Khơi thông 3 nhóm điểm nghẽn để kinh tế tăng trưởng bền vững

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Ghi nhận Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, song theo các chuyên gia kinh tế, nhiều điểm nghẽn cần được khai thông để Việt Nam duy trì và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. 

Vấn đề trên được đề cập tại Tọa đàm “Chẩn đoán điểm nghẽn tăng trưởng và Bản đồ năng lực sản xuất của Việt Nam” do Ban Kinh tế TW với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức sáng qua (13/12).

Tăng trưởng chưa phục vụ cho phát triển lâu dài? 

GS Ricardo Hausmann, Giám đốc Trung tâm phát triển Quốc tế, Trường Chính sách công Kenedy, cho biết, ông rất ấn tượng về tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, đặc biệt về xuất khẩu. Tỷ trọng xuất khẩu trên đầu người của Việt Nam tăng đáng kể, Việt Nam cũng là nước có mức đa dạng hóa xuất khẩu nhanh nhất.

Nếu những năm 1990, giỏ hàng xuất khẩu của Việt Nam là cá, gạo, ít sản phẩm tinh vi thì năm 2000 là da giày, dệt may; năm 2010 là dệt may, đồ gỗ, và bắt đầu xuất hiện sản phẩm điện tử; năm 2015 điện tử, điện máy chiếm ưu thế. Đặc biệt cơ cấu dầu thô trong giỏ hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm dần từ mức 28% năm 1990 xuống còn 5% năm 2015.

“Rõ ràng năng lực sản xuất bây giờ không dựa trên tài nguyên, vốn, lao động giá rẻ mà  mà là tri thức (Knowledge), là bí quyết, nằm trong bộ não”, GS Ricardo Hausmann khẳng định.

Bí quyết, theo GS Ricardo Hausmann, nó như dải chữ, trong đó mỗi sản phẩm là từ. 1 chữ cái không tạo ra nhiều từ, nhưng 3 chữ cái có thể tạo ra 4 từ, 10 chữ cái có thể tạo ra 595 từ. Khi có nhiều từ thì ghép được nhiều chữ khác nhau. 

“Việt Nam có nhiều chữ cái để ghép thành nhiều từ. Nhưng không phải các tỉnh, thành nào của Việt Nam cũng vậy, họ cần phát triển ngành nghề mới chưa có, phù hợp với tiềm năng địa phương mình”, GS Ricardo đưa ra lời khuyên. Theo ông, cần có chiến lược mang tính riêng việt cho mỗi tỉnh. Ví dụ, các tỉnh tụt hậu có thể dịch chuyển sang các ngành hiện đang tồn tại ở Việt Nam, còn các ngành tiên tiến nên dịch chuyển sang cách ngành mới áp dụng kiến thức học hỏi từ các quốc gia khác.

Theo kết quả nghiên cứu bước đầu, tiềm năng sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới được khuyến nghị ở các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như máy móc điện tử. Bên cạnh đó Chính phủ vẫn cần chú trọng vào các ngành sản xuất và xuất khẩu truyền thống như cây trồng, vật nuôi, may mặc, da giày, khai khoáng… nhưng theo hướng đa dạng hóa và ưu tiên sản phẩm thành phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

Đồng tình với nhận định của GS Ricardo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng Việt Nam vẫn được tán dương tăng trưởng cao và nhanh, nhưng tăng trưởng chưa phục vụ cho phát triển lâu dài, thu nhập đầu người vẫn thấp, chưa tạo nền tảng tăng trưởng vững chắc. Như khuyến nghị của GS Ricardo thì nền kinh tế Việt Nam cần phải có công nghệ, có kỹ năng, tri thức, có sự kết nối và phân công, trong khi đây vẫn là bài toán khó với Việt Nam. “Theo chiều rộng thì có thể được, theo chiều sâu khó hơn nhiều”, bà Lan nói.

Bà Lan cũng tỏ ra băn khoăn với kiến nghị về bản đồ năng lực sản xuất mà  GS Ricardo đưa ra, trong đó khuyến nghị mỗi tỉnh cần có chiến lược riêng. Theo vị chuyên gia này, cần có chuyến lược theo vùng và mỗi tỉnh phát huy thế mạnh của mình.

TS Lưu Bích Hồ thì phản bác: “Như sản xuất thép, Bộ Công Thương đã bỏ đi ở miền núi, nhưng lại có vẻ thích thú khi làm ở ven biển. Sơ đồ của GS Ricardo có thể đang không phù hợp. Tính toán dự báo của GS Ricardo rất tốt, nhưng không vào được cuộc sống, không được hiện thực hóa tại Việt Nam”.

Để khai thông điểm nghẽn 

PGS Trần Ngọc Anh đến từ Đại học Indiana thì đặt vấn đề: 3 động cơ của tăng trưởng kinh tế chính là đầu tư nước ngoài, DN nhà nước và DN tư nhân, nhưng sao kinh tế Việt Nam vẫn giảm sút trong thời gian qua? Theo ông, chính là do đầu tư tư nhân ở Việt Nam thấp. Một loại nguyên nhân được chỉ ra song vị chuyên gia này cho rằng cần phải tìm ra điểm nghẽn để xử lý. 

Theo nghiên cứu bước đầu, điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gồm 3 nhóm: Điểm nghẽn trong ngắn hạn gồm bộ máy hành chính hoạt động chưa hiệu quả, vẫn còn tình trạng lãng phí, tham nhũng, một số chính sách về đất đai chưa phù hợp thực tiễn và chi phí tài chính cao; điểm nghẽn trung hạn gồm rủi ro kinh tế vĩ mô và rủi ro thể chế vi mô; điểm nghẽn trong dài hạn gồm kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực.

Liên quan đến tiếp cận nguồn lực tài chính, theo TS Cẫn Văn Lực, có 10 nguyên nhân gây khó khăn cho tiếp cận tài chính, đặc biệt TS Lực nhấn mạnh các nguyên nhân: Chi phí tài chính còn cao (còn chi phí không chính thức); yêu cầu tài sản bảo đảm chặt chẽ; thị trường tài chính chưa cân đối, đa dạng; hiện tượng chèn lấn tín dụng còn phổ biến; môi trường kinh doanh chưa bình đẳng.

Về nguồn nhân lực, theo TS Nguyễn Việt Cường (Đại học Kinh tế Quốc dân), điểm nghẽn lớn nhất là tỷ trọng lao động nông nghiệp và kỹ năng thấp của Việt Nam rất cao so với các quốc gia khác cùng mức độ phát triển kinh tế và chế độ giáo dục; cùng với đó là chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế…

Đặc biệt liên quan đến rủi ro thể chế và bộ máy hành chính, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra đây là nút  thắt lớn nhất bởi một số DN có cảm nhận về thái độ không mấy tích cực của chính quyền địa phương đối với khu vực tư nhân. Một số DN có trải nghiệm rằng kết quả công việc phụ thuộc vào chi phí không chính thức. Nỗi ám ảnh thường xuyên là “muốn kinh doanh phải thương lượng với cán bộ thuế”. Đặc biệt, vấn đề đất đai là “cửa ải” khó vượt qua nhất, xét từ phía khả năng tiếp cận cũng như thủ tục hành chính. 

“Nhà nước nên là tác nhân chính đưa ra tầm nhìn đúng đắn cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ chế và chính sách linh hoạt, thu hút và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng DN nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn này”, chuyên gia người Việt đến từ Đại học Indiana nói.

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).