bình thường đối với chúng con - những người khoác trên mình màu áo trắng như cánh chim hải âu canh giữ biển, đảo Tổ quốc” - tâm sự của lính Trường Sa lần đầu tiên đón Tết nơi đầu sóng ngọn gió.
Tết của lính đảo
Sóng ì oạp vỗ vào mạn tàu, biển hiền hòa mênh mông một màu xanh huyền hoặc. Phía mũi con tàu, người lính hải quân ngồi trầm tư, ánh mắt xa xăm dõi về hướng biển. Không muốn phá tan không gian riêng của người lính nọ, tôi tìm đường vào tàu. Những người lính trẻ ùa ra đón nồng hậu và nhiệt thành.
Đó là một ngày cuối năm tôi đến tàu HQ-624 Hải đội 812 Vùng 2 Hải quân - con tàu được mệnh danh là “cá kình” trên mọi vùng biển đảo.
Câu chuyện đầu tiên mà họ kể với chúng tôi là đón tết trên biển. “Tết ư? Lính biển bao giờ đón tết cũng rất vui và khác đất liền. Dù những ngày cận tết, sóng to gió lớn, song được quây quần bên đồng đội, được canh biển, đảo Tổ quốc để nhân dân đón tết yên bình nên nỗi nhớ đất liền cũng vơi đi một nửa”, chiến sĩ Nguyễn Duy Anh, tàu HQ-624 chia sẻ. 
Khi được hỏi mấy năm rồi cậu không được về quê? Anh liền đáp rằng đã 5 năm rồi chưa về thăm nhà. “Không chỉ riêng tôi mà đa số những người lính trên tàu này đều có thâm niên ăn tết xa nhà như thế. Nhớ nhất là lúc cả nhà sum họp, quây quần bên nhau chờ đón giao thừa. Đón giao thừa có thêm món bánh răng bừa mẹ làm thật ngon” – chiến sĩ Anh trầm ngâm.
Còn chàng trai Nguyễn Văn Cảnh, quê ở Bắc Giang nhớ lại: “Quê em có đặc sản vải sấy khô làm mứt tết. Tuy 4 năm chưa được ăn tết ở nhà nhưng năm nào em cũng có mứt vải khô của mẹ gửi vào. Bọn em khéo tay lắm đấy nhé. Tết đi trực ngoài biển dài ngày, không hoa nào chịu nổi sóng gió, chúng em đành làm hoa giấy để hái hoa dân chủ đêm giao thừa”.
Điều không thể thiếu trước thời khắc thiêng liêng là anh em đồng đội quây quần bên nhau hái hoa dân chủ, tìm hiểu tết cổ truyền của mỗi miền quê. Hương vị tết lan tỏa trong tâm hồn người lính trẻ khi nhớ về cái tết tuổi thơ như một cuốn phim quay chậm rõ nét dần.
Sau đó, các anh cùng nhau ca hát. Ai cũng phải hát dù chưa hát lần nào. Hát về quê hương, đất nước, hát tặng mẹ, hát để vơi bớt nhớ nhà. Những lúc như thế, lính trẻ lại trổ tài “xuất khẩu thành thơ”.
“Lính trẻ bọn em ít nhiều ai cũng biết làm thơ đấy, em có cả một kho thơ”. Nói rồi, Tú cho tôi xem những tờ báo tường “Mừng Xuân dâng Đảng”. Tâm tư của họ tràn ngập trong ấy khi mùa xuân về.
Máu và nước mắt
Trong niềm vui của mùa xuân mới, những người lính Nhà giàn DK1 không thể quên 10 cán bộ, chiến sĩ đã nằm lại ngàn khơi. Năm 1990, cơn lốc lúc nửa đêm đã nhấn chìm Nhà giàn Phúc Tần 3 cuốn theo 9 cán bộ chiến sĩ xuống biển đêm.
Trung úy, Chính trị viên Nguyễn Hữu Quảng đã nhường mảnh áo phao và miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội rồi để sóng cuốn đi, để lại quê nhà người vợ mới đính hôn với lời hẹn ước sau chuyến đi biển ấy về sẽ làm lễ cưới.
Đêm 30 tết năm 1990, thuyền phó quân sự Phạm Tảo và máy trưởng Lê Tiến Cường đã bị sóng nhấn chìm khi tàu HQ- 666 trực tại Nhà giàn Tư Chính 1A.
Tháng 12/1998, cơn bão Fathes đánh sập Nhà giàn Phúc Nguyên 2A, thân xác của ba cán bộ, chiến sĩ đã chìm vào lòng biển.
Đại úy Vũ Quang Chương hy sinh ở tuổi chớm 30 chưa kịp có người yêu, để lại quê nhà bố mẹ già và em gái bé bỏng Út Hồng.
Liệt sĩ Nguyễn Văn An để lại người vợ trẻ ở tận Ninh Bình và cậu con trai 2 tháng tuổi chưa một lần nhìn thấy mặt, chưa kịp đặt tên.
Liệt sĩ Lê Đức Hồng mãi mãi nằm lại lòng biển mẹ, ấp ủ những lá thư màu tím kết bạn chưa kịp gửi về đất liền.
Và mới đây thôi, Đại úy Dương Văn Bắc ngã vào lòng biển khi kiểm tra thiết bị chân đế nhà giàn, để lại hậu phương vợ trẻ và hai con trai nhỏ.
