Dị nhân “cải tử hoàn sinh” cho người uống thuốc diệt cỏ

Bà Lò Thị Tiếng
Bà Lò Thị Tiếng
(PLO) - Bà Lò Thị Tiếng hay còn được gọi là bà Thâm “cỏ cháy” năm nay 52 tuổi, ngụ thôn Đắk Tân, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, Tỉnh Đắk Nông. Bà có một kỳ tài giúp hàng trăm người “cải tử hoàn sinh” về với cuộc sống đời thường vì dại dột uống thuốc diệt cỏ tự tử. Phóng viên Pháp luật và Thời đại đã tìm về tận nơi để tìm hiểu về “dị nhân” với biệt tài đáng khâm phục này.
Khắc tinh của loại thuốc kịch độc
Do chưa đủ tuổi điều khiển xe máy, em Dương Thị T. (15 tuổi, ngụ TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) cùng bạn bị cảnh sát giao thông cho dừng xe kiểm tra giấy tờ. Sợ bố mẹ la rầy nên T. nghĩ quẩn đã uống thuốc diệt cỏ Paraquat để tự tử. 
Tính mạng T ngàn cân treo sợi tóc khi các bác sĩ gần như bó tay về độ phát tán nhanh của loại thuốc diệt cỏ cực độc này. Gia đình em T. gần như rơi vào ngõ cụt  khi thấy T. nằm thoi thóp bên giường bệnh. Trong cơn thập tử nhất sinh thì người nhà của T. được mọi người mách bảo có người phụ nữ tên Lò Thị Tiếng ở thôn Đắk Tân, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, Tỉnh Đắk Nông có thể chữa trị. 
Còn nước còn tát, lần theo địa chỉ trên, bố mẹ T đưa con gái đến nhà bà Tiếng. Khi tới nhà, bà nhìn thần sắc của bệnh nhân, kiểm tra kỹ lưỡng các triệu chứng trên cơ thể rồi bà tìm cách cứu chữa. Tất cả người thân của em T. tỏ ra rất vui mừng khi bà Tiếng nói “Có thể được cứu sống!”. 
Lập tức, bà Tiếng sơ cứu và cho T uống thuốc cầm cự để độc chất không phát tán ra toàn cơ thể gây nguy hiểm. Thật kỳ diệu, chỉ gần một tuần nằm điều trị tại nhà lang y, T. gần như lấy lại được tình trạng sức khỏe bình thường và có dấu hiệu bình phục. 
Hai tuần sau đó, bà Tiếng cho T. trở về nhà kèm theo thuốc uống với những lời dặn phải kiêng cữ một số thức ăn để bệnh chóng khỏi. Không lâu sau, T. hoàn toàn trở lại bình thường trong niềm vui phấn khởi của gia đình, người thân và những người xung quanh.
Từ đó, trên địa bàn Tây Nguyên cái tên “Thâm cỏ cháy” luôn là chủ đề “hót” được người dân vùng đất đỏ truyền tụng, ca ngợi mỗi khi nhắc đến. Bà Tiếng nổi tiếng với bài thuốc lạ có thể “cải tử hoàn sinh” cho những nạn nhân vô tình hay chỉ vì giây phút bồng bột mà tìm đến thuốc diệt cỏ cực độc để kết liễu cuộc đời mình. 
Vượt cả  trăm cây số,chúng tôi tìm về nơi vị danh y này để tìm hiểu cách chữa bệnh của bà. Đến nơi khi ánh mặt trời đã dần chìm vào chân núi nhưng bà Tiếng vẫn đang tất bật chữa bệnh cho các bệnh nhân tại nhà.  
Tóp tép nhai trầu, với bộ quần áo giản dị trên người, bà cười bảo: “Không có gì là cao siêu cả, loại thuốc tôi đang sở hữu điều trị cho bệnh nhân tất cả đều thuộc những loại cây hoang dại mọc ngoài tự nhiên. Điều quan trọng là mình biết kết hợp các loại thảo dược đó lại với nhau để tạo ra một loại thuốc quý có công hiệu là được. 
Do gia đình là người dân tộc sống ở vùng núi hoang vu nên bố tôi lúc trẻ đam mê cây rừng và tìm ra các vị thuốc để có thể tự chữa bệnh cho gia đình và buôn làng. Lúc tôi mới hơn 10 tuổi, đã được bố dẫn đi hái thuốc và bày cho cách pha chế để trị nhiều bệnh khác nhau như viêm gan, dạ dày, gai cuột sống, đại tràng… từ đó ông truyền lại cho tôi những bài thuốc quý này”.
