Phải tính toán kỹ việc đặt “thủ phủ” của các tỉnh sau sáp nhập

Khu vực hồ Gươm. (ảnh minh họa: vnexpress).
Khu vực hồ Gươm. (ảnh minh họa: vnexpress).
(PLVN) -  Bên cạnh việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá sáp nhập tỉnh hay tên gọi của tỉnh, thành sau sáp nhập... thì vấn đề trung tâm hành chính mới của tỉnh, thành nên được đặt ở đâu cũng đang được bàn luận rất sôi nổi. Các ý kiến đều cho rằng việc lựa chọn “thủ phủ” này phải được tính toán kỹ càng, dựa trên nhiều yếu tố.

Cân nhắc các yếu tố liên quan

Với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, giao thông thuận lợi và thời điểm này nhiều tỉnh phát triển đã đến giới hạn, các nguồn lực tài nguyên khoáng sản, đặc biệt đất đai dần cạn kiệt thì việc các tỉnh sáp nhập lại để phát huy được lợi thế, đồng thời, tạo ra không gian, dư địa rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội là xu thế tất yếu.

Tại cuộc họp ngày 11/3 vừa qua, cùng với thống nhất về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sắp xếp, trong đó sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong bối cảnh đó, gợi mở các tiêu chí để lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị tại cuộc họp trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị cho các tỉnh mới cần được xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, hạ tầng kết nối, không gian phát triển, quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế.

Vấn đề đặt trụ sở tỉnh mới sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cũng được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi đây là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân trong tỉnh. Vì vậy, việc lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị (“thủ phủ”) ở đâu phải tính toán kỹ càng.

Thực tế hiện nay phần lớn trung tâm hành chính - chính trị của các tỉnh nằm ở các khu vực trung tâm tỉnh lỵ, thuộc quận trung tâm, hoặc khu vực TP, thị xã..., thuận lợi cho việc đi lại. Tuy nhiên, cũng có những tỉnh, thành do yếu tố lịch sử để lại nên trung tâm hành chính - chính trị nằm ở khu vực đông đúc, không thuận tiện cho việc đi lại cũng như sự phát triển.

Do đó, khi nghiên cứu phương án lựa chọn “thủ phủ” khi sáp nhập tỉnh, có ý kiến cho rằng không nhất thiết cứ phải chọn trung tâm hành chính - chính trị ở tỉnh lớn hay tỉnh nhỏ, mà phải bảo đảm phù hợp, thuận lợi cho điều kiện đi lại, có khả năng mở rộng không gian, đầu tư phát triển; phải căn cứ vào những yêu cầu của sự phát triển khi thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy...

Nên căn cứ vào quy hoạch

Qua các lần sáp nhập, chia tách tỉnh trước đây cho thấy, các địa phương thường chọn “thủ phủ” dựa trên vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng giao thông phát triển và có giá trị về lịch sử.

Nhiều chuyên gia, nhà quản lý và người dân đã có những đóng góp và phân tích sâu sắc về vấn đề này. Đa số ý kiến cho rằng, việc lựa chọn “thủ phủ” trước hết nên căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch phát triển vùng. Các quy hoạch này đã định hướng rõ về tổ chức không gian phát triển của vùng cũng như các địa phương.

Trong đó, nêu rõ, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao và các tiềm năng, lợi thế khác cho phát triển để hình thành vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Về vấn đề này, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, trường hợp 2 hoặc 3 tỉnh sáp nhập với nhau, không nhất thiết cứ phải chọn “thủ phủ” của tỉnh lớn làm nơi đặt trung tâm hành chính - chính trị cho tỉnh mới. Ngược lại, cũng không phải vì mục tiêu “kéo” địa phương nhỏ phát triển mà chọn nơi đó làm “thủ phủ”.

Theo ông, các tiêu chí quan trọng để lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị khi các tỉnh được sáp nhập lại với nhau là vị trí địa lý ở khu vực trung tâm, cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện, lịch sử văn hóa... và hiện trạng trụ sở của các tỉnh, thành.

Trong các tiêu chí, tiêu chuẩn trên, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, vị trí địa lý là một trong những tiêu chí quan trọng để lựa chọn làm trung tâm hành chính - chính trị. Khu vực này phải ở vị trí trung tâm nằm ở giữa các tỉnh được sáp nhập lại với nhau, bảo đảm đi lại thuận tiện bằng đường bộ, đường sắt và hàng không. Tiếp đến phải xem xét đến hiện trạng trụ sở của các tỉnh, thành hiện tại như thế nào.

Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cũng lưu ý, khi lựa chọn nơi đặt trung tâm hành chính - chính trị phải tính đến giá trị lịch sử, văn hóa để vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển, vừa bảo đảm tính kế thừa và sự phù hợp.

