Tên gọi cho đơn vị hành chính sau sáp nhập: Bảo đảm tính kế thừa, hướng đến sự phát triển chung

(PLVN) -  Sau sáp nhập, tên gọi của địa phương cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học, các tầng lớp Nhân dân. Nhiều ý kiến cho rằng, việc đặt tên phải mang yếu tố lịch sử, có tính kế thừa, hướng đến sự phát triển chung.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng): Tên gọi cũng là “một cuộc cách mạng”

Đại biểu Nguyễn Tạo. (Ảnh: quochoi.vn)

Đại biểu Nguyễn Tạo. (Ảnh: quochoi.vn)

Tiêu chí chung để đặt tên gọi cho các tỉnh sau sáp nhập phải nói “rất là khó”. Có thể là lựa chọn tên gọi của địa phương có dư địa phát triển và phát triển tốt hơn. Ví dụ, một tỉnh có cơ sở hạ tầng tốt, có thu ngân sách tốt, với các điều kiện về dân số, diện tích và bản sắc đã đúng theo tiêu chí của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà lại không giữ được tên thì “rất khó”. Theo tôi, nên lấy tên theo tiêu chí truyền thống lâu đời, theo tên gọi trước đây. Như vậy có thể lấy tên theo địa phương có điều kiện phát triển hơn để dẫn dắt, bổ sung thêm điều kiện phát triển cho địa phương còn lại.

Dù vậy, đây vẫn là vấn đề khó, vẫn cần cân nhắc các yếu tố xuất phát từ truyền thống, văn hóa, không ai muốn mất đi cái tên của mình.

Tôi cũng cho rằng “tên ghép” cũng là một giải pháp hay. Nhưng cũng sẽ rất khó nếu là ghép 3 tỉnh thì sao? Trong trường hợp này, có thể lấy tên ghép của 3 địa phương. Như vậy, không ai bị mất tên và tên cũng sẽ được Nhân dân và cử tri các địa phương ủng hộ. Ví dụ, có tên gọi Cao Bắc Lạng là cách gọi chung ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn thuộc vùng Đông Bắc Bộ...

Hay đối với tỉnh Lâm Đồng khi sáp nhập với những tỉnh có biển như Ninh Thuận, Bình Thuận thì có thể quay lại với tên truyền thống trước đây, vốn gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, là Thuận Lâm. Đó là Ninh Thuận và Bình Thuận - trước là tỉnh Thuận Hải cũ và Lâm Đồng cũ. Năm 1976, Thuận Lâm tách Lâm Đồng, nhập thêm tỉnh Bình Tuy vào Ninh Thuận, Bình Thuận, gọi tên mới là Thuận Hải. Năm 1992, tách Thuận Hải, tái lập lại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cho đến ngày nay.

Quay lại với chủ trương sáp nhập tỉnh hiện nay để tạo không gian phát triển tốt hơn, với những thuận lợi về cơ sở hạ tầng, cũng như sự gắn bó trong đời sống Nhân dân, các dân tộc anh em đang cùng sinh sống trên mảnh đất này. Với hạ tầng phát triển trong thời gian vừa qua, tôi cho rằng, Lâm Đồng cùng với Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ có không gian phát triển kinh tế - xã hội vô cùng tốt. Do đó, tên gọi như trước đây có thể là một lựa chọn.

Theo tôi, trong quá trình sáp nhập các tỉnh, việc đặt tên sẽ dựa trên các tiêu chí văn hóa, phong tục và cộng đồng. Đồng thời, về mặt hành chính phải bảo đảm tinh gọn, ngắn gọn, dễ hiểu. Chúng ta đang thực hiện tinh gọn và tên phải thể hiện được tính tinh gọn này, cũng như tiêu chí của địa phương đó, đặc biệt là được Nhân dân và cử tri ủng hộ.

Tên gọi để tạo thương hiệu, để định hình phát triển kinh tế địa phương cũng là “một cuộc cách mạng”. Có một nguyên tắc là tên gọi phải thể hiện được nét đặc trưng nhất của địa phương đó. Phương án thứ nhất là tên ghép và thứ hai là lựa chọn tên theo địa phương có không gian phát triển, đã ổn định tăng trưởng nhiều năm để dẫn dắt cho địa phương còn lại cùng phát triển.

Đã là cuộc cách mạng thì tên gọi cũng phải như vậy. Các địa phương phải cùng với cả nước, vì cả nước để bước vào kỷ nguyên mới của phát triển, với xu thế “không bàn lùi”, phải có tinh thần trách nhiệm cao nhất, có ý chí của cử tri và quyết định quyết liệt của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

TS Mai Thị Mai, Phó Trưởng bộ môn Luật Hiến pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội: Có ba hướng tiếp cận trong việc đặt tên tỉnh sau sáp nhập

TS Mai Thị Mai.

TS Mai Thị Mai.

