Hãy cho con được quyền thi… rớt

Mẹ không thể rải tiền, rải thảm hay hoa hồng trên đường con đi…
Mẹ không thể rải tiền, rải thảm hay hoa hồng trên đường con đi…
(PLVN) - Thế giới phẳng ngày càng rộng mở nhưng cách đánh giá về học trò, con cái dường như lại càng bó hẹp. Nhiều người từ bé đến lớn, tất cả chỉ được đánh giá, thậm chí chỉ được yêu thương dựa hết vào các điểm số, các kỳ thi, đến khi đi làm thì đánh giá vào vị trí, mức lương bao nhiêu số không…

Con được quyền thất bại!

Một chuyên gia tâm lý giáo dục kể về một em học sinh trầm cảm bởi mục tiêu điểm số, trường chuyên, lớp chọn mà phụ huynh đặt lên vai em. Trước đó, em dùng một nick ảo, đăng vào một hội nhóm như một lời cầu cứu về việc bị áp lực gần hai năm nay. Bắt đầu từ năm lớp 8 là những ngày tháng học và ôn căng thẳng của em với mục tiêu bố mẹ đặt ra phải thi đỗ vào một trường top có điểm đầu vào cao nhất nhì ở TP HCM. 

Em kể, bố mẹ mình là những người có học nhưng em phải nghe những lời lẽ gây khủng hoảng. Mẹ thường xuyên lôi hết các anh chị em đã từng học các trường điểm ra để so sánh, mẹ dùng nhiều lời lẽ chê bai, chửi bới. Còn bố thì thẳng thừng nói, thi lớp 10 mà để rớt là thứ con thất bại, chẳng làm được gì cho đời. 

Cô học trò khép kín, ít giao lưu gần một năm nay. Em lo lắng mình bị stress, có dấu hiệu trầm cảm khi đã nhiều lần nghĩ đến cái chết! Nhưng em không biết chia sẻ với ai, nếu nói sẽ bị bố mẹ chửi mắng nhiều hơn.

Bao nhiêu đứa con, bao nhiêu học trò... mang gánh nặng điểm thấp, thi rớt trên vai như một nỗi ám ảnh bởi lời trách móc từ người lớn. Có những đứa trẻ bị điểm thấp đã quỳ gối xin cô giáo nâng điểm cho mình không thì về nhà con chết với bố mẹ, có em cầm bài kiểm tra cô trả xong thì... bỏ nhà đi luôn vì sợ. Và cũng đã có những đứa trẻ chọn cái chết vì thi trượt. 

Không chỉ từ bố mẹ, các em còn chịu áp lực từ giáo viên. Có học sinh điểm thấp, thi rớt là bị giáo viên bêu trước lớp, bị chỉ trích, trách móc sao ôn rồi mà không làm được. Có học sinh, sau kỳ thi không còn dám cười đùa, nhìn thẳng vào mắt giáo viên. Vẫn còn đó, có những người thầy xem học trò thi rớt là “nỗi nhục” của mình.

Có em học sinh nọ, thi học sinh giỏi quốc gia, năm trước đạt giải Nhất, năm sau đạt giải Ba. Cô giáo vặn vẹo, trách móc làm bài kiểu gì, bố mẹ thì ê chề không dám khoe, không dám đi nhận thưởng cùng con. Trước và sau những mùa thi, nhiều phòng khám tâm thần tại các thành phố lớn quá tải. Nhưng tự hỏi, bao nhiêu em bị áp lực được đưa đi thăm khám? Và theo nhiều bác sĩ, các em không sợ thi rớt, mà đó là nỗi sợ bố mẹ, sợ thầy cô!

Biết bao nhiêu thế hệ học trò từng trải qua ám ảnh thi rớt, điều các em mong mỏi nhất là một lời động viên, chia sẻ, khích lệ từ bố mẹ, thầy cô. Có nhiều người khi đã đi làm mà trong giấc mơ vẫn vật vã với những lần đi thi không làm được bài.

Bất cứ kỳ thi nào cũng sẽ có người đỗ, người rớt, vậy mà tất cả lại gánh áp lực phải đỗ. Trước hay sau các kỳ thi, liệu có bố mẹ, thầy cô nào nói với những đứa trẻ: Con hãy cố gắng làm bài tốt nhất có thể nhưng hãy nhớ, con được quyền thi rớt. Nói như một giáo viên tại TP HCM, nhân quyền của trẻ em phải có quyền được thi rớt. Quyền này không cần chờ phải quy định bằng luật mà bằng chính trái tim, tình yêu, sự chấp nhận đứa trẻ và tư duy cởi mở của người làm cha mẹ, thầy cô. 

