Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Cải cách phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý

PGS.TS Trương Hồ Hải. (Ảnh: Vân Anh)
PGS.TS Trương Hồ Hải. (Ảnh: Vân Anh)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, PGS.TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cải cách bộ máy phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý. Sau khi cải cách phải bảo đảm cho bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn chứ không đơn thuần chỉ là phép tính cộng.

Tạo điều kiện cho những địa phương yếu kém phát triển

Thưa ông, việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và bỏ cấp trung gian có phải là xu hướng tất yếu trong cải cách bộ máy nhà nước, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp? Có những minh chứng thực tiễn nào cho thấy hiệu quả của việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy? Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì từ các nước?

- Trước hết, phải khẳng định sắp xếp tinh gọn bộ máy là chủ trương đúng đắn. Bởi việc cải cách bộ máy nhà nước không phải bây giờ chúng ta mới làm, mà đã triển khai thí điểm từ rất lâu rồi. Lần này chúng ta làm với quy mô lớn hơn, quyết liệt hơn, cách mạng hơn và đã đến lúc phải làm một cách quyết liệt như vậy.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện việc tinh gọn bộ máy, tiêu biểu ở châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Việc thực hiện hai cấp chính quyền địa phương theo tôi cũng là một xu hướng tất yếu. Hàn Quốc đã có thời kỳ sáp nhập chính quyền cấp cơ sở từ 3.000 xuống còn dưới 300. Tại Nhật Bản, họ cũng không có cấp chính quyền trung gian, năm 2000, họ có 3.800 đơn vị hành chính cấp cơ sở, đến năm 2013 giảm còn 1.800 và hiện nay là 1.700 đơn vị, tức là ít hơn cả dự kiến mà chúng ta đưa về (khoảng 2.000 đơn vị cấp cơ sở) và đã thực hiện khá thành công.

Như tôi đã nói, Việt Nam đã thực hiện thí điểm sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, chẳng hạn như tại Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2016, thời kỳ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Đến giai đoạn 2016 - 2021, chúng ta có Nghị quyết 18-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã tiến hành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện. Qua công tác tổng kết thực tiễn chúng ta thấy việc sáp nhập này đem lại nhiều hiệu quả tích cực, trong đó có việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, thúc đẩy phát triển kinh tế...

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, theo tôi là cải cách phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý. Sau khi cải cách phải bảo đảm cho bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn chứ không đơn thuần chỉ là phép tính cộng. Nếu giảm đơn vị hành chính mà hiệu quả kinh tế không lớn hơn thì chưa thành công. Do đó, chúng ta phải cải cách thực sự đồng bộ, phải xây dựng lại và tái cấu trúc hệ thống quản lý một cách hiệu quả hơn, quy trình làm việc mới thuận lợi hơn. Phải tạo điều kiện để cho những địa phương yếu kém phát triển một cách bình đẳng hơn. Đồng thời tránh tình trạng là bỏ cấp huyện nhưng lại thành lập cấp thôn phình to ra và tăng người hưởng lương ở thôn...

Tối ưu hóa những cơ sở vật chất đã có

Sau khi sáp nhập, địa bàn hành chính sẽ mở rộng nhưng bộ máy có thể bị thu gọn; bên cạnh đó, nhiều trụ sở hành chính phải di dời hoặc không dùng đến. Theo ông, làm thế nào để tránh lãng phí cơ sở vật chất và tận dụng hiệu quả nguồn lực; không gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức?

- Trong quá trình chuyển đổi, sự lãng phí là không thể tránh khỏi. Do vậy, chúng ta phải tính toán làm sao để tối ưu hóa, tận dụng tối đa những cơ sở vật chất đã có và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm nhất. Cụ thể, khi chúng ta sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện thì đương nhiên sẽ thừa trụ sở cấp tỉnh; trụ sở cấp huyện có thể được dùng làm trụ sở cấp xã mới sau khi được thành lập. Khi cấp xã mới được thành lập thì dẫn đến tình trạng thừa trụ sở của “anh” bên này nhưng “anh” bên kia lại thiếu. Tương tự, cấp tỉnh cũng như vậy. Vấn đề nữa là trụ sở mới sẽ đặt ở đâu để bảo đảm hài hòa nhất. Trong thời gian đầu có thể chấp nhận “chắp vá” tạm thời từ việc sử dụng lại cơ sở vật chất cũ, nhưng về lâu dài, cần tính toán để hiện đại hóa thực sự. Để tránh lãng phí, chúng ta có thể tính đến phương án bán các trụ sở cũ, hoặc đấu thầu, cho thuê... để lấy tiền xây dựng trụ sở mới. Cũng có thể chuyển giao trụ sở cũ cho các mục đích xã hội, vì hơn 10.000 trụ sở ủy ban cấp xã thì chúng ta không thể dùng hết được.