Việc triển khai chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính chỉ còn chờ vào cơ sở pháp lý, cụ thể là việc sửa đổi Hiến pháp và các Luật liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương. Một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra là tên gọi của các cấp chính quyền sau sáp nhập. Theo Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị định hướng về xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, tức là trên thực tế, không phải là xóa bỏ hoàn toàn cấp này mà là mở rộng quy mô của xã, thậm chí tương đương thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh. Vậy, dù nói là sáp nhập cấp xã, nhưng bản chất là quy mô của xã sẽ được nâng cao.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng việc sáp nhập các xã sẽ làm tăng quy mô của từng xã lên nhiều lần, thậm chí có thể bằng một huyện. Về mặt tên gọi, chúng ta có thể giữ lại “cấp xã” để duy trì sự gần gũi với người dân, bởi trong tư duy của mọi người, cấp xã là cấp chính quyền cơ sở, gần dân nhất, trực tiếp triển khai các chính sách. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ quy mô, xã trong tương lai sẽ không còn giống như xã trước đây nữa. Một ý tưởng khác là gọi các đơn vị hành chính sau khi sáp nhập là “cấp cơ sở”, một tên gọi không chính thức trong các quy định pháp lý hiện nay, nhưng sẽ giúp tránh sự nhầm lẫn về quy mô.

Tư duy này có thể giải quyết được vấn đề vừa giúp duy trì tính gần gũi của cấp xã với người dân, vừa tránh nhầm lẫn với quy mô mở rộng của các xã mới. Ngoài ra, đã có một số ý kiến chuyên gia đề xuất về mô hình “đơn vị hành chính chuyên biệt” dành cho những khu vực đặc thù như vùng rừng phòng hộ hoặc biên giới nhằm tăng cường quản lý chuyên sâu theo đặc thù địa phương.

Về tổ chức chính quyền, Trung ương đã thực hiện những bước đi mới trong việc điều chỉnh, thay vì duy trì một mô hình hành chính đồng nhất cho mọi địa phương. Điều này sẽ giúp khai thác tối đa đặc thù của từng vùng miền, tạo ra sự phát triển phù hợp và hiệu quả hơn, thay vì áp dụng một mô hình thống nhất. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng đang đi đầu trong việc xây dựng mô hình chính quyền đô thị, với những đặc thù riêng biệt về kinh tế, văn hóa và phát triển chính trị.

Cuối cùng, việc quyết định đặt tên các tỉnh sau khi sáp nhập cũng cần phải tính đến nhiều yếu tố, trong đó có đặc thù của từng địa phương và sự thuận lợi trong giao thương, giao thông. Thay vì cố gắng duy trì một tên gọi chung cho các tỉnh, chúng ta nên cân nhắc đến việc giữ lại một phần tên của các tỉnh đã sáp nhập để giảm thiểu sự gián đoạn trong hoạt động quản lý hành chính và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, việc lựa chọn địa điểm đặt trụ sở hành chính cũng cần phải phù hợp với yếu tố giao thông, thuận tiện cho công tác điều hành, thay vì chỉ dựa vào yếu tố trung tâm.

Bên cạnh việc sáp nhập cấp huyện, xã, hiện nay cũng có chủ trương giảm số lượng tỉnh. Điều này đặt ra “bài toán” về tên gọi và vị trí đặt trụ sở hành chính. Có ba hướng tiếp cận trong việc đặt tên tỉnh sau sáp nhập: giữ lại một phần tên của các tỉnh cũ, khôi phục tên gọi các tỉnh từng tồn tại trước đây, ví dụ như Hà Nam Ninh hay Hoàng Liên Sơn, hoặc chọn một tên hoàn toàn mới.

Tuy nhiên, để bảo đảm sự vận hành trơn tru và tiết kiệm chi phí, nhiều ý kiến ủng hộ phương án giữ lại tên của một trong các tỉnh được sáp nhập. Việc đặt trụ sở hành chính cũng cần tính toán đến sự thuận tiện trong giao thông, kinh tế và quản lý, thay vì chỉ dựa vào yếu tố trung tâm địa lý. Đặc biệt, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có sẽ giúp giảm chi phí và tránh lãng phí tài nguyên. Tóm lại, việc sáp nhập và tổ chức lại đơn vị hành chính không chỉ đòi hỏi sự thay đổi về mặt quản lý mà còn cần tư duy linh hoạt để phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

TS Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ của Đảng: Tránh những tên gọi được ghép cơ học, dài quá, gây suy diễn hoặc thiếu mỹ quan

TS Lê Trung Kiên.

TS Lê Trung Kiên.

Việc sáp nhập sẽ diễn ra trong thời gian tới, cần có sự nhất quán và thông suốt về cách làm sao cho khoa học, hợp lý, hợp tình, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đặt ra, Điều này đặt ra cho cơ quan tham mưu xây dựng tên gọi mới cần bảo đảm những yếu tố: thể hiện tính kế thừa về truyền thống lịch sử, văn hóa khu vực, vùng miền, nhất là những tên gọi đã đi vào sử sách hào hùng của dân tộc, có giá trị phổ biến và có ý nghĩa gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản quý báu.