Mẹ - người thầy đầu tiên

PGS.TS Toán Chu Cẩm Thơ chia sẻ câu chuyện về việc lớn lên trong lòng mẹ: Tôi có câu chuyện của mình. Rằng dù người ta khen tôi thế nào, tôi được bao nhiêu giải thưởng thì mẹ tôi vẫn có điểm riêng cho tôi. Với môn Toán, mẹ cho tôi 8 điểm. Mẹ bảo tôi thường thừa ý, dài dòng. Với việc nhà, mẹ cho tôi 7 điểm. Mẹ bảo tôi chỉ là biết làm thôi, chứ làm chưa thạo, chưa đẹp. Trong cư xử, nói năng mẹ cho tôi 5 điểm. Mẹ bảo tôi nói khó nghe lắm, không biết để ý đến người khác. Có nhiều thứ mẹ cho tôi dưới điểm trung bình. 

Tôi có câu chuyện của chị bạn. Chị ấy kể rằng, con gái chị đã từng được 1, 2 điểm môn Tiếng Việt. Chị khi ấy đã là giáo viên dạy văn có tiếng. Cháu đã từng được giải Nhất quốc gia môn Văn. Ngay cả khi ấy, chị vẫn bảo, đó là của con, đâu phải của mình mà khoe. 

Lúc tôi kể với các bạn về câu chuyện của Totochan, về người mẹ đã tin tưởng con mình để tìm kiếm cho con ngôi trường mới, để con được gặp những người đánh giá đúng về con, tôi như tìm thấy rất nhiều người mẹ quanh tôi, họ đã là người thầy đầu tiên của những đứa trẻ tội nghiệp.

Nếu ai cũng chỉ nhìn thấy những điểm yếu, bất thường của chúng bằng cái thang đo rất lạnh lùng thì sẽ ra sao. Thế nên những người mẹ ấy mới là nhà nghiên cứu thực tiễn tốt nhất, đã làm được việc “thắp lên hy vọng” cho cuộc đời rất dài của con người chứ không phải là học hôm nay biết điểm ngày mai.

Tôi vẫn hay nhắc đến chuyện của mẹ Mạnh Tử. Bà chuyển nhà cho con bao nhiêu lần. Bà nghĩ nếu ở cạnh ông đồ tể thêm nữa, Mạnh Tử đã là anh bán thịt lợn cũng nên. Bà biết rằng con mình không thể chỉ có học ở nhà, học ở thầy mà còn là ở môi trường xung quanh nữa.

Câu chuyện ấy nhắc tôi lúc nào cũng nghĩ đến những ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến bọn trẻ. Vì thế, sau này tôi tiếp cận lí thuyết dạy học, tôi đặc biệt bị ảnh hưởng bởi Piaget là vì thế. Và tôi cũng cố gắng là bà mẹ biết tìm hoặc tạo ra môi trường tốt cho con mình.

Tôi cũng nhớ câu chuyện của 1 gia đình suýt tan vỡ. Tôi tư vấn hôn nhân cho họ. Người chồng không chịu nổi thói “thành tích” của vợ. Anh ấy nói, anh trở thành thằng lái xe vô điều kiện và đứa con trở thành cái nhà kho đựng chữ. Rồi thói khoe khoang. Rồi ảo tưởng vì lúc nào cũng lo nếu con trượt thì cả nhà mất hết tương lai. Anh ấy yêu cầu vợ đi chữa trị tâm lí. Và lo rằng con sẽ bị tâm thần.

Nay tôi biết thêm rằng rất nhiều bà mẹ đã xin điểm cho con. Họ lo lắng rằng người ta dùng học bạ để xét điểm. Thế nên một cuộc thi học sinh giỏi, có mẹ tạo hơn 100 nick cho con, mua đề cho con. Rồi xin cho con kiểm tra lại đến khi nào điểm cao thì thôi.

Nếu trường nào đó cho điểm nghiêm túc thì là hà khắc, là làm cho học sinh thiệt thòi. Thiệt thòi là gì? Có phải là tất cả những đứa trẻ đều bị coi là giống nhau. Cả nghìn đứa đồng loạt tài năng với 5 năm toàn 10 điểm. Là hơn 300 đứa về nhất. Và chẳng có nét gì để nhận ra chúng trong hồ sơ học tập hay sao?

