Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết mới về việc sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 76 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
Quang cảnh phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 76 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, thay thế Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

Không sắp xếp đơn vị hành chính có vị trí biệt lập

Theo đó, Nghị quyết này quy định về việc sắp xếp các tỉnh, TP trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh) và sắp xếp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là ĐVHC cấp xã) trong năm 2025 theo các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết này là việc nhập tỉnh với tỉnh để hình thành tỉnh mới hoặc nhập tỉnh với TP trực thuộc trung ương để hình thành TP trực thuộc trung ương mới theo định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm giảm số lượng, tăng quy mô ĐVHC, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Sắp xếp ĐVHC cấp xã quy định tại Nghị quyết này là việc thành lập, giải thể, nhập, chia ĐVHC, điều chỉnh địa giới ĐVHC cấp xã để bảo đảm có số lượng, quy mô phù hợp, cả nước giảm khoảng 60% đến 70% số lượng ĐVHC cấp xã so với hiện nay, đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Trường hợp sắp xếp phường với các ĐVHC cùng cấp thì ĐVHC hình thành sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì ĐVHC hình thành sau sắp xếp là xã.

Việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã được thực hiện đối với các ĐVHC có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số chưa đáp ứng tiêu chuẩn của ĐVHC tương ứng quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/ 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của UBTVQH (sau đây gọi là Nghị quyết của UBTVQH về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC); có yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa tương đồng; có vị trí địa lý liền kề; có quy mô, tiềm năng, lợi thế và trình độ phát triển kinh tế phù hợp.

Việc xây dựng phương án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã phải tính đến các yếu tố về điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của ĐVHC sau sắp xếp; cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới; giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc của mỗi địa phương; bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư.

Trường hợp thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã mà làm thay đổi địa giới ĐVHC cấp huyện thì không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của ĐVHC cấp huyện mà ĐVHC cấp xã đó trực thuộc.

Khi thực hiện sắp xếp ĐVHC theo quy định của Nghị quyết này thì không áp dụng tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, số ĐVHC trực thuộc, loại đô thị, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với các ĐVHC hình thành sau sắp xếp. Chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về chủ trương sắp xếp ĐVHC.

Không thực hiện sắp xếp đối với ĐVHC có vị trí biệt lập hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Định hướng tiêu chuẩn của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp

Nghị quyết 76 nêu rõ, ĐVHC cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của ĐVHC tương ứng theo quy định tại Nghị quyết của UBTVQH về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC. Trường hợp sắp xếp tỉnh đã được định hướng thành TP trực thuộc trung ương thì tỉnh hình thành sau sắp xếp cần cơ bản đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của TP trực thuộc trung ương.

Đối với ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, lựa chọn phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đáp ứng các định hướng sau: Xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 200% trở lên và quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của UBTVQH về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC; Xã hình thành sau sắp xếp có quy mô dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của UBTVQH về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC; Phường hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên, đối với phường thuộc TP trực thuộc trung ương có quy mô dân số đạt từ 45.000 người trở lên, phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số đạt từ 15.000 người trở lên, các phường còn lại có quy mô dân số đạt từ 21.000 người trở lên; Việc sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc ĐVHC cấp huyện ở hải đảo phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp sắp xếp từ 3 ĐVHC cấp xã trở lên thành 1 xã, phường mới thì không phải xem xét định hướng về tiêu chuẩn trên.

Trường hợp ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp không thể đáp ứng các định hướng về tiêu chuẩn và không thuộc trường hợp quy định trên thì Chính phủ báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định.

Giữ nguyên chế độ, chính sách cho cán bộ trong thời gian 6 tháng

Cũng theo Nghị quyết 76, việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương khi sắp xếp ĐVHC phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Chính quyền địa phương ở ĐVHC cấp xã sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/8/2025.

Chính quyền địa phương ở ĐVHC cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.

UBND cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp ĐVHC, bảo đảm yêu cầu tinh giản gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của ĐVHC cấp tỉnh sau sắp xếp không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức có mặt tại các ĐVHC cấp tỉnh trước sắp xếp. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của ĐVHC cấp xã sau sắp xếp không vượt quá tổng số cán bộ, công chức có mặt tại các ĐVHC cấp xã trước sắp xếp, không kể số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện được bố trí làm việc tại ĐVHC cấp xã.

Tại thời điểm sắp xếp, số lượng Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể nhiều hơn số lượng so với quy định. Chậm nhất là 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH về sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã có hiệu lực thi hành, số lượng và việc bố trí lãnh đạo, quản lý, số lượng cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC sau sắp xếp thực hiện theo quy định.

