“Thần y” đất Lân Phú và bài thuốc gia truyền 400 năm

(PLO) - Theo chân Trưởng bản Phạn Văn Quyên, chúng tôi tìm đến gia đình ông Lò Văn Chìm, người được mệnh danh là “thần y” trên đất Lân Phú. Hơn 400 năm qua, dòng họ Lò ở xã Lân Phú (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) này vẫn lưu truyền bài thuốc treo có khả năng gây tê và nối xương hiệu nghiệm. 
Người bệnh không cần uống, không cần bôi đắp mà chỉ cần treo một túi thuốc nhỏ làm từ rễ của 4 loại cây có sẵn trong vườn, treo ít ngày là lập tức khỏi bệnh...
“Thần y” Chìm đang giới thiệu về bài thuốc
“Thần y” Chìm đang giới thiệu về bài thuốc 
Bài thuốc truyền đời 
400 năm
Nhác trông vẻ bên ngoài, ông Lò Văn Chìm già dặn hơn cái tuổi 50 của mình. Cười phúc hậu, ông Chìm khiêm tốn kể: “Bài thuốc này do cụ tổ được gia đình người cha nuôi bên mường Hạ (Quan Sơn, Thanh Hóa) truyền dạy. Từ đó bài thuốc cứ thế được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cho đến nay, bài thuốc của dòng tộc đã truyền đến đời thứ 6”. 
Theo ông Chìm cho biết, bài thuốc gia truyền của gia tộc ông khá đơn giản nhưng lại chữa được nhiều bệnh khác nhau như: Đứt chân, gãy xương, bỏng, bầm giập, sưng tấy, đau bụng, đau đầu, thậm chí cả sài, đẹn ở trẻ em... 
Hỏi sâu hơn về các vị của bài thuốc, ông Chìm không ngần ngại chia sẻ: “Thuốc treo là một gói nhỏ bằng hai ngón tay, bên trong gồm rễ của 4 loại cây sẵn có trong vườn là cây ớt, cây chuối, cây đu đủ và cây slăng. Cả bốn loại rễ cây này được rửa sạch, mỗi thứ cắt lấy 9 đoạn bằng nhau dài khoảng 4cm. Sau đó được cho vào trong mảnh vải trắng, sạch, gói lại và dùng sợi vải trắng buộc thắt lại. Gói thuốc này được dùng để treo trong nhà người bệnh suốt quá trình chữa bệnh, chữa vết thương”.
Thuốc treo muốn phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả nhanh chóng thì bệnh nhân bị gãy xương, gãy tay, đau đầu, bỏng… phải bắt buộc tuân theo một quy trình bất di bất dịch. “Khi người nhà mang túi thuốc về, thuốc sẽ được di chuyển chỗ treo 3 lần, mỗi lần cách  nhau 3 ngày. Đầu tiên thuốc được treo ở chái nhà, sau đó túi thuốc sẽ chuyển vào treo ở giữa cửa chính, tiếp theo chuyển vào treo ở dây màn phía đuôi giường, và cuối cùng túi thuốc sẽ được rời lên dây màn trên đầu giường của người bệnh. Thuốc được treo cố định ở vị trí này cho đến khi nào khỏi bệnh thì tháo bỏ đi”, ông nói.
Giải thích về quy trình này, ông Chìm cho biết: “Bài thuốc nào cũng phải thích ứng dần dần với người bệnh, ban đầu để thuốc ở xa, khi người bệnh quen với vị thuốc thì mới được di dời đến gần, và mỗi lần dịch chuyển vị trí gói thuốc đến gần người bệnh thì sẽ gây ra cảm giác đau tăng lên trong khoảng 5 đến 10 phút tại vùng chữa trị. Điều này cũng giống như khi bác sĩ tăng liều lượng thuốc trong điều trị bệnh”. 
Để túi thuốc treo phát huy tác dụng một cách tốt nhất, ông dùng kết hợp với một chai rượu thuốc. “Chai rượu thuốc này là rượu gạo nguyên chất, ngâm nghệ hoặc gừng trong 1 tháng. Rượu được dùng để bôi vào vùng vết thương hở, bôi ngoài da vùng bị sưng tấy, hoặc chỗ vết gãy xương mỗi ngày 3 đến 4 lần, mỗi lần cánh nhau 5 giờ. Rượu gừng có khả năng sát trùng, giúp làm tan các vết máu tụ, bầm tím, làm giãn nở các cơ, giúp vết thương khô và khỏi nhanh chóng. Còn rượu nghệ sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo các tế bào mới” – ông Chìm lý giải về công hiệu của bài thuốc. 
