Bác sĩ sẽ chỉ được cấp giấy phép hành nghề có thời hạn

Một người học ngành Y sẽ phát triển thành hai hướng, hoặc là nghiên cứu hoặc là KCB (Hình minh họa)
Một người học ngành Y sẽ phát triển thành hai hướng, hoặc là nghiên cứu hoặc là KCB (Hình minh họa)
(PLO) - Bộ Y tế đang tiến tới việc tổ chức thi chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ và hướng tới cấp giấy phép hành nghề có hạn định để đảm bảo các y, bác sĩ hoạt động đúng chuyên môn được đào tạo và thường xuyên cập nhật kiến thức thông qua việc thi cấp chứng chỉ thời hạn 5 năm 1 lần. 

Thông tin này được Thứ trưởng Y tế, GS.TS Lê Quang Cường chia sẻ tại Hội thảo tiến tới thi chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ đa khoa diễn ra mới đây tại Hà Nội.

Ông Cường cho biết hiện xu hướng chung trên thế giới là đào tạo nhân lực y tế theo hai hướng rõ rệt. Thứ nhất đào tạo đội ngũ y, bác sĩ chuyên làm nhiệm vụ khám chữa bệnh (KCB), và đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu (thường có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ).

Ông Cường nhấn mạnh lâu nay ở Việt Nam, nhiều cán bộ ngành Y có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ vừa nghiên cứu vừa tham gia KCB. Do đó nhân lực ngành Y chưa có điều kiện phát huy hết năng lực. Trong khi trên thế giới, xu hướng đào tạo theo phương châm “học gì làm đấy”, học để nghiên cứu sẽ có chương trình đào tạo riêng so với người học xong để KCB. Việt Nam cần thay đổi để hội nhập.

Theo Thứ trưởng Cường, mới đây Bộ Y tế đã báo cáo và được Chính phủ cho phép đổi mới chương trình đào tạo nhân lực y tế theo hai hệ thống riêng biệt. Đó là hệ thống năng lực nghiên cứu và hệ thống KCB. Như vậy, ngoài việc có học hàm từ thạc sĩ trở lên, bác sĩ được phép KCB bắt buộc phải qua đào tạo chuyên khoa và dự thi để được cấp chứng chỉ hành nghề.

Một người học ngành Y sẽ phát triển thành hai hướng, hoặc là nghiên cứu hoặc là KCB. Từ trước đến nay, bằng cấp đào tạo bác sĩ chuyên khoa chỉ được coi là sự công nhận cấp Bộ, nhưng sau này sẽ được công nhận cấp quốc gia. 

Ông Cường giải thích: “Thời gian tới sửa đổi Luật KCB, chỉ có bằng cấp chuyên khoa mới được KCB. Còn hệ thống bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ chỉ dùng trong hoạt động nghiên cứu. Ngược lại, nếu người hoạt động KCB muốn tham gia nghiên cứu thì phải có bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ”.

Bộ Y tế cũng đang tiến tới việc tổ chức thi chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ và hướng tới cấp giấy phép hành nghề có hạn định để đảm bảo các y, bác sĩ hoạt động đúng chuyên môn được đào tạo và thường xuyên cập nhật kiến thức thông qua việc thi cấp chứng chỉ có hạn định 5 năm 1 lần.

Thứ trưởng Cường khuyến cáo, nếu các cơ sở đào tạo y, bác sĩ không thay đổi chương trình tiếp cận, bản thân các y, bác sĩ không thay đổi thì với thực trạng hiện nay, tỉ lệ thi rớt chứng chỉ hành nghề sẽ không hề nhỏ.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho rằng xã hội muốn hưởng thụ chất lượng cao về nhân lực ngành Y thì cần có quy định chặt chẽ về đào tạo cán bộ đạt chuẩn năng lực nghề nghiệp. Hiện Luật KCB chưa quy định rõ yêu cầu thi cấp chứng chỉ hành nghề KCB là thiếu sót lớn.

Bà Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) thì cho biết, qua khảo sát thực tiễn chung, Việt Nam thuộc nhóm ít nước vẫn chưa tổ chức thi chứng chỉ hành nghề bác sĩ đa khoa (BSĐK). Ở phần lớn các nước, thi chứng chỉ hành nghề BSĐK là kỳ thi cấp quốc gia, mang tính chất bắt buộc. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa việc tổ chức thi chứng chỉ hành nghề BSĐK với chất lượng KCB. Những nước có tổ chức thi chứng chỉ có tỉ lệ phàn nàn của người bệnh thấp và ngược lại. Thế nhưng, Việt Nam nằm trong nhóm ít các nước không tổ chức thi chứng chỉ.

Lưu ý khi đổi mới chương trình đào tạo nhân lực ngành Y, bà Hạnh nhấn mạnh một số điểm sau: Thứ nhất, Việt Nam là một trong ít nước sử dụng cụm từ chứng chỉ hành nghề, còn các nước phần lớn sử dụng cụm từ “giấy phép hành nghề”. Theo bà Hạnh, dùng khái niệm “chứng chỉ” dễ gây ngộ nhận loại giấy tờ này được cấp một lần và không bị thu hồi. 

Thứ hai, Việt Nam lâu nay chỉ sử dụng một loại chứng chỉ hành nghề y, trong khi các nước sử dụng đa dạng chứng chỉ với từng nhóm đối tượng cụ thể. Ví dụ, chứng chỉ dành cho người nước ngoài hoạt động KCB, chứng chỉ dành cho người trong nước hay sinh viên mới ra trường. Do đó, nên quy định có nhiều loại giấy phép. 

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.