Đón xuân tận chân trời Tổ quốc, những người lính Trường Sa không thể nào quên anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương. Trước họng súng quân thù, anh đã hô vang “Hãy để máu của mình nhuộm đỏ lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”  rồi ngã vào lòng biển.
Trung úy Liệt sĩ Đinh Văn Nam ở Lữ đoàn 125 Hải quân đã dũng cảm cứu tàu tránh mắc cạn, để rồi hi sinh giữa đảo Phan Vinh B.
Lịch sử không muốn nhắc lại quá khứ đau thương trong trận hải chiến Trường Sa tháng 3/1988 với 64 người con bất tử nằm lại rạn đá Gạc Ma, song lịch sử cũng không thể xóa nhòa thương đau ngày ấy, dẫu vẫn hiểu trong dặm dài trường chinh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời bình, sự hy sinh, mất mát là điều không tránh khỏi.
Máu đào của các anh đã hòa vào biển cả, xương cốt của các anh nằm tận đáy san hô, tên các anh đã tạc vào lịch sử, để dân tộc Việt Nam tự hào về các anh - những người lính Hải quân nơi tiền tiêu Tổ quốc.
Nghĩ tưởng thời bình không có mất mát, hy sinh, không ai muốn cuốn sổ truyền thống của Nhà giàn DK1 thêm trang mới, chẳng ai mong những người lính Trường Sa ngã xuống rạn đá san hô, để máu đào của các anh hòa vào sóng biển. Nhưng một khi đối phương còn lăm le độc chiếm biển Đông, thì những người lính Hải quân còn vững vàng tay súng, canh biển, đảo đến cùng. Vì đó là sứ mệnh thiêng liêng, là tình yêu từ trái tim của người lính thủy dành cho Tổ quốc.
Mùa Xuân giữ đảo
Chẳng phải ngẫu nhiên mà những người lính Hải quân được ví như những cánh chim tung trời bạt gió. Với những nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, vận chuyển hàng ngàn tấn đá ra xây dựng đảo Trường Sa.
Để có sức khỏe và nghị lực dẻo dai, họ phải thường xuyên không ngừng rèn luyện, mài sắc ý chí sắt đá “khó khăn chẳng sờn lòng/ gian lao không chùn bước/ còn biển còn nhà giàn/ giữ Trường Sa bằng trái tim người lính”. Điều đó như một mệnh lệnh thiêng liêng khắc sâu trong tim mỗi người lính hải quân Trường Sa, Nhà giàn DK1 anh hùng.
Xuân Bính Thân này, cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, Nhà giàn DK1 được nhận nhiều quà xuân của nhân dân trên mọi miền cả nước gửi tặng. Những phần quà chứa đựng bao nghĩa tình sâu nặng của dân đối với quân. Tình cảm ấy như một sự hàm ơn những người lính biển xuân này vững chắc tay súng canh biển, giữ đảo để nhân dân trọn niềm vui đón tết.
Ở Trường Sa, hàng quà được chuyển xuống tàu chuyển tải đưa vào đảo nhỏ, bánh chưng thì được gói bằng lá bàng vuông. Ở Nhà giàn DK1, hàng quà được cột chặt vào dây mồi thả xuống biển để các chiến sĩ nhà giàn kéo lên và bánh chưng thì được đem ra từ đất liền.
Mặc dù tàu và nhà cách nhau chừng 30 mét nhưng không bắt được tay nhau, các chiến sĩ chỉ biết gửi nỗi nhớ vào sóng gió, chúc tết qua bộ đàm, thầm chúc cho nhau một năm mới an lành, sức khỏe.
Trước phút giao thừa, mọi người mặc quân phục chỉnh tề quây quần bên nhau, hái hoa dân chủ, bình thơ, bình báo tường, xem không khí đất liền từ màn hình nhỏ. Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các liệt sĩ đã anh dũng hi sinh vì Trường Sa và thềm lục địa, các anh nguyện trung thành với Tổ quốc, vững vàng tay súng giữ biển, đảo yên bình. 
Trong niềm vui chung cùng nhân dân cả nước đón Xuân Bính Thân, những người lính Trường Sa, Nhà giàn DK1 đang bồng súng đứng gác trong gió gào sương lạnh, thấu hiểu hơn sứ mệnh của người lính thời bình. Trong gian khổ mới thấy đức hi sinh, giữa ngàn khơi càng thấy yêu Tổ quốc, Trường Sa là mảnh đất thiêng liêng mà chủ quyền của nó không thể tách rời.
Khơi xa đó là biển xanh vô tận, nhưng cũng là máu thịt của Tổ quốc Việt Nam được kiến tạo qua hàng ngàn năm lịch sử. Ở đó, mỗi tấc đảo, mỗi ngọn sóng đều thấm máu đồng đội, mỗi người lính mang hình dân tộc. 
Đón Xuân Bính Thân, những người lính mang “áo vằn cánh sóng” thấu hiểu được nhiệm vụ lớn lao của Đảng giao phó, nhân dân gửi gắm niềm tin. Đứng gác giữa ngàn khơi lặng im tiếng súng, canh biển giữa trùng sóng trên nơi góc biển tiền tiêu; vững chắc tay lái lênh đênh trên những con tàu. Tất cả vì sự bình yên của mùa xuân bất tận, vì nhân dân cả nước trọn vẹn niềm vui.

Đọc thêm

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.