Người sói ở đâu mà ra?
Ngay từ khi có sự xuất hiện ổn định của loài người trên trái đất, không ít người đã tin rằng người và sói có thể biến đổi cho nhau được. Điều đó có nghĩa là người (dù là đàn ông hay đàn bà) có thể biến thành sói và ngược lại. Truyền thuyết sớm nhất về loại biến hóa này có từ thời cổ đại của Hy Lạp. Theo đó, vì Rican để chúng thần ăn thịt người, nên để trừng phạt ông ta bị thần Dớt (Zeus) biến thành một con sói. Từ gợi ý của câu chuyện này, ở cổ đại Hy Lạp đã xuất hiện một nghi thức tế lễ, yêu cầu thành viên mới của mỗi tổ chức phải cung phụng một người làm lễ vật, như vậy người bị tế lễ 9 năm sau trở thành một con “sói”.
Nhiều ghi chép trong lịch sử cổ đại đều gây nên sự tò mò lớn lao của loài người đối với người sói. Cụm từ “Người sói” xuất hiện lần đầu tiên ở thế kỷ XI. Nó là sự kết hợp gìũa “người” và “sói” trong ngôn ngữ của người Giơ-ma-nic. Mặc dù đối với đại đa số mọi người, “Người sói” chỉ là những nhân vật trong tiểu thuvết hoặc điện ảnh mang tính chất là mối hiểm họa còn trong lịch sử thì “Người sói” đã từng một thời là mối hiểm họa thật sự, đã từng tồn tại.
Lịch sử có nhiều ghi chép cho chúng ta thấy, loài người đã từng tin rằng việc biến đổi giữa người và thú không phải chỉ hạn chế ở người và sói mà còn cả với gấu, họ nhà mèo, sói và các mãnh thú khác. Nhưng “Người sói” là nổi tiếng nhất. Đối với cư dân là người châu Âu thì sói là động vật ăn thịt mà họ khiếp sợ nhất. Những ghi chép ở trong nhiều giai đoạn lịch sử trước đây và cả sau này đều cho thấy trong thời kỳ chiến tranh và vào mùa đông sói thường tấn công người.
Người sói- nỗi ám ảnh kinh hoàng của loài người (ảnh minh họa) |
Các nhà động vật học ngày nay cho rằng, thông thường sói không làm hại người (trên thực tế phần lớn là người gây hại cho sói). Theo nhà nghiên cứu truyền thuyết dân gian Lat-sơ: “Với vũ khí của con người, ngày nay sói càng phải cẩn thận hơn tổ tiên của chúng”. Còn trong ghi chép của lịch sử cổ trung đại, đặc biệt là thời kỳ phong kiến tại châu Âu, trong các sách nói về săn bắn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII “Người sói” là chủ loài sói thích ăn thịt người.
Ở Bắc Âu, từ “Người sói” hoặc “Dũng sĩ hung bạo” dùng để chỉ các võ sĩ mặc áo da sói. Họ là những sát thủ ai cũng phải khiếp sợ. Đồng thời ở Đức, mọi người tin rằng sau khi tổ tiên quang vinh chết đi sẽ biến thành sói. Tại vùng đất Bancan và Silap, cư dân ở đây sùng bái Thần Sói: Nó vừa có thể bảo vệ người, và khi cần nó cũng sẽ bán rẻ những người trung thành với mình. Sau khi Cơ đốc giáo đã đặt vào địa vị thống trị niềm tin trên toàn cõi châu Âu, các mục sư quở trách những tín ngưỡng khác luồng tư tưởng, cho rằng “người sói”, hơn ai hết chính là ác quỷ.
Do hoang tưởng thần kinh mà tin mình là sói?
Ở thời cổ đại, có những khi người sói đã bị coi là biểu trưng của ác quỷ. Các tác giả trong các sách về tôn giáo tranh luận rằng đây hoặc là do Sa-tăng (ma quỷ) biến người thành sói hoặc là những người bị “ma ám” sẽ ác độc như sói. Nhiều người cuối cùng chi còn tin vào Thượng đế, vì Thượng đế có năng lực hơn ma quỷ, có thể làm thay đổi sự biến đổi giữa người và sói. Đồng thời, chế ngự hoặc tước bỏ tất cả những sức mạnh hay bản năng của “Người sói” nếu có. Vào khoảng thế kỷ XIV tại Pháp còn có một số người tin rằng bản thân mình chính là “Người sói”.