TS Nguyễn Mai Thuyên, Phó Trưởng Bộ môn, phụ trách Bộ môn Luật Hiến pháp, Khoa Pháp luật Hành chính nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội: Phải tổng hòa các yếu tố

TS Nguyễn Mai Thuyên.

TS Nguyễn Mai Thuyên.

Việc sáp nhập các tỉnh, thành phố trong bối cảnh tinh gọn hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước hiện nay đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Một trong những vấn đề then chốt trong quá trình này là xác định “thủ phủ” - trung tâm chính trị, hành chính của các tỉnh sau sáp nhập. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển của địa phương cũng như đời sống, công việc và học tập của người dân. Theo quan điểm của tôi, việc lựa chọn “thủ phủ” cần dựa trên nhiều tiêu chí quan trọng, đồng thời phải có sự cân nhắc, sắp xếp ưu tiên hợp lý.

Trước hết, yếu tố quan trọng hàng đầu là vị trí địa lý. Thông thường, trung tâm hành chính của một tỉnh nên nằm ở khu vực trung tâm để bảo đảm giao thông thuận tiện, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công, đồng thời thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế. Mặc dù Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhưng yếu tố địa lý vẫn đóng vai trò quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc cũng như cho du khách khi đến địa phương.

Thứ hai, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng là một tiêu chí quan trọng. Thủ phủ của một tỉnh sau sáp nhập cần có nền tảng hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông, dịch vụ công và cơ sở kinh tế đủ mạnh để làm động lực tăng trưởng cho toàn vùng. Một trung tâm hành chính không chỉ đảm nhận vai trò quản lý nhà nước mà còn phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tương tự như mô hình các cực tăng trưởng trong hành lang kinh tế quốc gia. Do đó, cần xem xét những khu vực đã có sự chuẩn bị tốt về hạ tầng cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn.

Thứ ba, yếu tố lịch sử - văn hóa cũng cần được cân nhắc. Việt Nam có một bề dày lịch sử lâu đời, trong quá khứ, nhiều địa phương đã từng đảm nhận vai trò trung tâm hành chính của các tỉnh lớn. Vì vậy, khi lựa chọn “thủ phủ”, cần xem xét những địa điểm có truyền thống, đã từng là trung tâm hành chính để kế thừa và phát huy giá trị lịch sử, đồng thời kết hợp với các yếu tố phát triển hiện đại để đưa ra quyết định phù hợp.

Ngoài ra, một phương án đáng cân nhắc là sử dụng trụ sở cũ của một địa phương nào đó để làm trung tâm hành chính mới. Điều này giúp tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có, tiết kiệm nguồn lực đầu tư vào xây dựng trụ sở mới, từ đó tập trung ngân sách cho các lĩnh vực phát triển quan trọng khác.

Tuy nhiên, việc lựa chọn thủ phủ không nhất thiết phải dựa vào quy mô tỉnh lớn hay nhỏ. Có ý kiến cho rằng chọn tỉnh lớn sẽ tận dụng được nền tảng sẵn có, nhưng cũng có quan điểm cho rằng việc đặt trung tâm hành chính tại một tỉnh nhỏ sẽ tạo động lực phát triển mới, giúp cân bằng sự phát triển giữa các khu vực. Vì vậy, việc lựa chọn không chỉ dựa vào yếu tố quy mô, mà quan trọng hơn là phải tổng hòa các yếu tố về địa lý, hạ tầng, lịch sử, văn hóa để tìm ra phương án tối ưu nhất.

Tựu trung lại, quá trình sáp nhập tỉnh, thành lần này mang tính lịch sử, là một cuộc cách mạng trong tổ chức hành chính. Do đó, việc lựa chọn “thủ phủ” cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, đánh giá toàn diện các yếu tố để bảo đảm sự phát triển bền vững và phù hợp nhất cho mỗi địa phương.

Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Tuệ Thành Nguyễn Ngọc Hải: Cần tính toán để tiết kiệm, tránh lãng phí về cơ sở vật chất

Ông Nguyễn Ngọc Hải.

Ông Nguyễn Ngọc Hải.

Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp sẽ tạo không gian phát triển, phát huy tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh của các địa phương, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, là tiền đề tạo nền tảng và sức bật cho đất nước trong tương lai. Tuy nhiên, với những thay đổi lớn và sâu rộng như vậy thì sẽ phải có các phương án, lộ trình cụ thể khi thực hiện để giảm thiểu tác động đến các hoạt động thường nhật của người dân, các tổ chức kinh tế... và nhanh chóng phát huy các giá trị, lợi ích đối với toàn xã hội.

Sau khi sáp nhập một số tỉnh (thành) thì sẽ phải lựa chọn nơi đặt trung tâm hành chính mới của đơn vị hành chính đó. Việc lựa chọn đặt trung tâm hành chính ở đâu thì phải bảo đảm có tính kết nối trung tâm, thuận lợi giao thông cho người dân của đơn vị hành chính mới. Nhưng cũng bảo đảm tính bền vững, không gian phát triển trong tương lai, tính liên kết vùng. Mặt khác, còn phải bảo đảm các tiêu chí về an ninh, quốc phòng...