Khả năng chữa bệnh, chữa vết thương của thuốc treo rất hiệu nghiệm, “chỉ cần treo thuốc và dùng rượu thuốc để rửa vết thương, ở những vùng da hở sẽ nhanh chóng được tái tạo tế bao mới, làm khô và se vết thương lại. Với trường hợp người bị gãy xương, các vị thuốc sẽ ngấm vào bên trong kích thích xương phát triển và nhanh liền lại”, ông phân tích. 
Điều kỳ diệu của bài thuốc khiến nhiều người tìm đến “thần y” là ở chỗ bài thuốc có khả năng “gây tê” cực kỳ hiệu quả. “Tất cả những vết thương ngoài da như bỏng, đứt chân tay, rồi gãy xương dù nặng đến đâu nhưng sau khi treo gói thuốc, cảm giác đau, nhức sẽ mất ngay tức thì, bởi trong thành phần của rễ cây thuốc có tác dụng giảm đau như thuốc gây tê”, ông Chìm cười tự hào. 
Trong cả quá trình điều trị chỉ cần một gói thuốc duy nhất, dùng một lần duy nhất và chỉ có thể cho một người duy nhất. Hơn nữa, thuốc lại vô hại với những người xung quanh.
Chỉ cần 1 túi thuốc treo 3 nơi là khỏi bệnh
Chỉ cần 1 túi thuốc treo 3 nơi là khỏi bệnh 
Bác sĩ, công an cũng đến 
xin thuốc (?!)
Suốt 11 năm làm phúc cứu người, tận tâm, tận tình hết lòng vì người bệnh, thế nhưng ông chưa bao giờ đòi hỏi một đồng tiền công nào. Chính “thần y” Chìm không nhớ nổi đã điều trị cho bao nhiêu ca bệnh. Ông cười lắc đầu bảo: “Nhớ làm sao được, từ năm 1992 tới giờ sơ sơ cũng mấy nghìn người, hơn nữa lấy thuốc cứu người làm phúc nên cũng chẳng ghi tên tuổi, địa chỉ của ai. Người nào đau, bệnh đến xin thì mình lấy thuốc chứ đâu phải bán lấy tiền mà tính thang, tính gói”. 
Cũng bởi thế, ở khắp cái xã nghèo này, hễ có ai đau, bệnh người ta lại tìm đến ông cầu cứu. Gia đình ông được người dân mệnh danh là “bệnh viện” của người nghèo. Tiếng lành đồn xa, ngày càng nhiều người biết và tìm đến ông xin thuốc. Không chỉ người trong thôn bản hay các xã lân cận mà tận các huyện khác, tỉnh khác cũng tìm đến ông nhờ vả. 
“Trong bản Buốc, gần như cả 100% gia đình đều đã dùng phương thuốc này. Có nhiều người bị rất nặng nhưng ông Chìm không đòi một đồng tiền công” - ông Phạm Văn Quyên, Trưởng bản Buốc khẳng định. 
Rồi ông Quyên kể tên từng người trong bản đã từng được ông Chìm tận tâm cứu chữa miễn phí. Chẳng hạn như ông Hà Văn Thơm, năm nay 50 tuổi, người cùng bản với ông Chìm. Người đàn ông có mái tóc bạc phơ kể lại, tháng 10 năm 2006, trong một lần đi rừng kéo gỗ, khi đang xuống dốc cây gỗ bị tuột móc lao ầm ầm, xuống đâm vào chân ông làm rách nhiều mảng thịt lớn ở ống chân, còn phần xương thì giập nát khiến bàn chân treo lủng lắng. Mặc dù những người đi cùng đã mang xuống viện cấp cứu nhưng bệnh viện lắc đầu, bảo phải mang xuống tỉnh để mổ và sắp xếp lại xương. 
Vì gia đình nghèo, không có điều kiện nên đành mang ông quay về, vợ ông là bà Vi Thị Tẳn liền cõng ông Thơm đến nhờ ông Chìm cứu giúp. “Đang là mùa đông, vết thương lại phạm, xương thì gẫy nát, ông ấy cứ khóc rưng rức suốt đêm, cả nhà chẳng ai ngủ được. Thế mà xin thuốc về treo là hết đau luôn, đêm nào cũng ngủ ngon. Chưa đầy 2 tháng đã tự chống gậy đi lại được, tết ông ấy đi lại được bình thường không cần ai phải dìu, may nhờ có gói thuốc, chứ không khéo thành tật rồi” - bà Vi Thị Tẳn vui mừng nhớ lại. Để khẳng định điều vợ mình nói là đúng, ông kéo ống quần lên, để lộ những vết xẹo lồi lõm lớn ở cẳng chân do lần gặp nạn để lại. 
