Phòng ngừa ung thư “vùng khó nói”

(PLO) - Trong bài viết này, PGS.TS Lê Đình Roanh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư (thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam); Nguyên phó chủ nhiệm bộ môn giải phẫu bệnh trường ĐH Y dược Hà Nội chia sẻ những kiến thức về phòng ngừa ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật. 
Nhận biết sớm ung thư cổ tử cung
PGS Roanh khẳng định ung thư là những bệnh hoàn toàn chữa trị được nếu phát hiện sớm. Tỉ lệ chữa khỏi bệnh tỉ lệ nghịch với thời gian phát hiện bệnh. Do đó việc phát hiện sớm ung thư được xem là chìa khoá thành công.
 Về chứng ung thư cổ tử cung (UTCTC), PGS Roanh cho biết đây là bệnh lý ung thư phổ biến thứ hai ở nữ giới. UTCTC là sự phát triển bất thường của tế bào, phủ bề mặt tử cung. Nó xảy ra chủ yếu ở phần chuyển tiếp giữa cổ trong và cổ ngoài tử cung. 
PGS.TS Lê Đình Roanh
 PGS.TS Lê Đình Roanh
Nếu không phát hiện kịp thời để chữa trị, UTCTC sẽ lan rộng ngay trong cổ tử cung, sau đó phát triển lên thân tử cung, lan ra các dây chằng rồi xuống âm đạo. Giai đoạn này được gọi là di căn tại chỗ. Sau đó, các tế bào ung thư lan ra các hạch trong ổ bụng, có thể di căn đến các cơ quan khác như phổi, não gây tử vong.
Phụ nữ từ 40 - 55 tuổi có nguy cơ bị UTCTC cao hơn bình thường. Loại ung thư này được chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn sớm gọi là giai đoạn 0, sau đó theo thứ tự từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4. Ở giai đoạn 0, chưa có tế bào ung thư thực sự trong biểu mô cổ tử cung, gọi là tiền ung thư, ung thư biểu mô tại chỗ.
“Trước giai đoạn 0 còn có hai giai đoạn sớm của bệnh gọi là ung thư nội biểu mô độ 1 và độ 2. Giai đoạn sớm này cách giai đoạn bùng phát bệnh đến gần cả chục năm nên việc phát hiện sớm cực kì quan trọng”, PGS Roanh nói. 
Muốn phát hiện nguy cơ bị ung thư hay không ở giai đoạn tiền sơ khai, bắt buộc phải làm xét nghiệm bằng phương pháp PAP. Hiểu nôm na đây là phương pháp sàng lọc tế bào ung thư, sớm phát hiện những tế bào phát triển bất thường có thể tiến triển thành tế bào ung thư.
PGS Roanh khuyên phụ nữ đã lập gia đình nên xét nghiệm tế bào cổ tử cung 1 lần/năm. Với phụ nữ từ 35 tuổi trở đi mỗi năm nên xét nghiệm 6 tháng/lần.  Đây là phương pháp duy nhất giúp phát hiện sớm UTCTC. 
Điều nguy hiểm nhất là UTCTC không có triệu chứng rõ ràng. Khi phát triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, chẳng hạn như: Chảy dịch âm đạo bất thường, bị ra máu bất thường và chảy máu trong lúc quan hệ tình dục, đau lưng. Những triệu chứng trên mờ nhạt, thậm chí khối u chỉ gây đau trong trường hợp di căn, chèn ép dây thần kinh.
Cho đến nay, người ta chưa tìm ra nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung mà chỉ đưa ra các yếu tố nguy cơ. Cụ thể như nhiễm vi rút HPV, quan hệ tình dục bừa bãi hoặc sinh đẻ nhiều khiến tử cung tổn thương, dễ gây viêm nhiễm dẫn đến ung thư.
 Y học chưa chứng minh rõ yếu tố di truyền hay yếu tố gia đình đối với ung thư cổ tử cung: “Vi rút HPV lây truyền qua đường tình dục, có hai chủng là HPV típ 16 và 18 được cho liên quan đến UTCTC. Tất nhiên không phải ai nhiễm vi rút HPV đều bị ung thư”, PGS Roanh khẳng định. 
