7 chiếc lá bí truyền chuyên trị rắn độc cắn

Hơn 20 năm nay, với phương thuốc gia truyền chuyên chữa rắn độc cắn chỉ bằng vài lá cây rừng mọc hoang dại ngoài tự nhiên, anh Hoàng Văn Châu (40 tuổi, ngụ xóm 2, xã Hồng Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) đã cứu sống rất nhiều người thoát khỏi "thần chết".

Hơn 20 năm nay, với phương thuốc gia truyền chuyên chữa rắn độc cắn chỉ bằng vài lá cây rừng mọc hoang dại ngoài tự nhiên, anh Hoàng Văn Châu (40 tuổi, ngụ xóm 2, xã Hồng Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) đã cứu sống rất nhiều người thoát khỏi "thần chết".

Anh Hoàng Văn Châu
Anh Hoàng Văn Châu

Cuộc gặp gỡ định mệnh

Có mặt tại xã Hồng Sơn vào một ngày cuối tháng 9/2012, theo con đường làng quanh co đầy ổ gà, sau mấy lần hỏi đường, cuối cùng khách cũng tìm đến được ngôi nhà nhỏ của “thần y” Châu.

Không chút e dè giữ bí mật về bài thuốc gia truyền chữa rắn độc cắn hiệu nghiệm đã có từ 3 đời nay, anh Châu thoải mái bộc bạch tâm sự: “Trước đây, ông nội tôi là một nông dân không hề biết gì về nghề bốc thuốc. Nhưng một hôm, có một người dân tộc thiểu số xin vào ở nhờ nhà ông nội tôi vài bữa. Sau đó, người khách này đã được gia đình đón tiếp nồng hậu, lo lắng ân cần chu đáo. Có lẽ vì cảm động trước lòng hiếu khách, tốt bụng của ông nội tôi nên trước khi từ biệt, người khách lỡ đường này đã dẫn ông vào rừng và chỉ cho bài thuốc chữa rắn cắn này”.

Sau khi truyền xong bài thuốc lạ, người khách lạ này không một lần quay trở lại nhưng bài thuốc này đã được ông nội của anh Châu dùng để chữa rắn cắn cho rất nhiều người dân. Và kỳ lạ thay, chỉ với 7 loại cây lá rừng đơn giản mà bài thuốc này lại có thể cứu sống cho cả những người đã bị nọc rắn làm cho lâm vào tình trạng “thập tử nhất sinh”.

Cũng theo anh Châu, loại cây rừng này chỉ dễ kiếm vào mùa Xuân và mùa Thu, còn nếu mùa Hè, do thời tiết nắng nóng, khô hạn nên những cây rừng trở nên rất khan hiếm, vì thế người hái thuốc thường phải vào rừng từ sáng sớm, có khi đến tối mịt mới về đến nhà.

Trước khi ông nội anh Châu mất, cha của anh Châu là người duy nhất được truyền lại phương thuốc quý này. Và đến sau này, trong gia đình có 7 người con thì chỉ một mình anh Châu là người kế thừa được phương thuốc, dù 6 người còn lại cũng được cha truyền cho cách lấy thuốc nhưng không một ai thành công.

Nói về bài thuốc gia truyền của vị “thần y chân đất” Hoàng Văn Châu, ông Lý (45 tuổi, ngụ xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương) chia sẻ: “Bài thuốc của gia đình anh Châu đã cứu sống rất nhiều người dân trong làng. Chúng tôi ai cũng biết biệt tài của anh Châu và gọi anh ấy là khắc tinh của các loài rắn độc”.

Hơn 20 năm, cứu trăm mạng người

Nhớ lại những ngày đầu theo chân cha học nghề bốc thuốc cứu người, anh Châu bồi hồi tâm sự rằng lúc nhỏ anh đã theo cha đi hái thuốc nhưng không hề để tâm. Đến năm 18 tuổi, anh mới chính thức bắt đầu học làm người thầy thuốc. Anh Châu chia sẻ: “Khi mới bắt đầu lấy thuốc, tôi cũng thấy khó khăn lắm, giữa rừng đủ các loại cây như vậy, việc phân biệt cây thuốc, cây độc là rất khó khăn bởi nếu chỉ nhìn qua thì chúng rất giống nhau”.

Sau này, phải mất cả năm ròng chuyên tâm theo cha đi khắp các cánh rừng, anh Châu mới nhớ và phân biệt được các loại cây một cách thành thạo nhất. Mặc dù vậy, khi đã nhận biết được các loại lá cây để làm thuốc thì anh Châu cũng chưa dám chữa bệnh, bởi nhỡ xảy ra sơ suất có thể dẫn đến mất mạng người như chơi. Vì vậy, hàng ngày anh Châu vẫn chỉ giúp cha làm các việc vặt khi ông chữa bệnh cho mọi người để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm.