Không bao giờ quay lưng lại với con

Mẹ không thể rải tiền trên đường con đi, không rải được hoa hồng hay thảm đỏ dưới chân con, càng không thể nằm ra để con bước lên cho êm chân! Mình chấp nhận con cái phải chịu những đớn đau mới có thể trưởng thành - đó là quan điểm của nhà văn Trang Hạ.

Cô bé đứng bét lớp và bị cô giáo mắng dốt như lợn nhưng người mẹ luôn khích lệ tinh thần con, nhờ vậy mà sau đó cô bé đã trở thành Tiến sĩ Harvard. Cái tên Doãn Thanh Vân đang trở thành hiện tượng của Trung Quốc bởi hành trình vươn lên từ một đứa trẻ “thất bại từ vạch xuất phát” để trở thành Tiến sĩ Harvard. Cô gái sinh năm 1990 hiện cũng đang là một luật sư nổi tiếng ở Mỹ.

Với những thành tích ấy, có lẽ không ai ngờ, Doãn Thanh Vân từng là đứa trẻ xếp cuối lớp trong suốt những năm cấp 1, cấp 2.  Cô từng bị xem là học sinh cá biệt khi luôn bị các giáo viên phê bình nhiều nhất lớp. Thậm chí có người còn mắng cô là “con lợn ngu ngốc”. 

Thế nhưng, trước những lời phàn nàn ấy, cha mẹ Thanh Vân lại luôn tìm cách an ủi, động viên cũng như khích lệ tinh thần của cô. Dù cho suốt những năm học cấp 1 cô có đứng cuối lớp, dù có “đội sổ” thì mẹ của Thanh Vân vẫn luôn động viên cô con gái của mình vì bà tin rằng, điểm số chỉ là tạm thời, thời điểm cô con gái mình là học sinh xuất sắc sắp đến và chỉ là do mình chưa nhìn thấy mà thôi.

Sau này, khi trả lời báo chí, tại sao bà lại có suy nghĩ như vậy, người phụ nữ này cho biết: “Ngay cả khi thế giới đều không lạc quan về Thanh Vân, tôi vẫn luôn sát cánh cùng cháu. Làm mẹ thì sẽ không bao giờ quay lưng lại với con mình”.

Về phần mình, Thanh Vân cho biết: “Bố mẹ chưa bao giờ đòi hỏi tôi là một người nổi bật và giỏi hơn người. Điều họ mong muốn duy nhất ở tôi là phải sống thật hạnh phúc”. Với sự tin tưởng, yêu thương và khích lệ của cha mẹ, lên cấp 3, cô gái luôn đứng cuối lớp ấy dần trở thành một học sinh xuất sắc, đúng như những gì mẹ cô dự đoán, Thanh Vân sau đó đã đạt được học bổng toàn phần tại Đại học Hong Kong.

Tốt nghiệp, Thanh Vân tiếp tục giành được học bổng và theo học Tiến sĩ Luật ở Đại học Harvard. Bởi chi phí tại Mỹ đắt đỏ, bố mẹ cô đã đi vay một triệu tệ (3,2 tỷ đồng) để con gái có thể hoàn thành được bằng tiến sĩ tại đây…

Đọc thêm

TP HCM đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh

Ảnh minh họa

(PLVN) - Để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp từ năm học 2025 - 2026. Nếu được thông qua, TP HCM là địa phương đầu tiên thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả cấp học.

Tìm lối đi cho phân luồng học nghề phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ luôn là mục tiêu của HS, phụ huynh. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, để chủ trương “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông” tại Nghị quyết số 29 sớm trở thành hiện thực, vừa qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung thêm luồng trung học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Học sinh Thủ đô và niềm vui cống hiến cho cộng đồng

Người tham gia “The Hunger Games 2024” giao các suất ăn tới CLB Thanh, thiếu niên khuyết tật vườn Hướng Dương. (Ảnh: Hanoi Food Rescue)
(PLVN) - Với lòng nhiệt huyết và trái tim đầy yêu thương, các bạn học sinh Thủ đô đã cùng nhau chung tay thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp mà còn lan tỏa niềm vui tới mọi người xung quanh, đồng thời khiến các bạn học sinh tìm thấy hạnh phúc từ chính những việc làm của mình.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.