Trong số họ có người nghe nói dùng một loại cao bôi lên người sẽ có tác dụng biến hóa. Loại thuốc cao này có thành phần thực vật có tác dụng giúp biến hóa hoặc có thành phần thực vật họ cà độc. Loại thuốc này còn được gọi là “thuốc cao của phù thủy”, bởi trong nghi thức khấn vái ác quỷ tiến hành vào lúc nửa đêm, các thầy phù thủy bôi loại thuốc cao này trước khi “linh hồn siêu thoát”.
Vào thời Phục hưng, trong sự phán xét của tôn giáo đối với phù thủy, rất nhiều nhà văn cho rằng linh hồn siêu thoát của phù thủy và sự biến hóa giữa người và sói chỉ có thể xảy ra dưới tác dụng của thuốc. Các nhà văn cho rằng, những người cho rằng mình có thể trở thành sói hoặc những người cho rằng mình đã nhìn thấy người biến thành sói đều mắc bệnh thần kinh. Họ cho rằng, có lúc ác quỷ làm cho bệnh tình của họ thêm nặng.
Điển hình cho giả thuyết này đó là vào năm 1589, ở Đức có một người tên là Stabai Pizttơ đã phạm vào tội có hành vi đe dọa đối với người khác, bị phạt tù 25 năm, tội trạng bao gồm mưu sát người lớn và trẻ em (trong đó có con của mình), ăn thịt người, loạn luân và cưỡng hiếp phụ nữ.
Pizttơ nói rằng mình có quan hệ với ác quỷ, ác quỷ đưa cho ông ta một sợi thắt lưng da, làm cho ông ta có thể biến thành một con sói. 9 năm sau, cảnh sát Pháp bắt một người ăn mày tên là Giac Rutlai sau khi phát hiện người này có nhiều máu trên người và đang cuộn tròn trong bụi gai. Máu trên thân của tên này có cùng nhóm với máu của nạn nhân 15 tuổi.
Trong lời tự thú của mình, Rutlai nói: “Sau khi bôi cao lên người, tự biến thành người sói. Sau khi y biến thành người sói liền giết chết thanh niên này”. Những người nghiên cứu bệnh thần kinh hiện đại coi chuyện ai đó cho rằng mình có thể biến thành sói là một loại bệnh thần kinh nghiêm trọng. Theo các nhà nghiên cứu bệnh thần kinh Phorida Salavit, Richart Banda thì chứng bệnh này có thể do dùng thuốc liều cao một cách vô tội vạ, đại não bị tổn thương và cảc nguyên nhân khác gây nên. Đặc biệt việc dùng cà độc sẽ dễ dàng gây ra ảo giác, tạo nên ức chế thần kinh cực kỳ lớn, dễ khiến hành động không thể kiểm soát nổi. Người tỉnh dậy sẽ không còn nhớ mình đã làm gì, nói gì nữa.
Nhà phân tích tâm lý học Nando Banda cho rằng, tín ngưỡng về sự chuyển đổi giữa người và sói “không phải có từ một thời kỳ lịch sử nhất định nào hoặc có từ một nền văn minh nhất định nào” mà nó bắt nguồn từ nơi sâu thẳm trong tư duy của con người.
Nhà tâm lý học Robert Islo cũng có những lý luận tương tự: “Từ sâu thẳm trong vô thức của con người có một loại ký ức bắt nguồn từ cổ đại, tức là loài người thời kỳ đầu là những người chuyên săn bắt và giết chóc, mà chó sói lại chính là đại biểu cho bản năng tàn bạo này. Trong những trường hợp rất hãn hữu nào đó, loại quan niệm được chôn sâu trong ký ức của mọi người này bỗng thắng ý thức của con người, làm cho đương sự tin rằng mình là sói.
(Kỳ tới: Những hình ảnh ghi nhận sự hiện diện của người sói và lý giải của khoa học)