Cho đến một hôm, cha anh Châu có việc đi vắng, nhà chỉ còn mình anh và một người chị nữa đang dọn dẹp trong nhà thì chợt thấy ngoài ngõ mọi người chạy rầm rập. Khi anh Châu còn đang ngơ ngác chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì đoàn người đó đã vào tận sân nhà anh. Đâu đó tiếng khóc lóc, nỉ non, khi anh Châu chạy ra xem thì mới biết có một người đàn ông ở xã Bồi Sơn trong lúc đi làm rừng bị rắn hổ chì cắn. “Khi sang đến nhà tôi, cơ thể ông ấy đã thâm tím, miệng ngậm cứng rồi”, anh Châu hồi tưởng.

Lúc đó anh Châu lo lắng lắng vì “cứu người như cứu hỏa” trong khi cha anh lại vắng nhà còn bản thân anh lại chưa từng trực tiếp cứu chữa cho ai. “Lúc đầu tôi không dám đứng ra nhận lời chữa, nhưng thấy người thân của người đàn ông đó cứ van xin mãi nên tôi cũng làm liều. Tôi đem đủ 7 thứ lá mà cha vẫn hái nghiền ra rồi lấy nước dùng thìa cạy miệng ông ấy đổ thuốc vào. Sau khi cho người bệnh uống thuốc xong, tôi lo lắm sợ nhỡ có chuyện xảy ra thì mình có lỗi nên đã giục gia đình họ đưa xuống bệnh viện để tiếp tục chữa trị”, anh Châu kể.

Thế nhưng, khi được người nhà cáng chạy khỏi nhà anh Châu được chừng 2km thì người đàn ông đó bỗng dưng cựa quậy chân tay và dần hồi tỉnh. Gần 10 ngày sau, khi đã khỏi bệnh, bệnh nhân này mới đem tiền thuốc và lễ vật sang cảm ơn. Đến lúc này anh Châu mới biết ông ta vẫn còn sống, đồng nghĩa với việc mình đã cứu người thành công. Nhận lễ vật là mấy món quà quê, cha của anh Châu khi nghe xong câu chuyện đã mỉm cười và hoàn toàn yên tâm giao phó việc chữa bệnh cho anh.

Năm đó, anh Châu mới 18 tuổi và hơn 20 năm nay anh vẫn âm thầm lấy thuốc chữa bệnh cho mọi người. Theo anh Châu, cách sử dụng thuốc cũng rất đơn giản, không cần sao hay sắc, chỉ cần giã nát nắm thuốc đó ra rồi gạn lấy nước uống. Trung bình 3 tiếng nên uống một lần cho độc rút, dần dần uống đến khi độc rút hẳn là được. Tuy nhiên, với những bệnh nhân để nọc độc của rắn đã ngấm sâu vào máu thì rất khó chữa.

“Bác sĩ” của nhân dân

Dù không có một bảng hiệu hay sự chỉ dẫn nào về việc anh Châu có thể chữa khỏi độc tố của con rắn, nhưng giờ đây với người dân trong làng khi nhắc đến anh Châu lấy thuốc rắn cắn thì ai cũng phải khâm phục và tôn kính. Ông Nguyễn Quốc Du (50 tuổi) sống gần nhà anh Châu và cũng từng bị rắn đen trắng cắn chia sẻ: “Không hiểu bài thuốc đó có gì mà kỳ lạ thế, người nhẹ chỉ cần uống 3-5 thang là khỏi, còn người nặng thì cần đến 7 thang là dứt. Bản thân tôi cũng từng bị rắn cắn và cũng được anh Châu chữa khỏi bằng các loại cây rừng đó”.

Nhưng cũng như đời ông cha mình, dù nay có được bài thuốc chữa bệnh gia truyền nhưng anh Châu lại không sử dụng bài thuốc này làm kế mưu sinh, mà hàng ngày anh vẫn cùng vợ cày cấy, làm nông nghiệp để nuôi các con. Khi nào có người bị rắn cắn, họ cần đến thuốc giải thì anh lại sẵn sàng giúp đỡ, mỗi lần lấy thuốc, anh thu 200.000 đồng/người, số tiền ít ỏi đó so với việc nằm ngoài bệnh viện thì chẳng đáng là bao, nhưng hiệu quả lại rất tốt.

Chỉ bằng mấy thứ lá cây rừng, anh Châu đã hoàn toàn chế ngự được độc tố của các loại rắn độc, đây là một trong nhưng niềm tự hào không chỉ của gia đình anh Châu mà của người dân nơi đây bởi họ đã chứng minh được một điều trong tự nhiên còn rất nhiều điều hữu ích cho cuộc sống của người dân. Trước khi chia tay khách, anh Châu nói rằng sẽ cố gắng giữ gìn bài thuốc để giúp đỡ được nhiều người hơn.

Trịnh Thành - Văn Minh

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.