Tại Nhật Bản, họ làm quy hoạch rất bài bản, khu vực cung cấp dịch vụ công của họ tương tự như mô hình ngân hàng; nghĩa là người quản lý, thủ trưởng sẽ ngồi phía sau, các nhân viên ngồi phía trước, nhằm thể hiện sự minh bạch, kiểm soát lẫn nhau. Ngoài ra, tại đây còn thiết kế những khu vực dịch vụ như khu vui chơi cho trẻ em (dành cho những ông bố, bà mẹ mang con nhỏ đi theo), khu caffe, giải khát phục vụ người dân trong thời gian chờ đợi làm thủ tục hành chính... đã tạo ra không gian rất thoải mái, thân thiện và văn minh. Tôi nghĩ chúng ta cũng có thể tham khảo điều này khi tiến hành xây dựng các trung tâm hành chính công.

Về việc xây dựng trụ sở mới, đối với những địa phương mà gộp 3 - 4 tỉnh lại thành một thì không nhất thiết phải xây dựng trụ sở mới ở vị trí trung gian, quan trọng là bảo đảm sự thuận tiện, vì sự phát triển chung của địa phương mới sau khi được thành lập. Nhưng quyền lợi của đội ngũ cán bộ dôi dư mới là vấn đề đau đầu nhất, bao nhiêu người sẽ đi đâu, về đâu. Với những người tiếp tục công việc mới, phải cho họ một khoảng thời gian thích nghi. Bởi bộ máy mới thay đổi, chức năng nhiệm vụ cũng thay đổi thì không phải ai cũng làm công việc cũ của mình, do đó cần phải đào tạo lại. Chúng ta phải làm cả hai việc cùng một lúc, vừa chuyển đổi, vừa cắt giảm nhân lực, nếu không cắt giảm thì sẽ không bảo đảm được mục tiêu “tinh - gọn -mạnh”. Cắt giảm, tinh gọn nhưng phải bảo đảm quyền lợi cho một bộ phận cán bộ nghỉ việc, bởi dù sao họ cũng đóng góp rất nhiều năm cho bộ máy nhà nước.

Sau khi lấy ý kiến, phải có giải trình cụ thể

Một góc TP Hồ Chí Minh. (ảnh minh họa: phunuonline.com.vn).

Một góc TP Hồ Chí Minh. (ảnh minh họa: phunuonline.com.vn).

Theo quy định của Hiến pháp, việc thành lập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định. Theo ông, chúng ta cần có lộ trình như thế nào và đâu là những yếu tố cần đặc biệt quan tâm để bảo đảm sự đồng thuận cao trong việc lấy ý kiến?

- Tôi cho rằng vấn đề này Trung ương đã có đánh giá, nghiên cứu kỹ. Trong bất kỳ việc gì, quan trọng nhất vẫn là sự đồng thuận, ủng hộ của người dân, nhất là những người bị tác động trực tiếp bởi chính sách. Do vậy, công tác truyền thông phải được đặc biệt quan tâm và tiến hành hiệu quả. Việc lấy ý kiến phải công khai, minh bạch, phong phú về đối tượng, như ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia, đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp Nhân dân. Có thể lấy ý kiến thông qua công tác truyền thông, qua hội nghị, hội thảo, cuộc họp hoặc ý kiến trực tiếp, cấp dưới có ý kiến đưa lên cấp trên... Quan trọng hơn là sau khi tổng hợp ý kiến phải đưa ra được các phương án cụ thể, tối ưu. Sau khi có các phương án, lại tiếp tục lấy ý kiến một lần nữa nhằm giúp cơ quan chức năng lựa chọn phương án phù hợp, khả thi và hiệu quả nhất.

