(PLO) - Ths.BS Phạm Văn Nhân - Giảng viên Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ điều trị khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cho biết mỗi người có thể bảo vệ hệ tiêu hoá của mình bằng những việc hết sức đơn giản.
Tuy nhiên, phẫu thuật là biện pháp ưu tiên hàng đầu, thực hiện càng sớm càng đạt kết quả thành công cao đối với bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa (UTĐTH). Trong phẫu thuật, có thể mổ hở hoặc mổ nội soi. Hiện nay mổ nội soi được thực hiện phổ biến, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân như: Ít gây tổn thương, nhanh bình phục.
Đối với các khối u ở giai đoạn quá trễ có thể bắt buộc phải mổ hở. Sau khi cắt bỏ khối u, nạo sạch hạch ác tính, bác sĩ sẽ thiết lập lại lưu thông đường tiêu hoá đã được cắt bỏ (nối ruột, dạ dày, đại tràng…). Kế tiếp là hoá trị và xạ trị được sử dụng điều trị hỗ trợ. Ngày trước hoá trị và xạ trị chỉ áp dụng sau khi phẫu thuật còn bây giờ có thể áp dụng cả trước và sau phẫu thuật. Xạ trị và hoá trị còn áp dụng điều trị cho những bệnh nhân ở giai đoạn trễ không thể mổ triệt để được và điều trị ung thư tái phát, di căn.
Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị nội khoa nâng đỡ. Tức là tập trung điều trị biến chứng, điều chỉnh các rối loạn chức năng các cơ quan, sử dụng thuốc và các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Ngày nay với tiến bộ của ngành sinh học phân tử, y học đang dần phổ biến phương pháp “nhắm trúng đích”. Phương pháp này hiểu khái quát rằng việc dùng thuốc đặc trị để điều chỉnh các nguyên nhân sinh ung ở mức độ phân tử, có nhiều triển vọng, tuy nhiên hiện chỉ mới áp dụng được cho một số loại ung thư với số lượng còn hạn chế. Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân UTĐTH là tắc nghẽn đường tiêu hoá, xuất huyết tiêu hoá hay thủng đường tiêu hóa. Tỉ lệ di căn của loại ung thư này khá cao.
Theo BS Nhân, có nhiều yếu tố nguy cơ gây UTĐTH nhưng có thể nhận thấy nhóm yếu tố do chủ quan chiếm đa số. Lạm dụng thuốc lá, rượu bia, ăn thực phẩm nhiễm độc, sống ở khu vực ô nhiễm là những điều mà con người có thể hạn chế được.
Để phòng ngừa bệnh, BS Nhân khuyên mọi người nên “ăn chín uống sôi”, thạn chế tối đa thực phẩm nhiễm độc, thực phẩm có các chất phụ gia cũng như thức ăn lên men, thức ăn để qua nhiều ngày: “Cải tạo môi trường sống xung quanh trong sạch, dùng nước sạch sẽ góp phần ngừa ung thư đường tiêu hoá. Để dễ hiểu, mọi người hãy chiếu theo các yếu tố nguy cơ rồi loại bỏ”, BS Nhân nói.
Điều cần thiết nữa là mỗi người nên kiểm tra sức khoẻ định kì, nhất là người hay mắc các bệnh về đường tiêu hoá. Hiện nay với tiến bộ của y học, chỉ mất vài giờ đồng hồ có thể phát hiện bị ung thư hay không qua các xét nghiệm nhanh. Còn khi đã được xác định bị ung thư, BS Nhân khuyên người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị, áp dụng điều trị kết hợp đa phương pháp.
Ngoài ra mỗi người có thể bảo vệ hệ tiêu hoá của mình bằng những việc hết sức đơn giản như: Ăn uống đúng giờ, ăn thực phẩm tươi, không lạm dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm. Phương pháp được đề cập nhiều trong thời gian qua là tầm soát ung thư. Tuy nhiên theo BS Nhân, cũng còn khó trong thực hiện bởi không phải ai cũng có điều kiện, thời gian và đủ nhận thức để đi tầm soát. Do đó chiến lược tầm soát nên được bắt đầu từ các bác sĩ tuyến cơ sở, đánh giá nguy cơ từng cá nhân cụ thể.
(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng nhanh, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo trong 3 tháng đầu năm 2025 số mắc sởi có thể tiếp tục gia tăng.
(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.
(PLVN) - Vụ việc một nam thanh niên ở Ninh Bình bị đèn tia laser sân khấu chiếu dẫn đến thủng mắt đang trở thành chủ đề nóng, nhiều phụ huynh bày tỏ sự lo lắng về mức độ an toàn khi sử dụng loại đèn này trong các sự kiện trường học.
(PLVN) - Bộ Y tế mới có kết quả sắp xếp cấp chuyên môn của 48 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Từ danh mục này, người bệnh nhận biết được cơ sở y tế nào thuộc cấp chuyên sâu.
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khoa Nhi của đơn vị đang điều trị có nhiều bệnh nhân nhi mắc sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
(PLVN) - “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.
Trước tình hình dịch bệnh do virus HMPV đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Việt Nam cũng tập trung theo dõi, giám sát thông tin để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM cho biết, virus HMPV từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trên địa bàn thành phố trong các năm 2023 và 2024.
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.
(PLVN) - Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế mới có báo cáo nhanh về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi ở người (Human Metapneumovirus - HMPV) tại Trung Quốc.
(PLVN) - Do bất cẩn trong lúc đang cùng nhau tự chế pháo nổ từ các vật liệu đặt mua trên mạng làm vật liệu phát nổ, 4 em học sinh bị thương nặng phải nhập viện điều trị…
(PLVN) - Trong một câu chuyện đầy nhân văn, 6 bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được hồi sinh sự sống nhờ vào nghĩa cử cao đẹp của một người phụ nữ 63 tuổi được gia đình hiến tạng sau khi chết não.
(PLVN) - Mẹ bị tai nạn chết não, một nữ sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai đã quyết định hiến tạng của mẹ để mang lại cơ hội sống cho những bệnh nhân đang cận kề cái chết.
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.