Tên gọi mới bảo đảm về ngữ nghĩa khoa học, trong sáng, mang sắc thái thuần khiết, nhân văn, hàm chứa sự bao quát về vùng, khu vực, địa phương đó; tránh những tên gọi được ghép cơ học, dài quá, gây suy diễn hoặc thiếu mỹ quan.

Việc đặt tên phải theo đúng quy định mà thể chế hiện hành và được Nhân dân nơi đó đồng thuận, ủng hộ.

Thủ phủ địa giới hành chính nên đặt tại nơi nào mà đang diễn ra hoạt động hành chính sự nghiệp, có thể là tại một địa phương nào đó trong số những địa phương sáp nhập với nhau. Để tránh lãng phí nguồn lực và cơ sở vật chất, đồng thời vẫn giữ được sự ổn định nhất định và có điều kiện phát huy nguồn lực cho mở rộng không gian phục vụ và kiến tạo phát triển.

Tuy nhiên, việc đặt trụ sở làm việc cần phải tính toán kỹ càng, nên đặt nơi trung tâm nhất của tỉnh mới, nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt nhất, hoặc cũng cần tính toán đến khả năng di chuyển kết nối tỉnh, kết nối vùng. Đặc biệt là việc phân cấp, phân công cho cán bộ, công nhân viên trong hệ thống chính trị hay các cơ quan công quyền cần chú trọng địa bàn chiến lược, nhiều dân cư, yếu tố địa chính trị, đồng bào dân tộc, yếu tố tôn giáo phức tạp,... để có sự sắp xếp vị trí đặt cơ quan hành chính cho phù hợp, làm sao tiện lợi nhất cho người dân và cho cả công nhân viên chức.

Đọc thêm

UBTVQH cho ý kiến cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Phiên họp cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về thực hiện cải cách tiền lương. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội cho rằng, việc thống nhất, triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách tiền lương, nhất là trong đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện tự chủ tài chính có một số bất hợp lý phát sinh trong thực hiện chế độ tiền lương đối với một số đối tượng, ngành nghề; một số đơn vị chậm thực hiện chi trả theo chế độ tiền lương mới…

Sẽ có các cơ chế, chính sách cho Khu Thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng

Phiên họp Thường vụ sáng 17/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng quy định 6 nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể, trong đó thành lập và các cơ chế, chính sách trong khu Thương mại tự do thế hệ mới tại TP Hải Phòng với 17 chính sách.

Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự

Phiên họp UBTVQH chiều 16/4 cho ý kiến về thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 16/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính: Chủ động trong triển khai với tinh thần để người dân được hưởng kết quả từ việc sáp nhập

Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng, tinh thần khi sáp nhập là chính sách nào ưu việt hơn, có lợi cho người dân và doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì để người dân 2 địa phương được thụ hưởng kết quả từ việc sáp nhập. (Ảnh: Cầu Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng)
(PLVN) -  Thông tin tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 16/4, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí, Trung ương Đảng đã đồng tình, thống nhất rất cao và thông qua chủ trương định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tổng hợp luyện lần 2 diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

Khối sĩ quan đại diện cho 5 cánh quân.
(PLVN) -  Sáng 16/4 tại sân bay quân sự Biên Hòa (Đồng Nai), Tiểu ban diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tổ chức tổng hợp luyện lần 2 với các lực lượng vũ trang. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng BQP chủ trì tổng hợp luyện.

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: Tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước

Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Đổng Quân.
(PLVN) - Trải qua 9 lần tổ chức, chương trình giao lưu với những hoạt động thiết thực, cụ thể như: Tuần tra chung, khám, chữa bệnh nhân đạo, trồng cây hữu nghị, giao lưu văn hóa, thể thao, thăm trường học… đã góp phần tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước, xây dựng khu vực biên giới hòa bình và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư Việt Nam 2025, chiều 16/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức khai mạc Triển lãm tăng trưởng xanh với chủ đề "Sáng tạo nhỏ - tác động lớn". Lễ khai mạc có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế.

Sắp xếp, sáp nhập cấp xã không để hình thành cấp huyện thu nhỏ

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, địa phương chủ động nghiên cứu phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.

Không có chỗ cho cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người khác xứng đáng hơn cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013 phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 3: Giải pháp để bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Sắp xếp, tinh gọn bộ máy là một “cuộc cách mạng” với sự thay đổi lớn về tư duy, hành động, về thể chế, con người... Với cách làm phù hợp, chắc chắn, khoa học, giải pháp đồng bộ, bám sát thực tiễn, việc tinh gọn không chỉ giúp khơi thông nguồn lực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của đất nước mà còn góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, thù địch.