Hơn 68.700 thí sinh trượt tốt nghiệp THPT

(PLO) - Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT bình quân chung năm nay đạt gần 92%, giảm 7,44% so với năm trước.
Tối 23/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2015. Theo đó tỷ lệ đỗ của khối THPT đạt 93,42%, khối giáo dục thường xuyên đạt 70,08%, bình quân chung là 91,58%. So với các năm trước, con số này giảm đáng kể: giảm 7,44% so với năm 2014; giảm khoảng 6% so với các năm 2013 và 2012. Như vậy trong tổng số 816.830 thí sinh dự thi lấy kết quả để xét tốt nghiệp THPT có đến hơn 68.700 em bị trượt.
So sánh tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở các cụm thi trên cả nước, tỷ lệ tốt nghiệp của các thí sinh dự thi tại cụm thi do trường đại học chủ trì cao hơn (94,74%), cụm do các Sở Giáo dục chủ trì (84,45%).
Năm 2015 chỉ 91,58% thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT.
 Năm 2015 chỉ 91,58% thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT.
Theo Bộ Giáo dục, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2015 giảm so với các năm trước, phản ánh đúng hơn kết quả học tập của học sinh. Đây cũng là minh chứng cho chất lượng đề thi được nâng cao theo hướng mở, chuyển mạnh theo hướng đánh giá năng lực và có tính phân hóa cao. Công tác coi thi, kỷ luật trường thi chặt chẽ hơn; quy trình chấm thi 2 vòng độc lập được tuân thủ nghiêm ngặt.
"Mục đích của kỳ thi vừa để xét tốt nghiệp THPT, vừa cung cấp dữ liệu cho tuyển sinh đại học, cao đẳng đã làm giảm tối đa hiện tượng học sinh giúp đỡ nhau làm bài trong phòng thi. Tỷ lệ tốt nghiệp của giáo dục THPT cao hơn hệ giáo dục thường xuyên, phản ánh thực tiễn khác nhau về chất lượng của hai phương thức giáo dục này", Bộ Giáo dục nhìn nhận.
Đánh giá về tỷ lệ tốt nghiệp đối với các thí sinh dự thi tại các cụm thi quốc gia do trường đại học chủ trì cao hơn ở cụm do Sở chủ trì, Bộ Giáo dục cho rằng điều này phù hợp với thực tế ở các cụm thi quốc gia tập trung nhiều thí sinh có kết quả học tập cao hơn. Kết quả này cũng chứng tỏ không có cơ sở để khẳng định những lo lắng về việc các cụm thi do địa phương tổ chức coi thi, chấm thi lỏng hơn cụm do trường đại học chủ trì.
Bộ Giáo dục khẳng định sẽ thu thập ý kiến trong ngành và xã hội, phân tích đánh giá để rút kinh nghiệm hoàn thiện các công việc về tổ chức thi, đồng thời nghiên cứu đề xuất các biện pháp chỉ đạo kỳ thi cho những năm tiếp theo.
Trong phiên chất vấn ở kỳ họp thứ 9, trước lo lắng của đại biểu kỳ thi THPT quốc gia lần đầu tiên được tổ chức có thể khiến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp giảm mạnh, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trấn an: "Thi là hoạt động giáo dục quan trọng, không có chỗ cho gian lận. Kết quả thi tốt nghiệp THPT phụ thuộc phần lớn các cháu chứ không có thay đổi đột ngột. Thí sinh yên tâm làm bài một cách tốt nhất, sẽ không có các cú sốc lớn. Mục tiêu của giáo dục là tạo sự biến chuyển tốt lên".
Từ ngày 1 đến 4/7, hơn một triệu thí sinh cả nước tham gia kỳ thi THPT quốc gia lần đầu tiên được tổ chức với hai mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Kỳ thi được đánh giá là khâu đột phá trong đổi mới thi cử nhằm giảm áp lực, tốn kém cho xã hội, đảm bảo độ tin cậy và trung thực, đồng thời cung cấp căn cứ làm cơ sở cho tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Từ hôm nay, Hội đồng xác định ngưỡng chất lượng đầu vào sẽ họp. Dự kiến 28/7 Hội đồng sẽ trình phương án tư vấn cho Bộ trưởng để quyết định. Từ 1/8, các trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.