Anh Phạm Văn Quý (em trai ông Trưởng bản) đi rừng chặt nứa bị người ta lao cây nứa từ trên núi xuống cắm vào vai khiến toàn bộ vùng da thịt cánh tay và bả vai đứt lìa, còn trơ xương. Sau khi “treo bùa” được 5 tuần thì vết thương đã khô và lành hẳn. Hiện giờ trên vai anh vẫn còn  một vết sẹo rất lớn. Anh cười bảo: “Ông ấy là thần y đấy, chữa bệnh siêu lắm, mà không đòi hỏi tiền công bao giờ”.
Mới đây nhất là anh Vi Văn Ngân, 19 tuổi, bị tai nạn giao thông khiến xương bàn chân bị gẫy, cả chân trái sưng to, có dấu hiệu hoại tử. Khi xuống bệnh viện, bác sĩ mổ trích hết dịch ở bắp chân nhưng vẫn không thấy khá hơn, sau đó được chỉ định chuyển xuống tỉnh để tháo khớp gối để bảo toàn tính mạng do các ngón chân đã hoại tử, ăn mòn đến bàn chân. 
Thương con, nhưng vì quá nghèo khó, mẹ Ngân là bà Vi Thị Trai đành xin cho con về lấy thuốc ở bản, bởi trong một lần gẫy chân bà đã từng xin thuốc thầy Chìm. Lạ thay, khi treo thuốc được 1 tuần, bàn chân Ngân đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngoài mong đợi của gia đình. 
Thậm chí cả bác sĩ, công an ở tận dưới phố huyện cũng tìm đến ông Chìm xin thuốc. Trước đây, ông Lê Minh Truyền, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Lang Chánh bị tai nạn gẫy chân, sau khi bó bột, ông Truyền nhờ một người anh em ở cùng bản với ông Chìm xin hộ gói thuốc về treo kết hợp đông và tây y cho xương nhanh lành và giảm đau. Sau khi khỏi bệnh, chính ông Truyền đã lặn lội từ phố huyện lên nhà ông Chìm cảm ơn.
Anh Vi Văn Ngân bị thương ở chân được ông Chìm chữa khỏi nhờ túi thuốc treo
Anh Vi Văn Ngân bị thương ở chân
được ông Chìm chữa khỏi nhờ túi thuốc treo 
Đau đáu tìm truyền nhân
Mặc dù được nhiều người tôn là “thần y” nhưng ông Chìm luôn khiêm tốn. Ông thở dài lo lắng tâm sự rằng, đây là phương thuốc dễ học, thế nhưng hiện nay cả xã chỉ có hai người biết về bài thuốc này là ông Chìm và người em trai tên là Lò Văn Huân. Việc tìm người để truyền dạy bài thuốc rất khó, bởi tiêu chuẩn cũng rất khắt khe. Nếu như người trong nghề chẳng may phạm vào những điều cấm kỵ sẽ rất nguy hiểm đến người bệnh.
Ông cho hay, bài thuốc này vốn là thuốc gia truyền, từ trước đến nay không truyền cho người ngoại tộc. Đến cả vợ cũng không thể truyền nghề, bởi vợ không mang họ nhà chồng. Còn con cái (kể cả con nuôi) khi muốn học được nghề trước tiên phải hiền lành, có tư chất đạo đức tốt, không độc miệng (chửi thề, nói tục), không có dã tâm, không ham tiền, ham lợi thì mới có thể học nghề, hơn nữa, người đời sau chỉ được phép lấy thuốc để chữa bệnh khi người cha qua đời.
Biết trước về luật tục của bài thuốc khắt khe là vậy nhưng ông Chìm chấp nhận và phá bỏ tục ấy. Ông truyền nghề cho vợ và con cái trong gia đình để khi ông vắng nhà, tất cả mọi người đều có thể bốc thuốc.
 Mặc dù bài thuốc huyền bí độc nhất vô nhị này cho đến nay vẫn chưa có lời giải, thế nhưng sự tồn tại lâu đời cũng như hiệu quả chữa bệnh của bài thuốc thì đã được nhiều người khẳng định. Tấm lòng của lương y Chìm thật đáng trân trọng và đáng để cơ quan chức năng vào cuộc xem xét, nghiên cứu về bài thuốc.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.