Khơi thông 'dòng chảy' tiêu thụ nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Gian hàng na Chi Lăng tại Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Gian hàng na Chi Lăng tại Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
(PLVN) - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là khu vực tập trung nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản chất lượng. Vì vậy, việc tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm vùng miền núi, đồng bào dân tộc luôn là trách nhiệm chung của các bộ, ngành, địa phương.

Đưa sản phẩm vùng dân tộc thiểu số, miền núi đến với người tiêu dùng

Chia sẻ tại Tọa đàm “Phát triển thị trường sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” diễn ra vừa qua, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn vừa qua đã có những bước tiến quan trọng trong việc thương mại hóa và đưa những sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào với các kênh phân phối tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Về mặt chính sách, bà Lê Việt Nga cho biết, Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã và đang là động lực thúc đẩy phát triển thị trường, tạo ra nền tảng căn bản cho sản xuất sản phẩm, hàng hóa khu vực đồng bào DTTS & MN. Đây là bước tiến rất mạnh mẽ, là giải pháp đồng bộ khi các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố đều được phân công những nhiệm vụ rất cụ thể, rõ ràng, để việc phát triển thương mại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong đó, Bộ Công Thương đã có các giải pháp cũng như Chương trình để triển khai các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Đơn cử, Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã hỗ trợ để đưa được hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vào những hệ thống phân phối lớn nhất như là Sài Gòn Co.op, Hapro...

Thêm nữa là nguồn hàng chất lượng như các sản phẩm OCOP, sản phẩm của nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú… Cùng với đó là chương trình khuyến công của Bộ Công Thương đã giúp cho các cơ sở sản xuất, chế biến những sản phẩm ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có được những sản phẩm đạt được chất lượng mà thị trường trong nước và quốc tế yêu cầu.

Những chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cũng đã dành ra một nội dung lớn cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới, hải đảo và đến nay, những hiệu quả tác động vẫn rất tốt và tiếp tục được duy trì.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn cho biết, cùng với chính sách của Nhà nước, tỉnh Lạng Sơn cũng ban hành những chính sách và các cơ chế đặc thù như: Kế hoạch hành động về phát triển chuỗi giá trị của cây hồi; Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến hàng xuất khẩu... Hiện tại địa bàn tỉnh đã có trên 94 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận OCOP từ 3 - 4 sao.

Có thể thấy, thông qua các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS & MN đã góp phần hình thành chuỗi cung ứng, kích thích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, bà Lê Việt Nga cũng thừa nhận rằng, dù đã có những cơ chế, chính sách mới nhưng việc kết nối, phát triển thị trường thời gian qua mới chỉ đáp ứng được phần nào. Các nhà sản xuất khu vực miền núi, đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nông sản, đặc sản.

Để sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số “tiến sâu” vào thị trường

Để các sản phẩm nông sản, đặc sản của bà con vùng dân tộc thiểu số, miền núi “phổ rộng” thị trường, theo Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, cần có nhiều giải pháp tổng lực hơn nữa. Cụ thể, cần có những chính sách đột phá để thu hút được doanh nghiệp tham gia vào hỗ trợ các hộ nông dân, hộ sản xuất của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt là việc đưa các sản phẩm nông sản, đặc sản vào trong các kênh phân phối hiện đại như: Sài Gòn Co.op hay là BigC... Và những điều này phải trở thành những hoạt động thường xuyên hàng tuần, hàng tháng, hàng năm để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Về phía doanh nghiệp, ông Trần Hoàng - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội bày tỏ, điểm yếu của nguồn nông sản này là vấn đề nguồn hàng và sản lượng. Vì vậy, nhu cầu của thị trường hiện nay đối với sản phẩm đặc sản vùng miền và sản phẩm nông sản an toàn rất cao. Tuy nhiên, các nhà sản xuất khu vực miền núi, đồng bào dân tộc chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ nên lượng hàng cung ứng thường bị đứt gãy hoặc gián đoạn. Khi nhu cầu của khách hàng tăng cao, muốn đặt hàng thêm nhà cung cấp sẽ khó bảo đảm được sản lượng. Do đó nhà sản xuất cần chủ động hơn trong việc dự báo nhu cầu thị trường để có sản lượng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Đối với những hợp tác xã hoặc nhà sản xuất ở đồng bào dân tộc miền núi, quá trình vận chuyển hàng hóa về những điểm giao hàng, bán hàng của hệ thống đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt những sản phẩm rau lá, hoa quả... nhanh hỏng hoặc chất lượng bị suy giảm do giao thông không thuận lợi. Vì vậy, ông Trần Hoàng đề xuất cơ chế hỗ trợ về logistics, vận chuyển, hậu cần… cho nhà sản xuất, nhà cung ứng để tránh việc sản phẩm ở khu vực có chất lượng tốt, nhưng khi đến tay người tiêu dùng không giữ được chất lượng như ban đầu.

Đọc thêm

Khai trương Điểm bán hàng Việt tại huyện Lập Thạch

Điểm bán hàng cố định "Tự hào hàng Việt Nam” tại huyện Lập Thạch năm 2023.
(PLVN) - Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", mới đây, Trung tâm Phát triển Công Thương Vĩnh Phúc phối hợp với hộ kinh doanh Trường Hằng Mark có địa chỉ tại tổ dân số Vĩnh Thịnh, thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch tổ chức khai trương điểm bán hàng Việt năm 2023 với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”.