Hiện nay, chúng ta cũng đang thực hiện việc tinh giản bộ máy, nhiều cơ quan hành chính đang có sự sáp nhập theo hướng khu vực như Ngân hàng Nhà nước khu vực, Hải quan, Thuế... Do đó, trụ sở của các cơ quan này nên được bố trí tại trung tâm hành chính của tỉnh (thành) sau sáp nhập.

Ngoài ra, việc đặt trung tâm hành chính mới ở đâu thì cũng cần tính toán để tiết kiệm, tránh lãng phí về cơ sở vật chất, giảm thiểu các khó khăn (tác động) khi phải sắp xếp, thay đổi vị trí công tác của đội ngũ cán bộ.

P.Mai - H.Mây

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, anh hùng và các lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tiếp tục các hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, điệp báo, biệt động Sài Gòn, du kích, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

Hội thảo Đại thắng mùa Xuân 1975: Đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.
(PLVN) - Hôm qua (20/4), tại Học viện Cán bộ TP HCM, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo & Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.

Tận dụng nguồn lực từ cán bộ, đảng viên nghỉ hưu trước tuổi - Bài 2: Khuyến khích cán bộ có kinh nghiệm tham gia tư vấn, hỗ trợ

Cán bộ, đảng viên hưu trí là đội ngũ đông đảo, có kinh nghiệm, bản lĩnh, uy tín, tiếp tục có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, địa phương. (Ảnh minh họa: dangcongsan.org.vn).
(PLVN) - Trong buổi trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” ngày 25/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ “điểm nghẽn”, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân,... Để đột phá về nguồn lực, chúng ta không thể không quan tâm đến nguồn lực từ cán bộ, đảng viên nghỉ hưu trước tuổi.

Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn

Chủ tịch nước Lương Cường. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết với tựa đề: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới”.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Đất nước trọn niềm vui'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Đất nước trọn niềm vui'
Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình nghệ thuật: “Đất nước trọn niềm vui” truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam và tiếp sóng trên các kênh truyền hình trong cả nước.

Thủ tướng: 'Thần tốc táo bạo' để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: 'Thần tốc táo bạo' để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
Sáng 20/4, dự khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một hệ sinh thái, một không gian khởi nghiệp, một hệ giá trị mới kết nối cộng đồng, tạo phong trào, xu thế khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không có giới hạn; tiếp tục phát huy tinh thần thần tốc và táo bạo, quyết chiến, quyết thắng của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới, xác lập vị thế và tầm vóc của Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Khai mạc Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Đại thắng mùa Xuân 1975

Hội thảo khoa học cấp cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.
(PLVN) - Ngày 20/4, tại Học viện Cán bộ TP HCM, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.

Lời hồi đáp cho trăn trở của các nhà khoa học trẻ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu thanh niên. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam Bùi Quang Huy cho biết, “khi chúng ta nói về “Sứ mệnh thanh niên”, chúng ta không chỉ nhắc đến trách nhiệm của mỗi người trong những công việc cụ thể của mình. Thời đại công nghệ số, đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ đang mở ra. Chúng ta cần phải nắm bắt cơ hội này, không chỉ để khẳng định bản thân mà còn để đóng góp cho sự phát triển chung của dân tộc”...

Thanh niên phải là công dân toàn cầu, mang tâm hồn Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm tại ĐH Hội LHTN Việt Nam lần IX. (Ảnh: Đ.Hải)
(PLVN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt trọn niềm tin vào thanh niên. Người khẳng định “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. Với tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng vai trò của thanh niên và có nhiều chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích để thanh niên, những tài năng trẻ sẵn sàng tiên phong đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển, bảo Tổ quốc thân yêu của chúng ta...

Kỳ vọng những công trình 'biểu tượng' góp phần định vị hình ảnh Việt Nam, là 'đòn bẩy, điểm tựa' phát triển đất nước

Kỳ vọng những công trình 'biểu tượng' góp phần định vị hình ảnh Việt Nam, là 'đòn bẩy, điểm tựa' phát triển đất nước
"Tôi kỳ vọng, đây sẽ là những công trình quan trọng, những công trình có tính "biểu tượng" góp phần định vị hình ảnh Việt Nam "Độc lập - Hòa bình - Thống nhất – Tự cường - Hạnh phúc - Ấm no – Văn minh – Thịnh vượng" trên bản đồ thế giới và cuối cùng là mang lại lợi ích cho người dân, người dân được thụ hưởng thành quả từ các công trình, dự án này", Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ trong phát biểu sáng 19/4, tại lễ khởi công, khánh thành loạt công trình, dự án trọng điểm quốc gia...

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Sáng 19/4, tại điểm cầu trung tâm Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).