Ngoài ra phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai, thường bị viêm nhiễm ở khu vực âm đạo mà không được chữa trị dứt điểm, cũng có nguy cơ bị ung thư cao hơn.
Về hướng điều trị, tuỳ theo tính chất, kích thuốc và cơ địa từng người mà bệnh nhân có phác đồ điều trị riêng. Phẫu thuật được ưu tiên lựa chọn nhưng chỉ áp dụng được khi khối u còn nhỏ, chưa di căn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xạ trị trước để thu gọn khối u rồi phẫu thuật cắt bỏ. Tuỳ theo mức độ, bác sĩ có thể áp dụng kết hợp cả xạ trị trong điều trị. Và phần lớn bệnh nhân UTCTC phát hiện muộn đều khó giữ được khả năng làm mẹ.
Nguy hiểm như vậy nhưng hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ bị UTCTC bằng những việc làm sau: Tiêm vắcxin phòng ngừa vi rút HPV, vệ sinh sạch sẽ âm đạo, nếu bị viêm nhiễm cần điều trị dứt điểm. Phương pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là cần xét nghiệm tầm soát thường xuyên. 
Đặc biệt với phụ nữ trên 35 tuổi, chế độ ăn nhiều rau củ quả, ăn thực phẩm sạch, hạn chế ăn mỡ động vật, sống trong môi trường không ô nhiễm sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ bị ung thư tử cung nói riêng và các chứng bệnh khác nói chung. Theo thống kê, nếu được điều trị, tỷ lệ sống trên 5 năm của UTCTC là 92% và ít hơn 15% với bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 4 . Do đó, kiểm tra và phát hiện sớm UTCTC rất quan trọng.
Phòng ngừa ung thư dương vật
Loại ung thư hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm khác là ung thư dương vật. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Loại ung thư này rất dễ phát hiện và chẩn đoán, điều trị. Thông thường khối u khởi phát từ quy đầu hay rãnh quy đầu, sau đó lan ra toàn dương vật. 
Yếu tố dẫn đến ung thư hẹp bao quy đầu được cho là yếu tố hay gặp nhất. Do hẹp bao quy đầu, người bệnh mỗi lần tiểu tiện hoặc tiết chất dịch dễ bị đọng lại trên dương vật gây viêm nhiễm mãn tính dẫn đến ung thư. Thứ nữa là những người bị bệnh sùi mào gà đường sinh dục do nhiễm vi rút HPV. 
Ngoài ra người bị các chứng viêm nhiễm, mắc các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai đều có nguy cơ bị ung thư dương vật cao hơn người bình thường. Theo PGS Roanh, mọi người đều dễ dàng quan sát thấy những điểm bất thường mà có thể là dấu hiệu sớm của ung thư. 
Do đó việc người bệnh chủ động quan sát, phát hiện điểm bất thường được cho đóng vai trò quan trọng. Nếu nhận thấy bất thường, cần xét nghiệm tế bào ngay để biết bị ung thư hay không. Còn khi đã được xác định bị ung thư, tuỳ theo mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần dương vật. 
Trường hợp di căn có thể phải cắt bỏ hoàn toàn và nạo hạch. Nếu tổn thương nhẹ, chỉ cắt bỏ ít dương vật thì người đàn ông vẫn có thể sinh con. Quan trọng nhất vẫn là việc phát hiện bệnh sớm.
Gần đây, lượng bệnh nhân bị ung thư dương vật giảm đáng kể, chủ yếu nhờ can thiệp sớm bằng chích hẹp bao quy đầu. Về phương pháp phòng ngừa, PGS Roanh khuyên mọi người vệ sinh cá nhân sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn, tránh những tổn thương ở dương vật. Nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau quả, hạn chế sử dụng mỡ động vật, ăn nhiều cá và vận động thường xuyên sẽ phần nào ngăn ngừa ung thư./.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.