Bài thuốc đưa người về từ “cõi chết”
Nói về những loại thuốc diệt cỏ kịch độc, bà Tiếng cho biết:  “Đó có loại thuốc diệt cỏ Paraquat, là loại thuốc mà lượng chất độc phát tán cực nhanh trong cơ thể con người. Nếu không biết cách chữa trị sẽ nguy hiểm đến tính mạng. 
Thông thường những bệnh nhân đưa đến đây thường phải có ít nhất hai người thân trong gia đình để túc trực và phụ tôi cho bệnh nhân uống thuốc liên tục. Vì khoảng 10 phút là phải cho nạn nhân uống một lần thuốc và túc trực cả ngày và đêm theo dõi mới có kết quả tốt”. 
Cứ thế, trong những năm qua hễ ai vướng phải những loại thuốc độc đều tìm đến bà Tiếng để tìm cách cứu chữa. 
Về cơ duyên đưa bà Tiếng trở thành khắc tinh của loại thuốc kịch độc này, bà nhớ lại: “Vào một đêm đầu tháng 10, trời mưa như trút nước, khi gia đình tôi đang ngủ bỗng dưng có người lạ kêu cửa. Ban đầu, cũng sợ kẻ trộm, đứng bên trong nghe giọng người phụ cầu cứu, do dự một hồi lâu thì tôi mới dám mở cửa. Người gõ cửa đó là bà Hằng. Gia đình người hàng xóm ấy nài nỉ tôi sang cứu chữa đứa con trai  vì  buồn chuyện gia đình nên trót dại uống thuốc cỏ tự tử. 
Bao nhiêu năm bốc thuốc chữa bệnh nhưng tôi chưa bao giờ chữa trị ngộ độc thuốc cỏ. Nhưng thấy gia đình khóc lóc, tôi chạy qua xem sự thể ra sao. Nhìn đứa con trai bà Hằng mặt mày thâm tím, miệng sùi bọt, tay chân co giật, tôi đánh liều vận dụng kiến thức mình biết để chữa cho nạn nhân. 
Tôi cho con trai bà ấy uống 5 loại thảo dược được kết hợp lại, hai ngày sau khi dùng thuốc tình trạng sức khỏe của nạn nhân được cải thiện. Dần dà, cháu nó hồi phục, hiện nay cuộc sống ổn định không để lại biến chứng hay có biểu hiện gì”.
Với phương thuốc bí truyền của gia tộc, bà Tiếng đã đấu tranh dành lại sự sống cho hàng trăm người từ tay thần chết. Những bệnh nhân nghèo đến điều trị, bà không hề lấy bất cứ chi phí nào. “Lúc trước, tôi không biết bài thuốc này của cha tôi truyền lại là khắc tinh của thuốc trừ cỏ, nhưng mỗi lần theo bố là tôi có thể nhận dạng được công dụng của loại cây trong rừng. Trong nhà có người đau, ốm bố đều tự tay hái lá về sắc cho uống vài bữa là bệnh có dấu hiệu thuyên giảm”, bà Tiếng kể.
Xem xét gia nhập hội lương y huyện
Khẳng định về đóng góp của lương y Lò Thị Tiếng trong việc trị bệnh cứu người, nhất là người ngộ độc thuốc diệt cỏ,  ông Lăng Hồng Lân - Chủ tịch UBND xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, Tỉnh Đắk Nông nói: “Dù chưa có giấy phép hành nghề nhưng thực tế nhiều bệnh nhân uống phải thuốc diệt cỏ cháy đã được bà Tiếng chữa khỏi bằng bài thuốc bí truyền của gia đình. Tới đây,  phía Uỷ ban sẽ hướng dẫn cho bà Tiếng làm các thủ tục cần thiết gia nhập vào hội lương y của huyện, tiến hành khám chữa bệnh cứu người”.
Hy vọng với phương thuốc độc đáo này của lương y Thâm “cỏ cháy”, ngành y cần có những nghiên cứu, tìm hiểu, để phát triển nó trong việc cứu người ngộ độc thuốc diệt cỏ một cách khoa học và hiệu quả./.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.