Hải Phòng kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Một trong các sản phẩm được trưng bày tại hội nghị
(PLVN) - Tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, TP Hải Phòng, Bộ Công Thương mới tổ chức Hội nghị “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo”. Tới dự có đại diện các Ban, Bộ ngành Trung ương và địa phương; cùng đại diện hiệp hội ngành hàng cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ...

Nghề làm nem Lai Vung là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hoạt động tại một cơ sở sản xuất nem trên địa bàn thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh:baodongthap.vn
(PLVN) - Bộ VH,TT&DL vừa có quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Theo đó, nghề thủ công truyền thống - nghề làm nem Lai Vung (xã Tân Thành và thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Nếp nhung Tam Sơn thơm, dẻo nức tiếng Bắc Ninh

Nếp nhung Tam Sơn đã có chỗ đứng trên thị trường, góp phần gìn giữ tinh hoa của những món ẩm thực đặc sắc vùng Kinh Bắc.
(PLVN) - Nếp nhung Tam Sơn là giống lúa truyền thống gắn bó với Bắc Ninh từ hơn 20 năm nay. Từ sản phẩm thô đơn thuần là thóc, cơ sở tại địa phương đã thay đổi chiến lược sang chế biến thành phẩm đa dạng, đóng gói với mẫu mã bắt mắt nhằm quảng bá đặc sản, phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường.

Thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt tại vùng sâu, vùng xa

Điểm bán hàng Việt Nam được đặt tại cửa hàng tạp hóa Nam Thảo, thôn Vàng Lè, xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. (Nguồn ảnh: Báo Tuyên Quang)
(PLVN) - Nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đồng thời kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa trong nước trong tình hình mới, nhiều Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp khi tổ chức, xây dựng các điểm bán hàng Việt Nam đã ưu tiên bố trí đặt tại vùng sâu, vùng xa.

Bắc Kạn: Phát triển giống lúa nếp đặc sản, có giá trị cao

Gạo nếp Tài được Hợp tác xã Yến Dương giới thiệu, bày bán tại các hội chợ lớn. (Ảnh: Minh Ngọc)
(PLVN) - Với tiềm năng và lợi thế của cây lúa nếp Tài, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp miền núi phía Bắc (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) tổ chức thực hiện Đề tài “Phục tráng và phát triển một số giống lúa nếp đặc sản, có giá trị cao tại tỉnh Bắc Kạn” tại xã Yến Dương.

Tranh vải vụn - nét tài hoa từ những mảnh đời kém may mắn

Đông đảo du khách tới thăm quan và trải nghiệm ghép tranh tại HTX Vụn Art. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Thông qua đôi tay của nghệ nhân Lê Việt Cường - Giám đốc Hợp tác xã Vụn Art cùng các đồng sự, những mảnh vải vụn của làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) tưởng bỏ đi đã biến thành những bức tranh, sản phẩm sống động, tiếp thêm động lực cho những mảnh đời kém may mắn và còn lan tỏa nét đẹp ra nước ngoài.

Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng

Các đại biểu cùng du khách tham quan không gian quảng bá sản phẩm OCOP.
(PLVN) - Ngày 3/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTN) tỉnh Lâm Đồng tổ chức khai mạc Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng tại Lâm Đồng.

Về vùng Đất Mũi nghe bà con, chuyên gia chỉ cách chọn cua Cà Mau

Người Cà Mau tin rằng nhờ thế đất, nước nên cua Năm Căn trở nên ngon nức tiếng.
(PLVN) - Khi nhắc tới Cà Mau, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến vùng sông nước, cánh rừng ngập mặn và không thể thiếu được cua biển, đây là món quà tuyệt vời của thiên nhiên ban tặng. Đặc biệt, cua Cà Mau được biết đến bởi chất lượng và uy tín từ thương hiệu của vùng giáp biển các huyện như: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi…

Nhiều chính sách hỗ trợ cơ sở sản xuất hàng Việt để kích cầu tiêu dùng nội địa tại Thừa Thiên Huế

Ông Phan Quý Phương (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).
(PLVN) - Thời gian gần đây, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương đi đầu trong việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng Việt. Tỉnh đã đầu tư phát triển thị trường tiêu thụ để kích cầu tiêu dùng nội địa. Ông Phan Quý Phương -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Hàng Việt tỏa rộng, lan xa đến khu vực nông thôn, miền núi

Đông đảo nhân dân đến mua sắm hàng hóa tại phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” năm 2023 tại xã Tân Thành huyện Phú Bình (Ảnh: Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông Phú Bình).
(PLVN) - Nhằm khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19, cũng như thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, kích thích tiêu dùng nội địa, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp, HTX giới thiệu, lan tỏa hàng hóa, sản phẩm trên khắp các khu vực, đặc biệt khu vực nông thôn, miền núi.

Tổng lực kích cầu mùa mua sắm cuối năm

Các chương trình xúc tiến thương mại sẽ được triển khai mạnh để đảm bảo nguồn cung hàng hoá trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Để vực dậy sức mua từ nay tới cuối năm, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Bộ Công Thương cũng như các tỉnh thành phố, nhất là hai đầu tàu kinh tế của cả nước Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp, chủ động các phương án để đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao của người dân.