Khẳng định vai trò công chứng trong lĩnh vực đất đai

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cùng các đại biểu thuộc Liên minh Công chứng quốc tế tại Hội thảo
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cùng các đại biểu thuộc Liên minh Công chứng quốc tế tại Hội thảo
(PLO) - Hôm qua (12/12), tại TP.HCM, Hội Công chứng TP.HCM và Liên minh Công chứng Quốc tế đã tổ chức “Hội thảo quốc tế lần 3 về công chứng với chủ đề: An toàn pháp lý giao dịch đất đai bảo đảm cho sự phát triển bền vững”.
Hội thảo có sự tham gia của 24 quốc gia, lãnh thổ. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã đến dự và phát biểu tại hội thảo.
Khẳng định vai trò của công chứng
Ông Daniel Sedar Senghor, Chủ tịch Liên minh Công chứng quốc tế cho biết, Hội thảo này là một nỗ lực lớn của Hội Công chứng TP.HCM trong công tác phối hợp. Ông Daniel Sedar Senghor cũng cho rằng, thách thức đối với nền công chứng toàn cầu là khẳng định vai trò công chứng của mình trong lĩnh vực đất đai. Với mục tiêu này, Liên minh Công chứng quốc tế đã tổ chức nhiều hội thảo liên quan đến đất đai… 
Còn ông Jean Paul Decorps, Chủ tịch danh sự Liên minh Công chứng quốc tế nhận định: Việt Nam đang xây dựng nền công chứng hiện đại đảm bảo an toàn cho các giao dịch để người dân hưởng được lợi. Ông vui mừng khi gặp lại Bộ trưởng Hà Hùng Cường - người trước đây đã có nhiều đóng góp cho Công chứng Việt Nam phát triển và có hành lang pháp lý tốt như hiện nay. 
Tại Hội thảo, GS Akio Yamanome (Đại học Waseda Nhật Bản) đã trình bày một số thông tin về lịch sử của quyền sở hữu bất động sản tại Nhật. Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, người chủ sở hữu mới phải cùng với người phải công bố quyền sở hữu (ví dụ là người bán chẳng hạn) xin công bố quyền sở hữu về các quyền lợi liên quan đến bất động sản. 
Trong quá trình thực hiện thủ tục, người này xuất trình mã số cá nhân đã được cấp cho việc công bố tài sản cá nhân, nhờ đó viên chức phụ trách quyền sở hữu bất động sản xác định được lý lịch và nguyện vọng của người phải công bố quyền sở hữu…  
Công chứng viên Valter Ce1sar Schmidt – thành viên Hội Công chứng quốc tế cho biết: “Trong mọi quy trình cấp giấy chứng nhận đất đai, các quốc gia nên chú ý đến sự hỗ trợ của Hội Công chứng, vì công chứng viên (CCV) là chuyên gia về pháp luật, am hiểu việc tiếp nhận nguyện vọng của các bên xem có phù hợp với luật pháp hay không. Do vậy mà CCV có thể “chỉ đạo” hay đi kèm quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhờ kiến thức sẵn có, đem lại sự an toàn về mặt pháp lý cho quy trình”. 
Tiến tới thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định: Cùng với việc khẳng định “đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước được quản lý theo pháp luật”, Hiến pháp mới của Việt Nam cũng đã quy định: “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật, quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”. 
Theo Bộ trưởng, đây là cơ sở hiến định quan trọng cho việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai trong thời gian tới. Là thành viên thứ 84 của Liên minh Công chứng quốc tế, cách tiếp cận trong phát triển thiết chế công chứng của Việt Nam ngày càng tương đồng với hệ thống công chứng Latinh. 
Bộ trưởng cũng cho biết, việc mở rộng lĩnh vực hoạt động của công chứng bao gồm cả việc công chứng bản dịch, bản sao giấy tờ và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan như giúp người dân, doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, thu thuế… 
Bên cạnh đó,  luật cho phép tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công chứng thông qua quy định việc chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng, bổ sung các quy định về thành lập tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng, các CCV có nghĩa vụ tham gia tổ chức xã hội  nghề nghiệp của CCV. 
Tới đây, Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Công chứng sẽ được Chính phủ ban hành cũng quy định rõ về vấn đề này, tạo tiền đề tiến tới thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam dự kiến vào năm 2016 – Bộ trưởng cho biết. 
Theo Bộ trưởng, việc triển khai thực hiện tốt các quy định mới của Luật Công chứng sẽ là điều kiện quan trọng để Công chứng Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, trở thành một dịch vụ công đặc biệt hữu hiệu để phục vụ và bảo vệ người dân, minh bạch hóa các quan hệ dân sự. 
Qua đó, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực và chỉ số cạnh tranh quốc gia của Việt Nam; đồng thời tạo điều kiện để Công chứng Việt Nam thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nghĩa vụ thành viên của Liên minh Công chứng quốc tế.   
Với trên 1.500 CCV, gần 800 tổ chức hành nghề công chứng; công chứng hơn 1 triệu hợp đồng, giao dịch mỗi năm, trong đó chủ yếu là hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, bất động sản; hiện hoạt động công chứng ở Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho việc đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự kinh tế, tạo lập môi trường pháp lý tin cậy cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, thương mại và đầu tư, đồng thời góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách tư pháp. 
Luật Công chứng (sửa đổi) khẳng định chức năng xã hội của CCV là cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, qua đó góp phần ổn định kinh tế - xã hội. 

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.