Đặc biệt, sau quá trình lấy ý kiến, cơ quan chức năng cần giải trình cụ thể: Tiếp thu cái gì? Tại sao lại chọn phương án này mà không chọn phương án kia? Trong việc lấy ý kiến, cần tuyệt đối không để “lợi ích nhóm” xen vào, tránh để dư luận hoài nghi về việc lựa chọn phương án này là có lợi cho tỉnh này, tỉnh kia hoặc có lợi cho doanh nghiệp làm ở trụ sở nơi này, nơi kia... Vấn đề quan trọng nữa là phải luôn bám sát mục tiêu ban đầu, không để mục tiêu bị chệch hướng. Điều này đòi hỏi cơ quan chức năng phải làm việc hết sức công tâm, khoa học.

Cải cách bộ máy để chúng ta phấn đấu trong năm nay tăng trưởng 8% và những năm sau tăng trưởng được hai con số, lúc ấy không chỉ cán bộ, công chức, viên chức mà mọi người dân đều nhận thấy rằng, có thể họ thiệt thòi trong thời gian ngắn nhưng về lâu dài, khi kinh tế phát triển thì họ là người được hưởng lợi trực tiếp. Họ thấy rằng tôi của năm nay sung sướng hơn, khỏe mạnh hơn và hạnh phúc hơn tôi của năm trước, như vậy là chúng ta thành công.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

UBTVQH cho ý kiến cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Phiên họp cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về thực hiện cải cách tiền lương. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội cho rằng, việc thống nhất, triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách tiền lương, nhất là trong đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện tự chủ tài chính có một số bất hợp lý phát sinh trong thực hiện chế độ tiền lương đối với một số đối tượng, ngành nghề; một số đơn vị chậm thực hiện chi trả theo chế độ tiền lương mới…

Sẽ có các cơ chế, chính sách cho Khu Thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng

Phiên họp Thường vụ sáng 17/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng quy định 6 nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể, trong đó thành lập và các cơ chế, chính sách trong khu Thương mại tự do thế hệ mới tại TP Hải Phòng với 17 chính sách.

Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự

Phiên họp UBTVQH chiều 16/4 cho ý kiến về thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 16/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính: Chủ động trong triển khai với tinh thần để người dân được hưởng kết quả từ việc sáp nhập

Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng, tinh thần khi sáp nhập là chính sách nào ưu việt hơn, có lợi cho người dân và doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì để người dân 2 địa phương được thụ hưởng kết quả từ việc sáp nhập. (Ảnh: Cầu Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng)
(PLVN) -  Thông tin tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 16/4, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí, Trung ương Đảng đã đồng tình, thống nhất rất cao và thông qua chủ trương định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tổng hợp luyện lần 2 diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

Khối sĩ quan đại diện cho 5 cánh quân.
(PLVN) -  Sáng 16/4 tại sân bay quân sự Biên Hòa (Đồng Nai), Tiểu ban diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tổ chức tổng hợp luyện lần 2 với các lực lượng vũ trang. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng BQP chủ trì tổng hợp luyện.

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: Tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước

Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Đổng Quân.
(PLVN) - Trải qua 9 lần tổ chức, chương trình giao lưu với những hoạt động thiết thực, cụ thể như: Tuần tra chung, khám, chữa bệnh nhân đạo, trồng cây hữu nghị, giao lưu văn hóa, thể thao, thăm trường học… đã góp phần tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước, xây dựng khu vực biên giới hòa bình và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư Việt Nam 2025, chiều 16/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức khai mạc Triển lãm tăng trưởng xanh với chủ đề "Sáng tạo nhỏ - tác động lớn". Lễ khai mạc có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế.

Sắp xếp, sáp nhập cấp xã không để hình thành cấp huyện thu nhỏ

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, địa phương chủ động nghiên cứu phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.

Không có chỗ cho cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người khác xứng đáng hơn cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013 phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 3: Giải pháp để bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Sắp xếp, tinh gọn bộ máy là một “cuộc cách mạng” với sự thay đổi lớn về tư duy, hành động, về thể chế, con người... Với cách làm phù hợp, chắc chắn, khoa học, giải pháp đồng bộ, bám sát thực tiễn, việc tinh gọn không chỉ giúp khơi thông nguồn lực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của đất nước mà còn góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, thù địch.