Giữ nguyên chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp ĐVHC mà vẫn là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong thời gian 6 tháng kể từ khi có văn bản bố trí công tác. Sau thời hạn này, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.

Việc bố trí, sử dụng trụ sở, xử lý tài chính, tài sản công sau sắp xếp ĐVHC thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài chính, tài sản công và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi dự kiến bố trí trung tâm chính trị - hành chính của ĐVHC cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp có trách nhiệm chủ động cân đối, bố trí ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của ĐVHC sau sắp xếp; quan tâm bố trí nhà ở công vụ, phương tiện phục vụ công tác và nhu cầu đi lại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các ĐVHC thực hiện sắp xếp để ổn định điều kiện làm việc tại ĐVHC sau sắp xếp; hướng dẫn, tạo điều kiện để chính quyền địa phương cấp xã sau sắp xếp cân đối ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp xã.

Người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn ĐVHC sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền. Giữ nguyên phạm vi, đối tượng và nội dung của các chế độ, chính sách theo quy định của trung ương và địa phương áp dụng đối với ĐVHC như trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền. Trường hợp có thay đổi tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.

Việc chuyển đổi giấy tờ cho cá nhân, tổ chức được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Việc cấp, sử dụng con dấu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp ở các ĐVHC thực hiện sắp xếp thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Chính phủ.

Tên của ĐVHC cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp được đặt theo tên của một trong các ĐVHC trước sắp xếp phù hợp với định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tên của ĐVHC cấp xã cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ; Khuyến khích đặt tên của ĐVHC cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin; Tên của ĐVHC cấp xã không được trùng với tên của ĐVHC cùng cấp trong phạm vi ĐVHC cấp tỉnh hoặc trong phạm vi ĐVHC cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Đất nước trọn niềm vui'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Đất nước trọn niềm vui'

Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình nghệ thuật: “Đất nước trọn niềm vui” truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam và tiếp sóng trên các kênh truyền hình trong cả nước.

Đọc thêm

Thanh niên phải là công dân toàn cầu, mang tâm hồn Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm tại ĐH Hội LHTN Việt Nam lần IX. (Ảnh: Đ.Hải)
(PLVN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt trọn niềm tin vào thanh niên. Người khẳng định “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. Với tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng vai trò của thanh niên và có nhiều chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích để thanh niên, những tài năng trẻ sẵn sàng tiên phong đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển, bảo Tổ quốc thân yêu của chúng ta...

Kỳ vọng những công trình 'biểu tượng' góp phần định vị hình ảnh Việt Nam, là 'đòn bẩy, điểm tựa' phát triển đất nước

Kỳ vọng những công trình 'biểu tượng' góp phần định vị hình ảnh Việt Nam, là 'đòn bẩy, điểm tựa' phát triển đất nước
"Tôi kỳ vọng, đây sẽ là những công trình quan trọng, những công trình có tính "biểu tượng" góp phần định vị hình ảnh Việt Nam "Độc lập - Hòa bình - Thống nhất – Tự cường - Hạnh phúc - Ấm no – Văn minh – Thịnh vượng" trên bản đồ thế giới và cuối cùng là mang lại lợi ích cho người dân, người dân được thụ hưởng thành quả từ các công trình, dự án này", Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ trong phát biểu sáng 19/4, tại lễ khởi công, khánh thành loạt công trình, dự án trọng điểm quốc gia...

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Sáng 19/4, tại điểm cầu trung tâm Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tận dụng nguồn lực từ cán bộ, đảng viên nghỉ hưu trước tuổi - Bài 1: Khi cán bộ, đảng viên xin nghỉ hưu trước tuổi

Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho các công chức lãnh đạo, quản lý các sở, ngành, tháng 2/2025. (Ảnh: danang.gov.vn)
(PLVN) - Đảng và Nhà nước đã, đang triển khai mạnh mẽ chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, giảm bớt sự cồng kềnh, kém hiệu quả trong quản lý nhà nước. Một trong những hệ quả rõ nét của quá trình này là có nhiều cán bộ, đảng viên xin nghỉ hưu trước tuổi. Điều này không chỉ xuất hiện ở cấp cơ sở mà còn diễn ra ở cả cấp Trung ương, cấp trung gian trong bộ máy hành chính nhà nước.

Tán thành chủ trương hợp nhất TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Các đại biểu thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng.
(PLVN) - Hôm qua (18/4), HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP HCM thành một đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, lấy tên là TP HCM.

Sáp nhập tạo ra dư địa lớn để phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Phong.
(PLVN) - Liên quan đến chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, Pháp luật Việt Nam tiếp tục ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, chia sẻ của lãnh đạo các địa phương, chuyên gia về vấn đề này.